So sánh long chau va pharmacity

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, Long Châu vươn lên đứng đầu về quy mô nhà thuốc trong khi An Khang dừng mở mới và Pharmacity cơ cấu lại chuỗi cửa hàng.

An Khang đang dừng mở mới, Pharmacity cơ cấu lại chuỗi cửa hàng, còn Long Châu vươn lên đứng đầu về quy mô nhà thuốc.

Cuộc đua mở rộng sự hiện diện của 3 chuỗi nhà thuốc hàng đầu thị trường Việt Nam - Pharmacity, An Khang, Long Châu - bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt từ quý cuối năm ngoái. Đến hết tháng 8/2022, Pharmacity vẫn là chuỗi có nhiều nhà thuốc nhất, với khoảng 1.100 cơ sở, tăng hơn 200 so với đầu năm.

Nhưng sau đó, Pharmacity đóng cửa nhiều cơ sở và hiện đã mất vị trí đứng đầu thị trường về quy mô vào tay Long Châu. Hiện Pharmacity còn 936 nhà thuốc, trong khi Long Châu có 976. Theo sau 2 ông lớn này là chuỗi An Khang của Thế Giới Di Động với 504 nhà thuốc.

Động thái đảo chiều của Pharmacity đến ngay sau khi ông lớn này có những thay đổi ở thượng tầng là nhà sáng lập Chris Blank rời vị trí tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật vì lý do sức khỏe, theo công bố của doanh nghiệp. Trước đây, cựu lãnh đạo này tham vọng đến năm 2025, Pharmacity có 5.000 cửa hàng để một nửa người dân Việt Nam có thể tiếp cận chỉ trong vòng 10 phút lái xe.

Thay thế Chris Blank tại vị trí đại diện pháp luật là ông Nguyễn Như Nam, quản lý đầu tư của quỹ Hàn Quốc SK Group. Đến tháng 9/2022, Pharmacity bổ nhiệm bà Trần Tuệ Tri, người từng có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng làm tổng giám đốc.

Nhà thuốc Long Châu tại một ví trí có hai mặt tiền ở Đội Cấn, Hà Nội, còn đối diện là cở sở của Pharmacity tháng 2/2023. Ảnh: Anh Tú

Dưới sự điều hành của đội ngũ lãnh đạo mới, Pharmacity đã thực hiện chiến lược đổi mới, trong đó có tái cơ cấu hệ thống. Công ty đã đóng những cửa hàng kém hiệu quả, mở mới ở những vị trí chiến lược hơn sau khi nhận thấy thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi sau đại dịch.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, người đứng đầu chuỗi nhà thuốc An Khang cũng đánh giá "thị trường đã rõ ràng có những thay đổi trong quý IV/2022" khi chia sẻ với nhà đầu tư mới đây. Điều này khiến doanh nghiệp phải có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Ba quý đầu năm 2022, chuỗi nhà thuốc của Thế Giới Di Dộng ồ ạt mở rộng quy mô với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn hai đối thủ đi trước, từ 178 lên 529 cửa hàng [gấp gần 3 lần] tính đến ngày 30/9. Tuy nhiên, hết năm ngoái, số cửa hàng giảm xuống còn 500 và hiện tại là 504.

"So với mục tiêu có 800 cửa hàng trước đây, việc chậm lại một nhịp giúp chúng tôi củng cố lại mọi thứ, tìm cơ hội để gia tăng thêm doanh thu cho An Khang trong thời gian tới. Hiện tại, 500 cửa hàng đã đủ lớn trên thị trường", ông Hiểu Em nói.

Với Pharmacity, năm nay doanh nghiệp này vẫn tiếp tục cân đối lại mặt bằng để đảm bảo các nhà thuốc hiện diện ở các vị trí thực sự chiến lược. Đồng thời, Pharmacity cũng sẽ tập trung vào việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tối ưu hoá chi phí hoạt động. Ở thời CEO cũ, dưới sự hậu thuẫn của công ty mẹ và các quỹ đầu tư, Pharmacity vẫn lỗ giai đoạn 2016 - 2020.

Trong khi đó, Thế Giới Di Dộng cho biết năm nay sẽ dừng mở thêm nhà thuốc An Khang, tập trung giữ những cửa hàng có biên lợi nhuận dương. Đồng thời, công ty này cũng đặt mục tiêu tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chặt chi phí vận hành để giảm lỗ và đưa về điểm hoà vốn cho toàn chuỗi. Năm 2022, An Khang thu hơn 1.500 tỷ đồng, đóng góp 1,1% vào tổng doanh thu của Thế Giới Di Dộng.

Dù hai đối thủ trên chững lại trong quý IV, Long Châu vẫn duy trì chiến lược bành trướng xuyên suốt năm 2022 khi có thêm gần 540 nhà thuốc, vượt xa kế hoạch mở mới cả năm. Hiện tại, nhà thuốc của FPT Retail đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố với 976 điểm bán hàng. Trong đó, TP HCM nhiều nhất gần 200 cửa hàng, Hà Nội hơn 100 cửa hàng. Từ sau Tết đến nay, Long Châu vẫn có những ngày mở thêm vài cơ sở ở nhiều địa phương.

Theo đại diện FPT Retail, công ty tiếp tục xác định Long Châu là động lực tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới khi dự kiến mở 400-500 cửa hàng trong năm 2023.

Thực tế, năm 2021, phần lớn doanh thu của FPT Retail vẫn đến từ chuỗi FPT Shop khi Long Châu chỉ đóng góp 18% và số cửa hàng cũng thấp hơn. Nhưng năm ngoái, nhà thuốc đã chiếm 32% trên tổng doanh thu và hiện tại Long Châu cũng nhiều hơn FPT Shop khoảng trên 190 cửa hàng.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, FPT Retail ghi nhận doanh thu gần 9.600 tỷ đồng từ chuỗi 937 nhà thuốc Long Châu. Như vậy, bình quân mỗi cửa hàng Long Châu thu hơn 10 tỷ đồng, tương đương trên 850 triệu đồng mỗi tháng.

Các ông lớn của thị trường dược phẩm Việt Nam đều đồng ý rằng: Tương lai gần, mở rộng điểm bán chính là thời điểm thích hợp khi thị trường dược phẩm đang “tăng nhiệt” dữ dội.

  • Nhà thuốc đầu tiên được Bộ Y Tế cho phép bán thuốc điều trị Covid-19
  • Thế Giới Di Động chào đón “con cưng” mới của mình: TopZone

FPT “bỏ” điện thoại, tập trung cho Long Châu

Số liệu từ Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT [FPT Retail] nằm 2021 cho thấy, doanh thu chuỗi nhà thuốc Long Châu là 3.977 tỷ đồng và báo lãi 4.9 tỉ đồng lần đầu tiên sau 2 năm 2019-2020 báo lỗ khoảng 158 tỉ đồng.

Tuy lợi nhuận khiêm tốn nhưng FPT Retail cho biết, chuỗi nhà thuốc Long Châu đã tìm được công thức kinh doanh thành công mới với 400 điểm bán tính đến cuối năm 2021 và tăng so với đầu năm 200 nhà thuốc. Trong đó, gần 100 điểm bán mới của Long Châu được khai trương riêng quý 4/2021.

Về phía doanh nghiệp, điện thoại được đánh giá là thị trường đang bị bão hòa nên công ty đang dốc sức cho Long Châu bởi dược phẩm đang rất tiềm năng cho phát triển dài hạn. FPT Retail cũng rất tin tưởng vào sự “bùng nổ” của Long Châu trong ngành dược tương lai gần nhất.

Theo đó, năm 2022 Long Châu sẽ “bành trướng” khắp 63 tỉnh thành cả nước và mở thêm ít nhất 30 nhà thuốc [dự kiến], nâng tổng số điểm bán lên tầm 700-800 cửa hàng đến cuối năm 2022. Cơ sở hạ tầng và logistic cũng sẽ được công ty đầu tư song song nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng số lượng điểm bán và tối ưu hàng hóa.

Trong năm này, Long Châu tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh khoảng 50 sản phẩm nhãn riêng nhằm gia tăng sự đa dạng về mẫu mã và giá thành cạnh tranh nhất cho khách hàng.

An Khang: Đối thủ Long Châu cũng tuyên bố đánh chiếm thị trường

Được xem là đối thủ nặng ký trên thị trường ngành dược, An Khang của Thế giới di dộng cũng sẵn sàng tuyên bố tham gia vào “cuộc chiến” khố liệt này.

Cuối năm 2021, Thế giới di động đã chính thức nâng tỷ lệ sở hữu An Khang lên 100% và “tổng nguồn lực” phát triển mảng dược này. “Sau mấy đợt dịch bùng phát, dược phẩm đang trở nên phát triển tốt hơn. Ngành thuốc trước đây đơn thuần chỉ bán thuốc để chữa bệnh là chính, nhưng hiện tại còn thêm thuốc bổ, thực phẩm chức năng tăng trưởng “ngon lành”.

Tất cả những sự thay đổi trên cho thấy Việt Nam đang có những bước dịch chuyển đầu tiên từ “đau đâu chữa đó” sang ‘prevent” [tạm dịch: bảo vệ sức khỏe] tương tự như các nước phát triển trên thế giới. thực phẩm chức năng, các loại thuốc bổ trợ sức khỏe, vitamin bán tại các nước này rất chạy”, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài nhận định.

Ảnh: Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động [MWG]

Vị CEO này cũng đánh giá, lúc này chính là “thời cơ chín mùi” để tăng trưởng mô hình chuỗi nhà thuốc kiếm lợi nhuận và khẳng định sẽ không mở cùng Bách Hóa Xanh như trước mà mở độc lập với tốc độ rất nhanh, tuy chưa có con số cụ thể.

Pharmacity đặt mục tiêu 10 phút đi sẽ có 1 nhà thuốc

.jpg]

Chuỗi nhà thuốc lớn nhất thị trường Việt nam hiện nay là Pharmacity cũng không nằm ngoài cuộc chiến ngành dược này với mục tiêu 5.000 điểm bán năm 2025 trên khắp các tỉnh thành và cứ 10 phút di chuyển sẽ có 1 nhà thuốc phục vụ cho khoảng 50% người dân.

Doanh thu 1.5 tỉ USD cũng là con số kỳ vọng của Pharmacity khi chuỗi này đang hiện có 1.000 điểm bán đạt chuẩn GPP với đội ngũ gần 4.600 dược sĩ trên cả nước.

Chủ Đề