So sánh điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Sơ bộ

THI HỌC KỲ II LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [112 KB, 4 trang ]

ĐỀ THI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 – 2009
Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12 [ chương trình nâng cao]
Thời gian: 60 phút [không kể thời gian giao đề ]
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
Câu 1 [ 2 điểm]:
Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ [ 6/3/1946] với Hiệp
định Giơnevơ [ 21/7/1954] để thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại
giao?
Câu 2 [ 3 điểm]:
So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” [ 1961 - 1965] và “Chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
Việt Nam?
Câu 3 [ 3 điểm ]:
Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước [ 1954 - 1975]?
Câu 4 [ 2 điểm]:
Sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền
Bắc – Nam có thuận lợi và khó khăn gì?
……………… Hết ………………..

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12 [ chương trình nâng cao]


Câu 1 [ 2 điểm]:
Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định sơ bộ [ 6/3/1946] với Hiệp
định Giơnevơ [ 21/7/1954] để thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại
giao?
Nội dung Thang
điểm
- Hiệp định sơ bộ [ 6/3/1946], chính phủ Pháp công nhận nước ta


là một quốc gia tự do, nằm trong liên hiệp Pháp và trong liên
bang Đông Dương.
- Hiệp định Giơ ne vơ [ 21/7/1954], Pháp và các nước tham dự
hội nghị cam kết tôn trong độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương.
- Trong lúc kí Hiệp định sơ bộ ta còn yến hơn định nên ta phải
chấp nhận những điều khoản nhân nhượng cho chúng. Đây là
sách lược mềm dảo để phân hoá kẻ thù.
- Trong khi kí hiệp định Giơ ne vơ ta đã giành được thắng lợi
quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của Pháp ở
Đông Dương.
- So với Hiệp định sơ bộ, Hiệp định Giơ ne vơ là một bước tiến
vượt bậc trong đấu tranh ngoại giao của ta.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2 [ 3 điểm]:
So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” [ 1961 - 1965] và “Chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
Việt Nam?
Chiến
lược
Chiến tranh đặc biệt
1961-1965
Chiến tranh cục bộ 1965-1968 Thang
điểm
Điểm
khác

nhau
- Tiến hành bằng quân
đội Sài gòn , dưới sự
chỉ huy bằng cố vấn
Mỹ ; vũ khí ;trang bị
kỹ thuật , phương tiện
của Mỹ .
- Âm mưu cơ bản
“Dùng người Việt
đánh người Việt”
- “Ấp chiến lược” là
quốc sách.
- Tiến hành chỉ ở miền
Nam VN
- Tiến hành bằng lực lượng quân
Mỹ , quân Đồng minh, quân Sai
gòn ,Quân Mỹ giữ vai trò quan
trọng .
- Âm mưu: Áp đảo quân chủ lực
của ta, giành lại thế chủ động trên
chiến trường.
- Tiến hành ở hai miền: bằng các
cuộc hành quân tìm diệt và bình
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
-Quy mô tương đối
nhỏ hơn
định ở miền Nam , và mở rộng

chiến tranh phá hoại miền Bắc .
- Qui mô :lớn và ác liệt hơn nhiều 0,5 đ
Điểm
giống
nhau
Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của
Mỹ , nhằm biến miền Nam VN thành thuộc địa kiểu
mới của Mỹ .
0,75 đ
Câu 3 [ 3 điểm ]:
Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước [ 1954 - 1975]?
Nội dung Điểm
1. Nguyên nhân thắng lợi :
- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc
lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp
đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù,
chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.
- Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến
đấu ở hai miền.
- Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông
Dương.
- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa
bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các
nước xã hội chủ nghĩa khác.
- Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam của Mỹ.
2. Ý nghĩa :

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945,
chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến
ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống
nhất đất nước.
- Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập,
thống nhất, đi lên CNXH.
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong
trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
- Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên
Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang
chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam.Có tầm quan
trọng quốc tế, có tính thời đại sâu sắc.
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4 [ 2 điểm]:
Sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền
Bắc – Nam có thuận lợi và khó khăn gì?
Nội dung Điểm
* Thuận lợi:
- Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước bước vào kỉ
nguyên độc lập thống nhất và cả nước đi lên CNXH

* Khó khăn:
- Miền Bắc: Bị chiến tranh tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối
với miền Bắc.
-Miến Nam:
+ Chính trị: Chính quyền Sài Gòn ở địa phương vẫn còn tồn tại.
+ Kinh tế: Bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nông nghiệp lạc hậu,
sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào
viện trợ từ bên ngoài.
+ Chất độc hóa học và bom mìn còn bị vùi lấp nhiều nơi, số
người thất nghiệp lên tới hàng triệu người...
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ

……………… Hết ………………..

✅ So sánh hiệp định sơ bộ , hiệp định Giơnevơ và hiệp định Pari

Bài 5 trang 122 SBT sử 12

Quảng cáo

Đề bài

Hãy so sánh những điểm giống và khác nhau trên ba mặt: Hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử giữa Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

a] Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định

* Hoàn cảnh kí kết:

* Nội dung cơ bản:

* Ỷ nghĩa lịch sử:

b] Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định

Hiệp định Giơnevơ 1954

Hiệp định Pari 1973

..............

..............

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục II.Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Namvà mục I.Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

Lời giải chi tiết

So sánh Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam

a] Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định

* Hoàn cảnh kí kết: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có những trận chiến quyết định là trận Điện Biên Phủ năm 1954 và Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

* Nội dung cơ bản:

- Đều buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

- Đều đưa đến việc đế quốc phải rút quân về nước.

* Ỷ nghĩa lịch sử:

- Đều là sự phản ánh, ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường của quân và dân ta.

- Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, là cơ sở pháp lí cho độc lập dân tộc.

b] Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định

Hiệp định Giơnevơ 1954

Hiệp định Pari 1973

* Hoàn cảnh kí kết:

- Là hội nghị quốc tế có sự chi phối của các nước lớn như Nga, Mĩ.

- Thành phần tham dự gồm 4 bên nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kì => Hoàn cảnh kí kết có lợi so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.

* Nội dung cơ bản:

- Quy định vị trí đóng quân: Quy định ở Việt Nam được chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt. Hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Quy định thời gian rút quân: Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam sau 300 ngày và Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.

- Quy định vị trí đóng quân: Không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Tình hình sau Hiệp định có lợi cho ta.

- Quy định thời gian rút quân: Mĩ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi kí Hiệp định. Vì vậy, điều kiện phá hoại cách mạng của Mĩ bị hạn chế.

* Ỷ nghĩa lịch sử:

- Phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường, saukhi kí hiệp định ta vẫn phải đấu tranh chống Mĩ xâm lược, thắng lợi không toàn diện, chưa giành được toàn diện các mặt độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn diện lãnh thổ.

- Phản ánh đầy đủ thắng lợi trên chiến trường, giành được độc lập , chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ, là đỉnh cao trong đấu tranh ngoại giao của ta.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Bài 4 trang 122 SBT sử 12

    Giải bài 4 trang 122 sách bài tập Lịch sử 12. Trình bày ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

  • Bài 3 trang 121 SBT sử 12

    Giải bài 3 trang 121 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh chiến lược "Chiến tranh cục bộ và "Việt Nam hoá chiến tranh"

  • Bài 2 trang 121 SBT sử 12

    Giải bài 2 trang 121 sách bài tập Lịch sử 12. So sánh chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Chiến tranh đặc biệt"

  • Bài 1 trang 117 SBT sử 12

    Giải bài 1 trang 117 sách bài tập Lịch sử 12. Hãy khoanh tròn chữ cái truớc ý đúng

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề