So sánh thiên nhiên trong Vội vàng và Tràng giang

Mục lục

  1. Dàn ý So sánh thiên nhiên trong bài Tràng Giang và Đây thôn vĩ dạ
  2. Bức tranh thiên nhiên trong Đây Thôn Vĩ Dạ và Tràng Giang

Tuyển tập bài văn mẫu, dàn ý So sánh thiên nhiên trong bài Tràng Giang và Đây thôn vĩ dạ hay nhất, đạt điểm cao trong kỳ thi học sinh giỏi

Dàn ý So sánh thiên nhiên trong bài Tràng Giang và Đây thôn vĩ dạ

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

[Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39]

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

[Tràng giang Huy Cận, Ngữ văn 11,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29]

Giới thiệu 2 nhà thơ, 2 đoạn thơ

Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ phong phú, kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm xuất sắc thể hiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống.

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và thơ sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ đậm chất cổ điển, giàu suy tưởng, triết lí, nổi bật về cảm hứng thiên nhiên, tạo vật. Tràng giang là một bài thơ xuất sắc thể hiện nỗi buồn sầu trước tạo vật mênh mông, hoang vắng, đồng thời bày tỏ một lòng yêu nước kín đáo.

Phân tích từng đoạn thơ

Đây Thôn Vĩ Dạ

Nội dung

+ Khung cảnh thiên nhiên trời mây sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ; đượm vẻ huyền ảo và buồn hiu hắt.

+ Hiện lên một cái tôi đang khát khao vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó.

Nghệ thuật

+ Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi.

+ Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; kết hợp biến đổi nhịp điệu với biện pháp trùng điệp; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hoá, câu hỏi tu từ.

Tràng Giang

Nội dung

+ Bức tranh tràng giang vào lúc hoàng hôn tráng lệ mà rợn ngợp, với mây chiều chất ngất hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi.

+ Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ, chẳng cần cơn cớ trực tiếp mà mong ước đoàn tụ vẫn cứ dậy lên như sóng trong lòng.

Nghệ thuật

+ Hình ảnh, ngôn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi.

+ Kết hợp thủ pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình.

So sánh

Tương đồng.

Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống; sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm.

Khác biệt.

Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống, thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trội về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình. Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ Đường thi.

Bức tranh thiên nhiên trong Đây Thôn Vĩ Dạ và Tràng Giang

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở trong thi ca. Các nhà thơ đến với thiên nhiên bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Trong phong trào Thơ Mới [1930 1945] cũng vậy, từng có một tình cảm mênh mang vớiTràng giangcủa Huy Cận và một nỗi niềm hẫng hụt, chơi vơi vớiĐây thôn Vĩ Dạcủa Hàn Mặc Tử.

Cùng mang vẻ đẹp buồn truyền thống, nhưng thiên nhiên trongTràng gianglại mang vẻ đẹp hùng vĩ rợn ngợp của trời rộng, sông dài:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Thiên nhiên ở đây đậm sắc màu cổ điển. Dòng sông mênh mang, chảy dài giữa không gian vắng lặng, bát ngát. Những con sóng gối lên nhau lớp lớp không bao giờ dừng như nỗi buồn miên man không dứt. Song song với con thuyền buông trôi, thụ động phó mặc cho cuộc đời, không một chút hi vọng là biểu hiện của nỗi buồn chia lìa, li biệt.

Bao nhiêu ngả nước, bấy nhiêu ngả sầu, cảnh ở đây rất sầu: từ con thuyền, cành củi khô đến nước, sóng và cả bờ xanh, bãi vàng, bến cô liêu đều mang nỗi sầu lớn. Nỗi buồn điệp điệp triền miên lan tỏa xuyên suốt bài thơ và cồn cào, day dứt nhất ở hình ảnh cuối bài:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khóihoànghôn cũng nhớ nhà

Nỗi buồn của Huy Cận miên man không dứt như sóng nước mênh mông bất tận, theo sóng nước lan tỏa rất xa, buồn hơn nhiều so với Thôi Hiệu [Đời Đường Trung Quốc]: Yên ba giang thượng sử nhân sầu [Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?]. Từ nỗi buồn đằng dặc ấy, vẻ đẹp hiện lên là vẻ đẹp mênh mang đất trời.

Không gian mở rộng ra mọi chiều cả về độ dài rộng, cao sâu. Đó là cái đẹp lặng lẽ, rợn ngợp của không gian sông nước quen thuộc, gần gũi được Huy Cận dựng lên bằng hình ảnh đơn sơ, thành những nét vẽ tinh tế, giàu màu sắc cổ điển mà vẫn mới.

Thấm đượm trong cảnh là một linh hồn mang mang thiên cổ sầu và một cái gì như thể là linh hồn ngàn xưa của dân tộc vẫn còn vương vấn nơi bãi rộng sông dài với bến cô liêu, với bèo dạt, mây, cánh chim, bóng chiều, với khói hoàng hôn với tình quê đậm đà, da diết cháy trong lòng thi nhân.

Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn Huy Cận, mang nỗi buồn của nhà thơ. Cái đẹp thực, đẹp ảo của cảnh là cái đẹp trong sự thảng thốt của tác giả. Nỗi buồn mênh mang từ hoàn cảnh của nhà thơ là nỗi buồn gắn với thiên nhiên. TrongTràng giang, nỗi buồn thấm trong từng câu chữ, đầy như dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy.

Còn trongĐây thôn Vĩ Dạnỗi buồn lại nhè nhẹ cất lên từ ý thức bị lãng quên của nhà thơ. Nhưng khác vớiTràng giang,Đây thôn Vĩ Dạlà một bài thơ có bước nhảy cảm xúc [Vũ Quần Phương], có sự chuyển đổi cảm xúc rất nhanh, rất nhuần nhị, tinh tế. Bài thơ có ba khổ thì mỗi khổ là một câu hỏi gắn với tâm trạng khác nhau của Hàn Mặc Tử, gắn với những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên xứ Huế thơ mộng.

Ở khổ một, thi sĩ đang vui sướng nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, ngắm vườn ai mướt quá xanh như ngọc thật đẹp đẽ của thôn Vĩ Giạ. Đó là vẻ đẹp nguyên sơ thánh thiện, vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ, trinh nguyên của xứ Huế hiện lên rõ nét trong dòng hoài niệm của Hàn Mặc Tử. Đến khổ thứ hai, cảm xúc của thi nhân chợt lắng xuống thoáng buồn:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Tràng giangnói về nỗi buồn li biệt của cảnh: Con thuyền xuôi mái nước song song mang dấu ấn cổ điển. VàĐây thôn Vĩ Dạcùng nói về nỗi buồn lẻ loi, tan tác: Gió theo lối gió mây đường mây, dòng nước buồn thiu hoa bắp lay nhưng không đơn giản chỉ có thế mà còn là nỗi buồn xa cách, bị lãng quên.

Dòng sông Hương lững lờ trôi là dòng sông trăng chất chở nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác của lòng người. Từ cái đẹp trinh nguyên của xứ Huế mộng mơ thực tại, dòng liên tưởng của Hàn Mặc Tử hướng về một cái dẹp mờ ảo của cảnh vật trong sự chia cách. Nỗi buồn của Hàn Mặc.

Tử thật lặng lẽ, nhẹ nhàng chứ không phải triền miên, dữ dội như sóng của Huy Cận trongTràng giang. Với thể thơ thất ngôn truyền thống, nhìn chung, thơ Huy Cận là nỗi buồn điệp điệp, thơ Hàn Mặc Tử là nỗi buồn thiu.

Thiên nhiên trong cả ba bài thơ đều đẹp và buồn bởi thiếu một tình người. Tình người mà ở mỗibài thơ được tác giả nhắc đến là để xoa dịu nỗi buồn bị quên lãngĐây thôn Vĩ Dạxóa cô đơn, rợn ngợp trong lòng, tìm đến một tình quê ấm áp [Tràng giang].

Các nhà thơ có sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên cũng như đã biểu hiện một cách sâu sắc thế giới tâm trạng, cảm xúc của mình trước thiên nhiên đó.

Thiên nhiên trong thơ mới là một đóng góp về mặt tư tưởng văn hóa của người Việt Nam. Điều đó đã chứng tỏ một tình yêu quê hương đất nước của các nhà thơ mới nói chung và của Huy Cận và Hàn Mặc Tử nói riêng.

Video liên quan

Chủ Đề