So sánh sự khác nhau giữa hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ gây ra bởi lực có bản chất hóa học. Hấp phụ hóa học thường xảy ra ở nhiệt độ cao với tốc độ hấp phụ cao. Nhiệt hấp phụ hóa học khoảng 80-400 kJ/mol, tương đương với lực liên kết hoá học. Hấp phụ hóa học thường kèm theo sự hoạt hoá phân tử bị hấp phụ nên còn được gọi là hấp phụ hoạt hoá. Hấp phụ hóa học là giai đoạn đầu của phản ứng xúc tác dị thể. Hấp phụ hóa học về bản chất khác với hấp phụ vật lý.

  • Xảy ra ở nhiệt độ cao
  • Loại tương tác: mạnh, xảy ra liên kết cộng hóa trị giữa chất bị hấp phụ và bề mặt
  • Entanpi cao: 50 kJ/mol < ΔH < 800 kJ/mol
  • Chỉ xảy ra hấp phụ đơn lớp
  • Có năng lượng hoạt hóa cao
  • Mật độ electron tăng lên ở bề mặt phân cách chất hấp phụ-chất bị hấp phụ
  • Chỉ xảy ra thuận nghịch ở nhiệt độ cao

Hấp phụ hóa học được các nhà hóa học sử sụng để nghiên cứu các phản ứng xúc tác, đặc biệt là các phản ứng xúc tác dị thể. Ở đó, các chất xúc tác là các pha rắn, trong nhiều trường hợp các chất bị hấp phụ liên kết với bề mặt rắn của xúc tác và tạo thành các liên kết hóa học.

  • Hấp phụ
  • Hấp phụ vật lý

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hấp_phụ_hóa_học&oldid=65789137”

Hấp phụ là sự tụ tập các phân tử chất khí, lỏng hay chất hòa tan trên bề mặt phân cách pha. Bề mặt phân cách pha có thể là lỏng - khí, rắn – khí, rắn – lỏng, ... Ví dụ: sự hấp phụ khí hoặc axit trên bề mặt của than hoạt tính. Hiện tượng hấp phụ được giải thích như sau:

            Trong lòng của chất rắn cũng như chất lỏng, tương tác giữa các tiểu phân cân bằng từ mọi hướng. Trên bề mặt, các tiểu phân chịu tương tác không cân bằng, cho nên bề mặt rắn có khả năng thu hút các phân tử từ pha khí hoặc lỏng. Kết quả là nồng độ của khí (lỏng) ở trên bề mặt chất rắn trở nên lớn hơn nồng độ ở trong thể tích khí (lỏng). Ta nói rằng chất rắn hấp phụ chất khí (lỏng) hay nói cách khác chất khí (lỏng) bị hấp phụ trên bề mặt chất rắn.

Trong quá trình hấp phụ, người ta phân biệt: chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Chất có bề mặt trên đó xảy ra sự hấp phụ gọi là chất hấp phụ; còn chất được tích lũy trên bề mặt gọi là chất bị hấp phụ. Ví dụ: khi than hoạt tính hấp phụ khí CO, thì than hoạt tính là chất hấp phụ, còn khí CO là chất bị hấp phụ.

Nếu chất bị hấp phụ xuyên qua bề mặt đi sâu vào thể tích chất hấp phụ giống như sự hòa tan là hiện tượng hấp này gọi là sự hấp thụ. Hấp thụ và hấp phụ gọi chung là hấp thu.

            Chất hấp phụ, hấp phụ các chất khác càng mạnh khi bề mặt của nó càng lớn. Diện tích bề mặt tương ứng với 1 gam chất hấp phụ được gọi là bề mặt riêng. Các chất rắn xốp có cấu trúc lỗ rỗng thì có bề mặt riêng rất lớn, thậm chí có thể đạt hàng nghìn m2/g như đối với than hoạt tính, silicagel (SiO2), alumogen (Al2O3), zeolit (alumosilicat hidrat hóa tinh thể)....

Vì sự hấp phụ diễn ra trên bề mặt phân cách pha cho nên có ý nghĩa to lớn đối với các hệ thống keo là những hệ có bề mặt phân cách pha rất phát triển.

Lượng chất hấp phụ (mol, g) trên một đơn vị diện tích bề mặt (1cm2 ) hoặc trên một đơn vị khối lượng (1g) chất hấp phụ được gọi là đại lượng hấp phụ ký hiệu a. Lượng nhiệt giải phóng ra trong quá trình hấp phụ được gọi là nhiệt hấp phụ. Ngược lại với quá trình hấp phụ, quá trình đi ra của chất bị hấp phụ khỏi lớp bề mặt gọi là quá trình giải hấp phụ hay quá trình khử hấp phụ.

Đối với một hệ xác định, đại lượng hấp phụ phụ thuộc vào nồng độ C trong thể tích hoặc áp suất P và nhiệt độ T, a = f(T, P) hoặc a = f(T, C). Đường biểu diễn a = f(P) hoặc a = f(C) ở T = const được gọi là đường hấp phụ đẳng nhiệt.

Tùy theo bản chất của lực hấp phụ người ta phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

+ Hấp phụ người ta phlân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học

            Hấp phụ vật lý xảy ra lực hút giữa các phân tử (lực hút Van der Waals). Hấp phụ vật lý là quá trình thuận nghịch. Chiều ngược của sự hấp phụ là sự khử hấp phụ. Hấp phụ vật lý kèm theo hiệu ứng nhiệt nhỏ (từ 4 đến 25 kJ/mol). Các chất đã bị hấp phụ sẽ dễ bị khử hấp phụ.

            Trong hấp phụ hoá học, các phân tử của chất bị hấp phụ liên kết với chất hấp phụ bởi các lực hoá học bền vững, tạo thành những hợp chất hoá học bề mặt mới, ví dụ như sự hấp phụ oxi trên bề mặt kim loại. Hấp phụ hoá học là bất thuận nghịch và kèm theo một hiệu ứng nhiệt lớn (khoảng 40 - 400 kJ/mol). Đây là tiêu chuẩn để phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học. Sau đây chúng ta sẽ xét tới những quy luật định tính và định lượng của những quá trình hấp phụ khác nhau, đó là:

            - Hấp phụ trên bề mặt lỏng – khí.

- Hấp phụ trên bề mặt rắn - khí.

- Hấp phụ trên bề mặt rắn- lỏng. 


Page 2

1. Đặc điểm nguyên liệu

Gừng, Khương - Zingiber officinale (Willd.) Roscoe, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Gừng, gồm có rễ tươi hoặc rễ khô của Zingiber officinale. Nhà thực vật học người Anh William Roscoe (1753-1831) cho loại cây trồng tên Zingiber officinale trong một báo cáo năm 1807. Họ gừng là một nhóm cây nhiệt đới đặc biệt phong phú ở Indo-Malaysia (Ấn Độ-Malaixia), gồm có trên 1200 loài thực vật trong 53 giống. Giống Zingibergồm có ước chừng 85loài thảo mộc thơm từ Đông Á và Úc châu nhiệt đới. Tên của giống, Zingiber, phát sinh từ từ tiếng Phạn có nghĩa là "horn-shaped," (hình thức sừng) tham khảo về sự nhô ra của thân rễ.

Cây Gừng gió còn có tên gọi là riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, khuhet, phtu, prateal, vong atit (Campuchia) gingembre fou (Pháp), phong khương, khinh kèng (Tày) gừng dại, gừng rừng.Tên khoa học Zingber zerumbert sm.

Cây thân thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng.

Cây gừng thích hợp ở các vùng khí hậu có một mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí tương đối cao,trong thời kỳ củ gừng thành thục. Cây gừng sinh trưởng bình thường dưới tán che của các vườn cây ăn quả và một số loại rừng trồng. Tuy nhiên, dưới độ tán che 0,7 – 0,8 của rừng gỗ tự nhiên, năng suất củ chỉ bằng 1/2 năng suất trồng ở nơi ánh sáng hoàn toàn, trên cùng một loại đất.

Cây gừng cần đất trồng tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp ít đá lẫn, khả năng giữ nước và thấm nước cao, đất đủ ẩm nhưng phải thoát nước tốt, không gây úng.

Trồng gừng tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao, rất thích hợp với trồng gừng.

Đất trồng gừng có pH từ 4 – 7, nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2 loại đất trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt, đó là đất đỏ trên sản phẩm phong hóa từ đá vôi (nằm ở chân núi đá vôi) và đất nâu đỏ trên bazan và poocphia.

 Trong sản xuất hiện nay, gặp khá phổ biến trồng xen gừng dưới tán các vườn cây ăn quả thân gỗ, như: Mơ + gừng; mận tam hoa + gừng; đào, lê + gừng,v.v..

- Sau khi trồng 10 – 20 ngày, mắt mầm ở củ gừng bắt đầu nảy chồi non và lá non. Trong thời gian này, tiến hành chăm sóc, làm sạch cỏ xung quanh gốc gừng, xới nhẹ và vun đất vào các gốc cây gừng.

- Trong các tháng tiếp theo, khi thấy có nhiều cỏ dại và cây bụi lấn át cây gừng thì cần tiếp tục làm cỏ quanh gốc gừng, kết hợp xới nhẹ và vun đất vào gốc cây gừng.

- Không để củ gừng lộ ra khỏi mặt đất, để đảm bảo phẩm chất của gừng.

- Nếu lá gừng bị vàng trong thời kỳ sinh trưởng nên phun thêm phân đạm nồng độ 1‰ qua lá.

Sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng. Trong giai đoạn này lá cây gừng đã bắt đầu chuyển sang màu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khô héo.

Dùng cuốc đào nhẹ, tránh gẫy củ, sau đó nhổ toàn bộ cây, rũ sạch đất. Nếu tiếp tục trồng gừng sau khi thu hoạch thì để lại gừng giống cho năm sau ngay trên rạch, không phải trồng lại và đỡ công vận chuyển giống.

Sau khi thu hoạch củ, để lại thân lá gừng trong rừng, phủ đều trên mặt đất.     

Loài  gừng của Á châu và Phi châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi khắp nơi để lấy củ ăn làm gia vị và làm chất kích thích thơm. Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm; có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân; vào cuối đông thì cây khô lá. Khi dùng làm thuốc, người ta đào thân rễ về, cắt bỏ thân lá và rễ tơ, rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.

Thân rễ, thu hái vào màu đông, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương ( gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín. Để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính).

Có thể cất tinh dầu từ gừng với hiệu suất 1 -2,7% hoặc điều chế nhựa dầu gừng từ bột gừng.

2.Thành phần hoá học:

Qua phân tích hiện đại có tới trên 400 hoạt chất trong gừng. Người ta chia làm 4 loại chính.

Chất nhựa: Chiếm 5-10% trong gừng tươi, gồm khoảng 30 hoạt chất trong đó có 2 chất chính là gingerols và shoagols có vị cay hơn. Gừng tươi nhiều gingerols nhưng khi phơi mất nước dần chuyển thành shoagols vì thế gừng khô cay hơn.

Tinh dầu: Chiếm 2-3% trong gừng khô, màu vàng sáng nhạt có mùi thơm đặc biệt gồm trên 200 chất mà thành phần chủ yếu là a- camphene, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol). Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.

Chất khoáng: Vi lượng có kẽm (Zn), selen (Se), coban (Co). Đa lượng có canci (Ca), kali (K), magiê (Mg), sắt (Fe), phospho (P), mangan (Mn).

Vitamin: Có B1, B2, B6, C. Người ta vừa phát hiện có một chất men có trong gừng là Zingibain (có khoảng 2% trong gừng tươi) có tác dụng phân giải protein (proteolytic) tương tự như chất Papain (trong đu đủ) hoặc chất Bromelin (trong dứa), 1g chất Zingibain có khả năng làm mềm 10kg thịt bò.

Ngoài ra một số hoạt chất có nhiều ở nghệ như Curcumin, ớt như Capsaicin, chanh như Limonene, hạt cà phê như acid caffeic, hạt đậu như Lecithin đều có trong gừng.

Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho. 

Bảng 2.1.Thành phần các hợp chất trong tinh dầu gừng gió ở tỉnh Lạng Sơn

TT

Thành phần

Thời gian lưu

Hàm lượng (%)

1

2-Heptanol

4,82

0,13

2

α-Pinene

5,64

0,31

3

Camphene

6,02

1,34

4

6-Methyl-5-hepten-2-one

7,06

0,35

5

Myrcene

7,14

0,36

6

β-Phellandrene

8,28

1,70

7

1,8-Cineole

8,36

2,77

8

Linalool

10,55

0,92

9

Citronellal

12,32

0,25

10

Borneol

12,73

1,81

11

4-Isopropyl-2-cyclohexen-1-one

13,45

0,46

12

α-Terpineol

13,59

1,39

13

L-Citronellol

14,86

0,50

14

2,3-Epoxygeranial

15,01

0,47

15

Neral

15,28

5,52

16

Cyclopentane

15,46

1,06

17

Trans-Geraniol

15,74

0,27

18

Nerol

15,90

0,31

19

Geraniol

15,93

0,41

20

Geranial

16,28

7,54

21

E-Citral

16,37

0,24

22

Bornyl Acetate

16,76

0,33

23

2-Undecanone

17,01

0,31

24

Citronellyl Acetate

18,94

1,09

25

(+)-Cycloisosativene

19,31

0,18

26

α-Copaene

19,65

0,35

27

Geranyl Acetate

19,93

6,39

28

b-Elemene

20,17

0,55

29

Ar-Curcumene

23,00

10,58

30

α-Selinene

22,74

0,46

31

α-Zingiberene

23,37

9,42

32

Garmacrene-D

23,43

2,15

33

β-Bisabolene

23,75

7,65

34

β-Sesquiphellandrene

24,22

6,16

35

Nerolidol

25,37

1,01

36

Fanesol 2

26,81

1,51

37

Chưa xác định

 

1,08

2.1. Trong tinh dầu gừng, thành phần quan trọng có hàm lượng nhiều và có nhiều ứng dụng là α-Zingiberene(C15 H26)

Tên Iupac: (S-(R*,S*))-5-(1,5-Dimethylhexen-4-yl)-2-methyl-1,3-cyclohexa-1,3-diene

Khối lượng mol phân tử: 204,351 g/mol

Tỉ trọng: 0.8713 g/cm3 at 20 °C

Nhiệt độ nóng chảy: 40-41OC

 Nhiệt độ sôi: 134-135 °C 

2.2. Ar-Curcumene (C15H22):

Khối lượng mol phân tử: 202,335 g/mol

Tên IUPAC:

1-methyl-4-[(2R)-6-methylhept-5-en-2-yl]benzene

Tên gọi khác: 1,8-epoxy-p-menthane

Nhiệt độ nóng chảy (Melting point): 2 0C

Nhiệt độ sôi (Boiling point): 176 - 177 0C

Trọng lượng riêng (Specific gravity): 0.922

Điểm bốc cháy (Flash point): 49 0C

2.3. Chất có hàm lượng tương đối cao nhưng ít hơn Curcumene là 1,8-cineole (C10H18O)  [10]

   2.4. Ngoài ra, tinh dầu gừng  còn có Zingeronenhưng hàm lượng ít.

Tên IUPAC: 4-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-2-butanone

Khối lượng mol: 194,227 g/mol

Tỉ trọng: 0.9052 g/cm3

Nhiệt độ nóng chảy: 40-41OC

 Nhiệt độ sôi: 141 ºC (0,5 mmHg)

Tinh dầu gừng gió gồm khoảng 20 chất, trong đó Zerumbon có hàm lượng cao nhất.

Bảng 2.2.Thành phần của tinh dầu Gừng gió Tam Đảo-VN

STT

Thành phần

Hàm lượng %

1

Tricylen

0.08

2

α-pinen

0.82

3

camphen

3.15

4

β-myrcen

0.2

5

α-phelandren

0.14

6

delta3-caren

0.19

7

para-cymen

0.11

8

limonen

0.42

9

1,8 cineol

0.68

10

α-terpinolen

0.31

11

Camphor

0.98

12

α-terpineol

0.14

13

β-caryophylen

0.55

14

α-humulen

7.63

15

(E)-12-norcaryophyl-5-en-2-on

0.15

16

Caryophylen oxyd

1.2

17

(2R,5E)-caryophyl-5-en-12-al

0.25

18

lenden

0.2

19

β-eudesmol

0.48

20

Zerumbon

71.95

2.5. Zerumbone (C15H22O) có tác dụng ức chế HIV và độc tế bào trên thực nghiệm.

Khối lượng mol: 218.340

Tên IUPAC: (E, E, E)-2,6,9,9-Tetramethyl-

2, 6,10-cycloundecatrien-1-one                           

Khối lượng mol:   204,35 g/mol   

Tên IUPAC:      

2,6,6,9-Tetramethyl-cycloundexa-1,4,8-trien

Hiệu suất 4,2 – 6,5%.

3.6. α-Humulen (C15H24)
      

3. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu.

   Phương pháp được sử dụng khá phổ biến để tinh chế tinh dầu là phương pháp chưng cất. Cũng có nhiều cách khác để tách dung dịch là đông tụ, sử dụng dung môi khó bay hơi, chưng cất theo kiểu lôi cuốn, tẩm trích, chưng cất khô. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.

   Về nguyên tắc - yêu cầu khi trích xuất :

•  Hiệu suất phải cao hơn 95%.

•  Giữ được mùi hương đặc trưng của nguyên liệu khi còn tươi.

•  Đảm bào độ tinh khiết của tinh dầu thành phẩm.

•  Yếu tố kĩ thuật và công nghệ là then chốt.

3.1. Phương pháp chưng cất:

Để thực hiện việc này, người ta phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp; bởi vì bản chất của chưng cất là một phương pháp dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng khác nhau. Sản phẩm mong muốn chính là hơi bốc lên. Tính đặc biệt của phương pháp chưng cất là dùng năng lượng như làm một phương tiện trợ giúp để tách. So với các phương pháp hấp thụ hay là dung môi, năng lượng có một ưu thế lớn đó là có thể dễ dàng đưa vào và lấy ra khỏi hệ thống.

   Chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham gia. Các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau, chất có áp suất hơi cao hơn (nhiệt độ sôi thấp hơn), bốc hơi nhiều hơn so với các chất khác. Cho nên, nồng độ của chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu. Tuy nhiên, nồng độ của chất cần phải tách có thể nâng cao lên bằng phương pháp chưng cất phân đoạn, khi đó tinh dầu có độ tinh khiết rất cao. Nếu nhiệt độ sôi giữa tinh dầu và nước cách biệt nhau càng lớn thì càng ít lần chưng cất.

   Chưng cách thủy :

- Chuẩn bị: khi nguyên liệu mới hái còn tươi (riêng đối với nguyên liệu là cánh hoa thì phải hoàn tất việc thu hoạch vào sang sớm vì hương thơm tập trung nhất về đêm khi hoa nở rộ) rải ra phơi nắng ngay, cứ 2h trở một lần, sau 7-8h thì khô. Bó lại từng bó nhỏ, phơi thêm vài ngày nữa cho khô kiệt. Khi phơi nắng chú ý không làm nguyên liệu vỡ vụn.

- Dụng cụ: nồi cất, thùng ngưng (làm lạnh), bình hứng.

- Cất tinh dầu: Áp dụng phương pháp cất kéo bằng hơi nước để lấy tinh dầu.

- Quy trình: Nâng dần nhiệt độ đến khi nước sôi, hơi dầu từ nồi cất qua ống dẫn vào thùng làm lạnh. Tinh dầu ngưng tụ lại và chảy xuống bình hứng. Phần ngưng tụ có lẫn một ít nước. Tinh dầu nhẹ hơn nước (tỉ trọng 0,9) nên nổi lên trên, ta dễ dàng tách được tinh dầu ra khỏi nước.

Chú ý :trong nồi cất, không để nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với nước.

Chưng cất lôi cuốn:Phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước sử dụng hơi nước bốc lên từ lò nấu cho đi qua khay đựng hoa nhằm lôi cuốn hương quyện theo hơi nước, sau đó tách hương hoa (tinh dầu) ra khỏi hơi nước bằng phương pháp chưng cất.

Nhược điểm :hàm lượng tinh dầu thu được không cao, tinh dầu không có mùi đặc trưng của hoa tự nhiên do nhiệt độ sôi của nước cao hơn nhiều so với phân đoạn nhiệt cấu tử của hoa.

   Chưng cất khô:lắp nồi như kiểu nấu rượu, rải một lớp cát sạch vào đáy nồi rồi rải nguyên liệu lên cát (hay sỏi), vảy nước cho ướt rồi tiến hành đun.

Nhược điểm:chưng cất khô thu được ít nhưng dung dịch đậm đặc.

3.2. Sử dụng dung môi khó bay hơi:(như mỡ bò đã xử lý tạp chất) để hấp thu hương hoa.

   Nhược điểm :tách hương ra khỏi dung môi phải ở nhiệt độ cao, điều này sẽ khiến cho các cấu tử hương dễ bị phá vỡ, khả năng tách không hoàn toàn và tốn nhiều diện tích để lắp đặt thiết bị.

3.3. Tẩm trích với dung môi dầu hỏa:

   Nhược điểm :hương lôi cuốn không hoàn toàn, do dải nhiệt độ sôi của ete quá rộng, dao động từ 30oC đến 90oC nên việc tách dung môi ra khỏi tinh dầu sẽ gặp khó khăn, khiến cho các thiết bị điều khiển nhiệt trong hệ thống khó lập trình.

3.4. Phương pháp đông tụ - kết tinh :

   Dùng để tách hỗn hợp chất có trong tinh dầu. Ví dụ: tinh dầu Bạc Hà (mentha arvensis) chứa trong lá là chủ yếu, tinh dầu được tích tụ trong vách mỏng ở phía trên, do đó dễ vỡ ra và cho hương. Tinh dầu này chứa 50-60% menthol; menthol có giá trị cao hơn tinh dầu Bạc Hà thô rất nhiều. Tách menthol bằng cách hạ thấp nhiệt độ hỗn hợp xuống 10-10C, ở khoảng nhiệt độ này menthol trong tinh dầu kết tinh lại và được rút ra ngoài.

4. Ứng dụng:

Ức chế các vi khuẩn Gram dương và âm như E-coli, Salmonella, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus... kể cả Helico-bacter pylori gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Trái lại, gừng kích thích sinh trưởng các Lactobacillus một loại vi khuẩn lành tính rất tốt cho đường tiêu hóa.

Trong một số trường hợp có tác dụng tương đương Aspirin với hoạt tính chống viêm, giảm đau, hạ sốt do ngăn cản sự phóng thích các chất gây viêm như Prostaglandin, Leukotriene. Gừng có những chất tác dụng giống như thuốc kháng sinh và tác dụng của chúng rõ rệt nhất đối với các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn salmonella gây nên.

Hoạt tính của gừng là chống sinh huyết khối ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Chống nôn nhất là cho phụ nữ có thai mà không độc, chống say tàu xe. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng tính năng động của tinh trùng.                                                                     Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian. Trong Ðông y, gừng thường được dùng làm thuốc giải cảm, làm ấm tỳ vị và để chống nôn...

Thứ nhất là tác dụng chống lão suy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: những thành phần tạo ra cảm giác cay trong của gừng có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Tác dụng đó còn mạnh hơn là tác dụng của các thứ thuốc chống ôxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT và vitamin E. Gừng không những có thể chống lại sự hủy hoại các chất mỡ trong thức ăn do ôxy hóa, mà khi được hấp thu vào cơ thể, các thành phần cay đó còn có tác dụng chống lại sự ôxy hóa các chất mỡ bên trong cơ thể.

Thứ hai là tác dụng phòng sỏi mật. Các nghiên cứu mới đây, cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật.

Thứ ba là tác dụng cải thiện thành phần máu. Các nghiên cứu trong những năm gần đây ở nhiều nước cho biết, trong gừng có một chất đặc biệt, có cấu tạo hóa học gần giống với chất acid salicylic trong thuốc aspirin. Các nhà bào chế đã sử dụng chất đó, chế thành một loại thuốc hòa loãng máu để chống sự đông máu; thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ thấp huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứng huyết khối và chữa trị bệnh nghẽn tắc cơ tim. Hơn nữa thứ thuốc này lại không hề gây nên tác dụng phụ.                                                                  

Nước gừng có khả năng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và làm giảm bớt các tác dụng phụ của các thứ thuốc chống ung thư.

Giã gừng tươi vắt lấy nước cốt, bôi ở ngoài da có tác dụng tiêu thũng, giảm phù nề. Giã gừng với vài hạt muối, bó vào chỗ đau có thể chữa bong gân. Giã gừng với củ cải, vắt lấy nước uống có thể tiêu trừ chứng trướng bụng, lại có thể chống mệt mỏi và làm cho tinh thần thêm phần sảng khoái. Trước khi cần đi xa, có thể ăn mấy miếng mứt gừng, vài lát gừng sống, hoặc hãm gừng với nước sôi uống, có thể chống say xe trên đường.

Zerumbon, thành phần chính của tinh dầu gừng gió, ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, auereus và Mycobacterium tuberculosis.


Page 3

I.  Đặt vấn đề:

Trong cuộc sống muôn màu của con người phẩm màu được  sử dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực và nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong các nhu cầu về màu sắc của đời sống xã hội có nhu cầu nhuộm thực phẩm (thức ăn và đồ uống), nhuộm dược phẩm (thuốc uống và bôi ngoài da) và mỹ phẩm (son, phấn…). có màu sắc đẹp và phù hợp với sản phẩm kể trên sẽ tăng tính hấp dẫn, dễ tiêu thụ và tăng giá trị sử dụng.Song các loại phẩm màu và chất màu dùng vào mục đích này  có yêu cầu chung là phải không độc với cơ thể hoặc độ độc không đáng kể, không để lại các di chứng về y học, đây là tiêu chuẩn hàng đầu.

Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đều sử dụng các chất nhuộm có nguồn gốc từ tổng hợp bằng con đường hóa học. Màu sắc của chất nhuộm có nguồn gốc hóa học đa dạng và giá thành rẻ tuy nhiên nó đem lại hậu quả xấu cho người tiêu dùng và môi trường. Màu nhuộm có nguồn gốc từ thực vật rất đẹp và tươi, nhưng hiện nay việc sử dụng chúng còn rất hạn chế.

Màu cà rốt  là màu nhuộm tự nhiên mà đến nay còn được con người sử dụng một cách phổ biến, như nhuộm vải của các dân tộc thiểu số, nhuộm đồ thủ công mỹ nghệ,….

Cà rốt  là tên phiên âm từ tiếng Pháp là “carotte”. Tên khoa học là “dacus carota”. Người Trung Hoa gọi là “hồ la bặc”.

II. Đặc điểm của nguyên liệu:

Mô tả: Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía, còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.  

Bộ phận dùng: Củ và quả - Radix et Fructus Carotae.

Nơi sống và thu hái: Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Người Lã Mã gọi Cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta. Hiện nay, các vùng rau của ta đang trồng phổ biến hai loại Cà rốt: một loại có củ màu đỏ tươi, một loại có củ màu đỏ ngả sang màu da cam.

- Loại vỏ đỏ(Cà rốt đỏ) được nhập trồng từ lâu, nay nông dân ta tự giữ giống; loại cà rốt này có củ to nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt.

-    Loại vỏ màu đỏ ngả sang màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (Cà rốt Tim tôm) sinh trưởng nhanh hơn loài trên; tỷ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ, ít bị phân nhánh nhưng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng.

Cà rốt đã được biết đến từ trước Công nguyên, nó thích hợp với điều kiện trồng ở xứ lạnh. Cà rốt có khá nhiều chủng loại do củ có màu sắc khác nhau: trắng, cam, vàng, đỏ. Trong củ cà rốt có protein, lipid, carbonhydrat, một số vitamin B, C, E, đặc biệt là tiền vitamin A; có 15 axit amin trong đó có 9 loại thiết yếu mà cơ thể người không tự sản xuất được; giàu muối khoáng: Na, K, Ca, P, Mg, Fe, Zn, Cu…

Quan trọng nhất là các carotenoid có trong củ Cà rốt. Carotenoid là những sắc tố thực vật, có trong cây cối, trong tảo, trong nấm… Các chất này tạo nên màu sắc của sản phẩm như caroten dạng alpha và beta tạo màu đỏ trong Cà rốt, gấc; lycopen: sắc tố của cà chua, dưa đỏ; lutein đem lại màu vàng cho cam, đào… Củ Cà rốt cũng tùy theo sắc màu mà có hàm lượng và thành phần carotenoid khác nhau. Các carotenoid khi vào cơ thể người mới chuyển thành vitamin A nên được coi là tiền sinh tố A, nó có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học tương tự vitamin A nhưng ở người nó được dự trữ ở khắp các mô còn vitamin A được dự trữ ở gan. So với vitamin A thì carotenoid ít độc hại hơn, vì nó được chuyển dạng theo nhu cầu của cơ thể và ít bị phá hủy hơn.

Một số nhà khoa học đã khuyến cáo nên dùng caroten hơn là vitamin A. Do nhu cầu caroten ngày càng tăng nên nhiều trung tâm thực nghiệm đã tạo ra các giống Cà rốt có hàm lượng caroten cao như loại beta III có 240-280mg/kg, loại HCM có 430-490mg/kg đưa vào trồng đại trà.

Cà rốt là loại củ giàu caroten. Về giá trị sinh học thì caroten có trong Cà rốt được quan tâm nhiều nhất, cứ 6mg beta caroten chuyển hóa thành 1mg RE (retinol equivalent) tức retinol hay vitamin A, loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe con người, liên quan đến thị giác và sự trẻ trung mềm mại của da. Có ý kiến cho rằng, carotenoid là các chất quan trọng ngăn ngừa và góp phần hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, do khả năng chống ôxy hóa. Đã từng có những cuộc tranh luận sôi nổi về tác dụng của beta caroten trong việc hạ thấp tỷ lệ ung thư phổi ở những người nghiện thuốc lá.

Tác dụng dự phòng ung thư phổi: alpha và beta caroten (tự nhiên); ung thư tuyến tiền liệt: lycopen; ung thư dạ dày, trực kết tràng: lutein và zaixanthen.

III.  Thành phần hoá học và tính chất:

Thành phần hóa học: Cà rốt chứa nhiều glucoza, chất lecithin, caroten, dầu thực vật, muối, kali, caroten...Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden... Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.

Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.

Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).

Tính chất: Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích. Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.

1. Beta carotene – Tăng cường hệ miễn dịch

Nhóm chất Beta carotene là sắc tố tự nhiên trong rau quả thường có nhiều nhất trong cà rốt. Đây là một trong khoảng 500 hợp chất được hiện diện ở nhiều trái cây và rau cải. Beta-caroten được tìm thấy chủ yếu trong các loại rau quả sẫm màu như màu xanh, đỏ, vàng, cam…

Đặc biệt khi vào cơ thể, beta caroten chuyển hóa thành vitamin A. Đây là chất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, nuôi dưỡng làn da và ổn định đường tiêu hóa, thúc đẩy tế bào tăng trưởng khỏe mạnh. 

Vì beta-carotene là một chất chống oxy hoá vì thế nó rất có lợi trong cuộc chiến chống lại bệnh tim. Những nghiên cứu đều khẳng định, dùng liều cao beta caroten có thể giảm 45% nguy cơ bệnh tim. Đồng thời những sắc tố tự nhiên của rau quả này có tác dụng kích thích sự tạo lập sắc tố melanin giúp bảo vệ làn da hữu hiệu.

Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều cà rốt vì có thể gây vàng da ở lòng bàn tay bàn chân đấy. Cà rốt nên dùng loại tươi nhất, đã qua đun nấu (tốt nhất là luộc sơ qua). Ngoài ra cần phải nhai nhuyễn cà rốt khi ăn. Để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn thì nên chế biến cùng một ít dầu, mỡ vì beta-caroten trong cà rốt được hòa tan trong chất béo.

Cà rốt là tên phiên âm từ tiếng Pháp là “carotte”. Tên khoa học là “dacus carota”. Người Trung Hoa gọi là “hồ la bặc”.

2. Vitamin A – Vitamin của làn da

Vitamin A là tiền chất xuất phát từ carotene thể hiện vai trò chủ yếu ở da và các niêm mạc giúp hình thành và bảo dưỡng da, xương và răng. Ngoài ra chế độ ăn uống giàu vitamin A ở dạng beta carotene có thể giúp giảm nguy cơ ung thư nhất định.

Vitamin A có tác dụng giữ cho lớp biểu mô được toàn vẹn, điều hòa sự phát triển và biệt hóa của các tế bào biểu mô da. Như vậy vitamin A có tác dụng nuôi dưỡng lớp da. Hơn thế nữa, vitamin A và tiền chất của nó có tác dụng bảo vệ da chống tia cực tím thông qua việc khử các gốc tự do. Do đó, ngày nay vitamin A được nói nhiều trong các chế phẩm bổ sung uống hoặc bôi để giúp làm chậmtiến trình lão hóa da, đặc biệt là lão hóa da ngoại sinh.

Nguồn vitamin A được tìm thấy nhiều trong gan động vật, dầu gan cá, sữa, các sản phẩm bơ sữa, trứng. Vitamin A cũng được tìm thấy trong một loạt các loại trái cây màu cam và màu xanh lá cây đậm như rau cải, cà rốt, khoai lang, bí ngô, rau bina, củ cải xanh, mù tạt xanh và xà lách.

3. Alpha carotene – Ức chế khối u tăng trưởng

Đây là chất thường bị bỏ qua nhưng lại có thể tìm thấy nhiều trong cà rốt. Theo bài báo trong NCI Cancer Weekly thì chất caroten alpha còn có thể mạnh hơn beta caroten trong các quá trình ức chế khối u tăng trưởng.

Caroten Alpha đã được tìm thấy gấp khoảng 10 lần trong việc ức chế các khối u hoạt động hơn hẳn so với phiên bản beta carotene. Và hiện nay lợi ích của chất này với sức khỏe vẫn tiếp tục được nghiên cứu.

4. Phytochemicals – Chất bảo vệ chống lại bệnh tật

Được tìm thấy trong rau, quả và hạt, những trái cây, rau có màu sắc tươi sáng – màu vàng, màu cam, đỏ, xanh lá, xanh, tím có thể làm giảm nguy cơ ung thư, cản trở quá trình lão hóa, chuyển hóa cân bằng nội tiết và kháng virus, kháng khuẩn.

Phytochemical là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy nhiều trong thức ăn thực vật để bảo vệ chống lại bệnh tật. Nghiên cứu cho thấy rằng phytochemicals nếu làm việc cùng với các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong hoa quả, rau và quả hạch có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ nhiều bệnh, bao gồm ung thư, bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, đục thủy tinh, loãng xương và tiểu đường nhiễm trùng.

IV. Ưng dụng:

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng), trị thiếu máu (một số trường hợp thiếu thị lực) ỉa chảy trẻ em và người lớn, bệnh trực tràng coli, viêm ruột non kết, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày ruột, bệnh phổi (ho lao, ho gà mạn tính, hen) lao hạch, thấp khớp, thống phong, sỏi, vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con, bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hoá, đề phòng sự lão hoá và các vết nhăn... Dùng ngoài chữa vết thương, loét, bỏng, đinh nhọt, cước, nứt nẻ, bệnh ngoài da (eczema, nấm, chốc lở tại chỗ) dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô. Hạt dùng trị giun đũa, giun kim, bệnh sán dây, đau bụng giun, trẻ em cam tích.

Cách dùng: Người ta thường sử dụng Cà rốt dưới dạng tươi để ăn sống (làm nộm, trộn dầu giấm), xào, nấu canh, hầm thịt. Hoặc dùng Cà rốt ép lấy dịch, phối hợp với các loại rau quả khác làm nước giải khát, hoặc nước dinh dưỡng. Để uống trong, người ta dùng dịch Cà rốt tươi (ngày dùng 50-100g sáng và chiều, tốt nhất vào sáng sớm lúc đói uống 1 cốc). Cũng dùng dịch tươi làm thuốc trị ho, bệnh về đường hô hấp, hen, khản tiếng. Củ Cà rốt được dùng phổ biến trong các thang thuốc bổ Đông y, và nấu xúp cho trẻ em bị ỉa chảy ăn thay sữa dưới hình thức ẩm thực trị.

1. Chữa viêm bàng quang, sỏi thận còn nhỏ, sỏi bùn...                                 

+ Nguyên liệu: dùng 200gr lá cà rốt tươi nấu với 1 lít nước, nấu sôi trong 10 phút, để uống trong ngày

2. Giải độc bia, rượu; trị chứng đầy hơi

Nguyên liệu: dùng 50gr hạt cà rốt nấu với 1 lít nước, nấu sôi trong 15 phút, để uống cả ngày. Ngoài công dụng giải độc bia, rượu, trị chứng bụng đầy hơi, cách dùng trên còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ và giúp lợi tiểu.

3. Trị giun đũa ở trẻ em

Nguyên liệu: lấy 200gr củ cà rốt đem ép lấy nước cốt chia làm hai lần dùng trong ngày.

4. Giúp sáng mắt

Cách làm: cà rốt có chứa nhiều caroten, khi vào cơ thể được gan biến đổi thành vitamin A, giúp làm sáng mắt. Dùng 200gr củ cà rốt ép lấy nước cốt để uống sáng và chiều.

5. Giải độc

Cách làm: dùng 200gr củ cà rốt rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, xay để lấy nước cốt (nếu ở vùng quê không có máy xay thì giã nát, rồi vắt lấy nước cốt), chia làm 2 lần dùng trong ngày.

6. Lưu ý

Không dùng hạt cà rốt lúc đang mang thai.

Nên dùng nước ép, hạn chế dùng xác của củ cà rốt, vì thành phần này thường chứa phân bón và thuốc trừ sâu.

Khi dùng cà rốt lâu ngày có thể làm vàng da, vàng mắt, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ cần ngưng dùng 5 ngày là khỏi...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      PGS. Đào Hùng Cường, Hoá học các hợp chất màu hữu cơ.

2.      Cao Hữu Trượng, Hoàng Thị Lĩnh, Hoá học thuốc nhuộm.NXB khoa học và kỹ thuật, 2003.

3.    http://www.lrchueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C/

CaRot.htm&key=&char=C

4.        .http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=16EDaWQ9MzA0MjEmZ3JvdXBpZD0ma2luZD0ma2V5d29yZD1oJWMzJWEwbQ==&page=1

5.        http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_nhu%E1%BB%99m_m%C3%A0u_ch%C3%A0m.

6.        .http://tapchimonngon.com/index.php/dinh-duong/be-khoe-be-dep/1128-ca-rot-xao-nho-kho