So sánh trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính nếu ý nghĩa của việc So sánh

Trong pháp luật Việt Nam, trách nhiệm pháp lý là việc mà mỗi người phải hoàn thành và chịu hậu quả do hành vi mình gây ra. Nhiều người vẫn thường thắc mắc và chưa hiểu rõ về trách nhiệm pháp lý.

Vậy trách nhiệm pháp lý là gì, ví dụ trách nhiệm pháp lý, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý như thế nào. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn chúng tôi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Trách nhiệm pháp lý là việc mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả vi phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức phải chịu những chế tài theo quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý còn là việc cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.

Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Rất nhiều người hiện nay thắc mắc về việc có mấy loại trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật, nội dung sau sẽ giải thích cụ thể hơn vấn đề này:

– Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.

– Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự và  phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

Cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

– Trách nhiệm hành chính

Là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm những nguyên tắc quản lí nhà nước và phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

– Trách nhiệm kỷ luật

Là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức xử lý kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp.

Như vậy đối với mỗi loại hành vi vi phạm khác nhau tùy thuộc vào hành vi đó là gì, hậu quả do hành vi đó gây ra là như thế nào sẽ là cơ sở để xem xét người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự hay là trách nhiệm hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định.

Các loại trách nhiệm pháp lý này đều do đều do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật để nhằm mục đích giáo dục, trừng trị những người có hành vi vi phạm pháp luật đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đối với những cá nhân, những tổ chức khác từ đó sẽ hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ về trách nhiệm pháp lý

Ngoài hiểu rõ khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì, chúng tôi xin lấy ví dụ để Quý độc giả hiểu rõ hơn, cụ thể như sau:

Ví dụ 1: Chị A có vay tiền của anh B, số tiền là 100.000.000 đồng, hai bên ký hợp đồng vay tiền với thời hạn là 1 năm ( từ 25/8/2020 đến 25/8/2021) với lãi suất 1%. Đến thời điểm thanh toán, nếu chị B không trả đủ tiền theo thỏa thuận, chị A phải chịu trách nhiệm pháp lý về dân sự (trách nhiệm dân sự) như trả đủ tiền gốc và lãi, bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm theo thỏa thuận.

Ví dụ 2: Anh C tham gia giao thông điều khiển xe máy vượt đèn đỏ. Anh C phải chịu trách nhiệm hành chính nộp phạt  từ 600.000 đồng – 1 triệu đồng.

Ví dụ 3: Anh D với anh H cãi nhau về đất đai, trong lúc say rượu anh D đã đánh anh H trong trạng thái tinh thần kích động mạnh gây tổn thương sức khỏe, tỉ lệ tổn thương cơ thể là 32% , anh D phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình.

So sánh trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính nếu ý nghĩa của việc So sánh

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý gồm:

– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…

– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

– Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.

– Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp lý.

Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm  kỉ luật trước pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý , mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.

Truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.

Do vậy khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng. Từ đó xác định sự thật khách quan của vụ việc, tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hội cho xã hội do hành vi đó gây ra,…

Trên đây là một số thông tin tư vấn và giải đáp thắc mắc về trách nhiệm pháp lý là gì, ví dụ trách nhiệm pháp lý, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý như thế nào mà chúng tôi muốn gửi đến Quý độc giả tham khảo. Để hỗ trợ tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua 19006557.

>>>>>>> Tham khảo thêm: Pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là một trong những chế định quan trọng được pháp luật quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vậy Trách nhiệm pháp lý là gì? Những ai sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý?… Bài biết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về các vấn đề xoay quanh trách nhiệm pháp lý. Mọi vướng mắc của các bạn vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.

So sánh trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính nếu ý nghĩa của việc So sánh

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực là sự tự giác, chủ động của chủ thể trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý phù hợp với yêu cầu của pháp luật cả về nội dung và hình thức. Về cơ sở pháp lý, trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tích cực có đặc điểm cơ bản là thực thi nội dung nghĩa vụ pháp lý phát sinh phần quy định của quy phạm pháp luật.

Nghĩa vụ này là sự ràng buộc, là bổn phận đòi hỏi chủ thể phải quan tâm thực hiện trong thực tế. Việc thực hiện nghĩa vụ có thể là sự đáp ứng quyền của chủ thể khác trong quan hệ pháp luật mà chủ thể đó tham gia hoặc theo yêu cầu của nhà nước nhằm vì lợi ích chung. Phương thức thực hiện trách nhiệm pháp lý của chủ thể ở đây nhìn chung có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền.

Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa tiêu cực thì trách nhiệm pháp lý là sự trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.

>>> Tư vấn luật dân sự chính xác, miễn phí, liên hệ Lutậ sư 1900.633.705

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định

Có thể khẳng định sự khác biệt lớn nhất giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, tôn giáo, chính trị là nó được pháp luật quy định. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý chính là các quy định của pháp luật. Thông qua pháp luật nhà nước xác định một cách cụ thể, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục truy cứu trách nhiệm pháp lý và các bảo đảm của từng loại chế độ trách nhiệm pháp lý trên thực tế. Pháp luật xác định giới hạn pháp lý cần thiết cho mỗi loại trách nhiệm pháp lý đòi hỏi các chủ thể có liên quan phải tôn trọng trong thực thi quyền và nghĩa vụ.

Trách nhiệm pháp lý có liên quan mật thiết với chế tài quy phạm pháp luật

Theo đó chế tài pháp luật là một bộ phận của quy phạm pháp luật nên có mối quan hệ hữu cơ với trách nhiệm pháp lý. Chế tài pháp luật chính là cơ sở pháp lý để giải quyết các vi phạm pháp luật do đó nó còn được coi là cơ sở của trách nhiệm pháp lý.

Chế độ trách nhiệm pháp lý không chỉ phụ thuộc vào loại vi phạm pháp luật mà còn phụ thuộc vào nội dung của từng loại chế tài tương ứng. Không có chế tài pháp luật thì khó có thể thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định

Mối liên hệ giữa vi phạm pháp luật với trách nhiệm pháp lý là thống nhất hữu cơ, chỉ khi nào chủ thể vi phạm pháp luật mới có thể bị áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý. Vi phạm pháp luật có nhiều loại do các chủ thể khác nhau thực hiện, do đó có nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Mỗi loại vi phạm pháp luật xâm hại quan hệ xã hội cũng như khách thể được pháp luật bảo vệ khác nhau và có tính chất nguy hiểm khác nhau, do đó trách nhiệm pháp lý tương ứng cũng không thể giống nhau.

Nội dung của trách nhiệm pháp lý thể hiện trên thực tế ở hậu quả bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật hoặc chủ thể theo quy định của pháp luật phải gánh chịu

Ở đây hậu quả bất lợi có thể là sự tước đoạt hoặc hạn chế về quyền hoặc lợi ích đối với chủ thể. Các biện pháp được coi là tước đoạt hoặc hạn chế đối với chủ thể trên thực tế rất đa dạng và linh hoạt, phù hợp với đặc thì của mỗi loại vi phạm. Có thể là sự tước đoạt hoặc hạn chế về mặt tài sản, các quyền về nhân thân và tính mạng.

Xét về bản chất đó là nội dung thể hiện sự phản ứng của Nhà nước, xã hội nhằm đòi hỏi chủ thể có liên quan phải chịu trách nhiệm về việc khôi phục và bảo vệ quan hệ xã hội đã bị xâm hại.

Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý trước thể giúp ngăn ngừa, giáo dục cũng như cải tạo những chủ thể vi phạm pháp luật. Chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật trước pháp luật về hành vi sai phạm của mình.

Trách nhiệm pháp lý sẽ giúp nâng cao ý thức của mọi người, giúp mọi người tôn trọng và chấp hành đúng theo những quy định pháp luật của nhà nước ban hành.

Dựa trên những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý sẽ củng cố lòng tin cho người dân về công lý, về pháp luật, từ đó xây dựng một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn.

Phân loại trách nhiệm pháp lý

Anh Nghĩa (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải thích như sau:

Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, khi đi làm ở công ty thì tôi có phát sinh tình cảm với một cô đồng nghiệp là Nga, tuy nhiên tôi được biết thì Nga đã có chồng và 2 con ở quê. Mặc dù biết Nga đã có gia đình nhưng do cả hai đều có tình cảm nên chúng tôi vẫn quyết định về ở chung với nhau trong những ngày làm trên Hà Nội.

Tuần trước chồng Nga là anh Hiếu có bất ngờ lên Hà Nội thăm thì phát hiện Nga và tôi đang sống cùng nhau. Lúc này thì hai bên có xảy ra xô xát, anh Hiếu có nói sẽ kiện tôi đi tù vì tội phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác. Hiện tôi rất lo lắng không biết giải quyết thế nào.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi với hành vi vi phạm này thì tôi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì? Liệu tôi có phải bị đi tù như anh Hiếu nói hay không?

Mong Luật sư có thể sớm giải thích cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Trách nhiệm pháp lý được phân loại như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Nghĩa, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ Tổng đài pháp luật! Dựa trên những thông tin mà anh Nghĩa cung cấp bên trên, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc của anh như sau:

Trách nhiệm pháp lý thông thường sẽ được chia thành: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật.

Trách nhiệm hình sự:

Đây là loại trách nhiệm pháp lý thể hiện thái độ trừng trị nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người phạm tội. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước nó thể hiện ở bán án kết tội của tòa án, hình phạt đối với người phạm tội và dấu hiệu án tích của người đó. Cơ sở trách nhiệm hình sự là vi phạm pháp luật hình sự hay là tội phạm.

Trách nhiệm hành chính:

Trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể phải gánh chịu khi có vi phạm hành chính. Khác với trách nhiệm hình sự thì trách nhiệm hành chính chủ yếu do các chủ thể quản lý hành chính áp dụng đối với mọi chủ thể khi có hành vi vi phạm hành chính. Hơn nữa trách nhiệm hành chính có thể được áp dụng đồng thời cùng với các loại trách nhiệm pháp lý khác chẳng hạn như trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự chỉ ngoại trừ trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm dân sự:

trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu khi có vi phạm dân sự hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Trách nhiệm dân sự do tòa án áp dụng. Trong trường hợp chủ thể không tự giác thực hiện bản án sẽ được cơ quan thi hành án thực thi bằng biện pháp bắt buộc đối với chủ thể. Cũng giống như chủ thể trong trách nhiệm hành chính, chủ thể trong trách nhiệm dân sự có thể là các cá nhân hoặc tổ chức.

Trách nhiệm kỷ luật:

Trách nhiệm kỷ luật phát sinh do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm các quy tắc xác lập trật tự nội bộ đơn vị, cơ sở. Nó có thể được xem xét theo từng lĩnh vực, chẳng hạn trách nhiệm của cán bộ công chức trong quản lý nhà nước, trách nhiệm trong lĩnh vực lao động, trong đào tạo hoặc nghiên cứu… Trách nhiệm kỷ luật do chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức gắn với quan hệ lệ thuộc khi có vi phạm pháp luật.

Dựa vào những phân tích bên trên, áp dụng trong trường hợp cụ thể của anh Nghĩa có thể thấy anh mặc dù biết chị Nga đã có gia đình ở quê tuy nhiên vẫn cố tình qua lại và sinh sống như vợ chồng với chị Nga ở Hà Nội. Hành vi này của anh xâm phạm đến chế độ hôn nhân một vợ một chồng được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên dựa vào những thông tin mà anh cung cấp thì xét thấy hành vi này chưa đủ các yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng được Bộ luật hình sự 2015 quy định tại Điều 182.

Vì vậy lúc này anh Nghĩa sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng được quy định cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c)Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

Tuy nhiên nếu trường hợp anh đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn cố tình vi phạm, tiếp tục qua lại với chị Nga thì lúc này anh có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng được quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các loại trách nhiệm pháp lý hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.705 để được hỗ trợ tận tình nhất.

>>> Xem thêm: Ngoại tình bị xử lý thế nào? – Theo quy định mới nhất 2022

So sánh trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính nếu ý nghĩa của việc So sánh

Ví dụ về trách nhiệm pháp lý

Ví dụ về trách nhiệm hình sự

Anh A và chị B có quen biết và yêu nhau trên mạng xã hội. Do anh A biết chị B gặp khó khăn về kinh tế nên anh A có hẹn B đến nhà nghỉ để đề nghị được giúp đỡ. Tại đây chị B có tự nguyện quan hệ tình dục với anh A. Tuy nhiên do sự gia đình phát hiện nên chị B sau đó đã cắt đứt liên lạc với anh A.

Tuy nhiên lúc này anh A thường xuyên nhắn tin đe dọa chị B nếu không tiếp tục quan hệ qua lại với A thì A sẽ tung hết hình ảnh cũng như video nhạy cảm của hai người lên mạng. Do lo sợ nên chị B đã miễn cưỡng đồng ý qua lại với A.

Trong trường hợp này do có đủ các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự 2015 nên anh A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm, phải gánh chịu khung hình phạt thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất lên đến 18 năm tù.

Ví dụ về trách nhiệm dân sự:

A và B ký với nhau một hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng thể hiện việc A có nghĩa vụ phải giao đúng và đủ số lượng hàng hóa vào ngày giờ và địa điểm mà Y ấn định. Còn B có nghĩa vụ giao trả đầy đủ tiền vào thời điểm A giao đủ hàng. Đến ngày thực hiện hợp đồng A đã giao đầy đủ số hàng hóa và đúng thời gian địa điểm như đã thỏa thuận, Tuy nhiên B lại cố tình chậm trễ việc trả tiền dẫn đến A bị thiệt hại.

Trong trường hợp này do B có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng do đó B phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý liên quan đến hành vi vi phạm của mình chẳng hạn như phải trả toàn bộ số tiền hàng như đã thỏa thuận và bồi thường thiệt hại cho A.

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? – Luật dân sự 2022

Ví dụ về trách nhiệm hành chính:

Công ty A kinh doanh vận chuyển hàng hóa sang biên giới. Tuy nhiên tại thời điểm bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thì công ty A lại không xuất trình được hóa đơn cũng như chứng từ mua bán để chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa mà mình vận chuyển.

Trong trường hợp này công ty A sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Ví dụ về trách nhiệm kỷ luật:

Công ty A có quy định trong nội quy của công ty là thời gian làm việc sẽ bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Chị B là nhân viên của công ty, tuy nhiên chị thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ và ra về sớm lúc 4h30 chiều.

Trong trường hợp này hành vi của chị B là trái với quy định của công ty, là hành vi vi phạm kỷ luật. Do đó chịu B sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật mà công ty ban hành.

Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Quốc gia cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Cơ sở để tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý của quốc gia là hành vi vi phạm luật quốc tế. Để xác nhận sự tồn tại của hành vi này, cần phải xác định có hành vi xử sự được thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động của quốc gia thực hiện, đồng thời hành vi xử sự đó là hành vi xâm phạm các nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia đã tự nguyện cam kết.

Trong trường hợp hành động, trách nhiệm của quốc gia là sẽ hiểu khi không thực hiện các hành vi mà luật quốc tế yêu cầu phải thực hiện. Còn trường hợp không hành động thì quốc gia phải hahs chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế khi không thực hiện những hành vi cần thiết để ngăn chặn những sự kiện vi phạm pháp luật. Quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi xử sự của chính mình bởi vì quốc gia là chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Năng lực chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý được quy định như thế nào?

Chị Mai (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn như sau:

Con tôi là cháu Quỳnh năm nay cháu mới tròn 17 tuổi. Gần đây khi đi học, do xảy ra mâu thuẫn nên cháu Quỳnh có đánh bạn ở lấy làm cho người bạn này thương tích phải nhập viện điều trị 2 ngày. Gia đình người này yêu cầu con tôi phải bồi thường chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí do gây tổn hại đến tinh thần của con họ, tổng là 10 triệu đồng.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, con tôi trong trường hợp này chưa đủ 18 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm là bồi thường cho gia đình người bạn kia hay không? Nếu có thì tôi là mẹ của cháu có phải lấy tiền của mình để bồi thường thay hay không?

Mong Luật sư có thể sớm tư vấn cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý được quy định như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Mai, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật! Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể sau đây cho những vướng mắc của chị:

Năng lực của chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý sẽ là khác nhau đối với mỗi loại trách nhiệm pháp lý nhất định. Chủ thể khi có hành vi vi phạm pháp luật và thỏa mãn các điều kiện riêng biệt của từng lĩnh vực thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật đó. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm hình sự:

Chủ thể là cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

– Đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

– Có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

– Thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định

– Không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định

– Bị tuyên bố là có tội bằng bản án của Tòa án

Chủ thể là tổ chức phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện giống như đối với cá nhân tuy nhiên khác điều kiện về chủ thể đó là chỉ những loại tội phạm và những tổ chức là pháp nhân được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm dân sự:

Chủ thể có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức phải chịu trách nhiệm pháp lý dân sự khi:

– Không thuộc các trường hợp không phải chịu trách nhiệm như do các bên thỏa thuận được miễn hoặc do không có lỗi trong việc gây thiệt hại,…

– Có đủ năng lực hành vi dân sự như đủ độ tuổi, có tài sản để bồi thường,…

– Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

– Có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho chủ thể khác

– Là bên chủ động thực hiện trách nhiệm dân sự hoặc bị buộc thực hiện trách nhiệm dân sự bởi Tòa án,

Trọng tài thương mại,…

Trách nhiệm hành chính:

Chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm hành chính khi:

– Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính được quy định trong từng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng lĩnh vực cụ thể

– Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước

– Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính không phải là tội phạm

– Đạt đủ độ tuổi (từ 14 tuổi trở lên), nếu là tổ chức thì phải được thành lập hợp pháp

Trách nhiệm kỷ luật:

Tùy thuộc từng ngành nghề, lĩnh vực mà năng lực chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý cũng có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn như:

– Chủ thể là nế công chức, viên chức thì phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm kỷ luật đối với công chức, viên chức

– Nếu chủ thể là Đảng viên thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu vi phạm điều lệ của Đảng và các văn bản khác quy định về trách nhiệm, quyền hạn cũng như nhiệm vụ của Đảng viên

– Nếu chủ thể là cán bộ thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, công việc thuộc thẩm quyền của mình theo quy định pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý của quốc gia, vùng lãnh thổ trong quan hệ quốc tế:

Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của các quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ tùy thuộc quy định tại từng thỏa thuận, thỏa ước, hiệp ước, công ước.. mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó tham gia ký kết, thực hiện và được quy định tại các văn bản pháp luật quốc tế.

Xét trong trường hợp của chị Mai ở trên, có thể thấy con chị là cháu Quỳnh có hành vi đánh bạn gây thương tích khiến người bạn này phải nằm viện điều trị 2 ngày. Như vậy cháu Quỳnh lúc này là chủ thể có lỗi, gây ra thiệt hại về tinh thần cũng như sức khỏe cho người bạn kia.

Tuy nhiên như những thông tin mà chị cung cấp thì hành vi của cháu Quỳnh cũng như thiệt hại gây ra chưa đủ các yếu tố cấu thành để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015, do đó trách nhiệm hình sự lúc này sẽ không được đặt ra.

Như những thông tin mà chị cung cấp thì cháu Quỳnh khi gây thiệt hại là đã tròn 17 tuổi, do đó Căn cứ theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, thì lúc này cháu Quỳnh đã đủ tuổi chị trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Lúc này cháu Quỳnh sẽ thuộc trường hợp là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại.

Vì vậy căn cứ vào những thông tin mà chúng tôi phân tích ở trên, đồng thời theo khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 thì lúc này cháu Quỳnh sẽ phải bồi thường cho bạn mình bằng chính tài sản của cháu. Nếu trường hợp cháu Quỳnh không có tài sản, hoặc có nhưng tài sản của cháu không đủ để có thể bồi thường thì chị lúc này là mẹ cháu phải có nghĩa vụ bồi thường phần còn thiếu bằng chính tài sản của chị.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.633.705 để được tư vấn Luật dân sự nhanh chóng và chính xác nhất.

So sánh trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính nếu ý nghĩa của việc So sánh

Khi nào chủ thể được miễn trách nhiệm pháp lý?

Chị Hương (Lai Châu) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, chồng tôi từ trước đến nay làm nghề lái tàu, thường sẽ nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Gần đây chồng tôi có ký với ông Biên một hợp đồng vận chuyển hàng hóa, với đối tượng là 20 tấn gạo.

Tuy nhiên gần đến ngày vận chuyển hàng như thỏa thuận thì có thông tin bão sắp đổ bộ. Tôi có thông báo việc này cho ông Biên và đề nghị chuyển ngày vận chuyển sang một ngày khác vì việc vận chuyển hàng hóa trong những ngày bão có thể gây ra thiệt hại.

Tuy nhiên ông Biên không đồng ý, do đó tôi và ông Biên có thỏa thuận với nhau nếu xảy ra thiệt hại thì ông Biên sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đến ngày vận chuyển, do bão quá to, cùng với việc mưa lũ nên đã cuốn trôi mất 2 phần 3 số hàng hóa trên. Ông Biên lúc này lại yêu cầu tôi bồi thường toàn bộ thiệt hại với lý do tôi không cẩn thận trong quá trình vận chuyển.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phải chịu trách nhiệm pháp lý là bồi thường như ông Biên nói hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Hương, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi trên của chị chúng tôi xin được đưa ra những lời giải thích cụ thể như sau:

Miễn trách nhiệm pháp lý sẽ được hiểu là khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng được pháp luật quy định không phải chịu.

Thông thường trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý áp dụng khi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan không có năng lực trách nhiệm pháp lý chẳng hạn chưa đủ tuổi, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả nhận thức, làm chủ hành vi…, thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lý, hoặc cũng có thể do thay đổi chính sách pháp luật, hoặc là do được bên có quyền chấp thuận cho miễn.

Chủ thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự trong các trường hợp đó là:

– Tại thời điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do có sự thay đổi chính sách pháp luật làm cho hành vi phạm tội đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

– Khi có quyết định đại xá

– Có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu tại thời điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, chủ thể mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc cũng có thể chủ thể thực hiện tự thú, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất có thể về thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc có công lao lớn được Nhà nước ghi nhận

Chủ thể được miễn trách nhiệm dân sự trong các trường hợp đó là:

– Chủ thể vi phạm nghĩa vụ trong trường hợp bất khả kháng

– Do các bên thỏa thuận nếu xảy ra hành vi vi phạm cũng không bị truy cứu trách nhiệm dân sự

– Thuộc trường hợp mà các bên trong quan hệ dân sự quy định được miễn trách nhiệm

– Thuộc trường hợp mà pháp luật khác quy định là miễn trách nhiệm

Xét trong trường hợp của chị Hương có thể thấy, chồng chị và ông Biên có ký với nhau một hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên khi gần đến ngày vận chuyển thì có thông tin có bão, chồng chị đã gọi cho ông Biên để yêu cầu rời ngày vận chuyển nhưng ông Biên lúc này không đồng ý vì vậy việc vận chuyển hàng hóa vẫn được diễn ra. Tuy nhiên giữa chồng chị và ông Biên đã có một thỏa thuận thể hiện việc nếu việc vận chuyển xảy ra rủi ro thì ông Biên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tại khoản 5 Điều 534 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên vận chuyển đó là:

“Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Có thể thấy việc ông Biên quyết định tiếp tục vận chuyển hàng hóa khi có bão thể hiện việc ông đang tự nhận thức và chấp nhận việc việc vận chuyển có thể sẽ gặp phải rủi ro. Đồng thời giữa chồng chị và ông Biên cũng đã có thỏa thuận về việc người gánh chịu rủi ro trong trường hợp này sẽ là ông Biên.

Do đó căn cứ vào những phân tích trên đây chồng chị lúc này sẽ được miễn các trách nhiệm pháp sinh do làm mất, hư hỏng hàng hóa. Nhưng chồng chị phải chứng minh được mình đã thông báo cho ông Biên biết về yêu cầu rời ngày vận chuyển do bão mà ông Biên không đồng ý và thỏa thuận chịu rủi ro giữa chồng chị và ông Biên là làm căn cứ miễn trách nhiệm dân sự.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để được chúng tôi nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì? Đặc điểm và hình thức hợp đồng dân sự

Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý

Anh Đoàn (Hà Giang) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau:

Hai hôm trước trên đường đi làm về lúc đó là khoảng hơn 19h, lúc đó trời còn khá sáng, cộng với việc do chủ quan nên tôi không bật đèn chiếu sáng xe máy mà cứ thế điều khiển xe về nhà. Đi được một đoạn thì tôi bị lực lượng Cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe, sau đó xử phạt với lỗi không bật đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên theo như tôi biết thì lực lượng Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ là thực hiện các biện pháp vũ trang nhằn bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Còn việc xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông sẽ là nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc lực lượng Cảnh sát cơ động xử phạt vi phạm giao thông là có đúng thẩm quyền hay không?

Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Đoàn, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi trên của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý được quy định như sau:

– Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sư:

Hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau như Cơ quan điều tra, cơ quan có chức năng điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Nếu so sánh với những hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý khác thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng gay gắt nhất của Nhà nước, mang lại hậu quả nặng nề nhất đối với người phạm tội.

Do đó các chủ thể có thẩm quyền trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.

– Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính:

Hoạt động này được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, gồm Ủy ban nhân dân các cấp, Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Thuế, Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ thủy nội thủy, Cảng vụ hàng không, Cơ quan Thi hành án dân sự…

Hoạt động này thể hiện phản ứng của Nhà nước ở mức độ thấp hơn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên nó cũng mang đến những hậu quả khá nặng nề đối với người vi phạm, do đó các chủ thể có thẩm quyền cũng phải tuân thủ đầy đủ những quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

–Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm dân sự:

+ Hoạt động này được tiến hành bởi Tòa án, Trọng tài thương mại…

+ Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm kỷ luật: Được tiến hành bởi Thủ trưởng cơ quan hoặc đơn vị, Giám đốc trường Đại học, Giám đốc học viện, Bộ trưởng, Vụ trưởng,…

Áp dụng vào trong trường hợp cụ thể của anh Đoàn ở trên có thể thấy theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2015/TT-BCA thì quyền hạn của lực lượng Cảnh sát cơ động có bao gồm việc “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền”.

Hơn nữa tại khoản 3 Điều 74 Quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng có quy định:

“Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:”

Như vậy trong trường hợp này, việc Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm của anh Đoàn là hoàn toàn hợp lý, không trái với quy định của pháp luật.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý, hãy nhấc máy và kết nối ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Truy cứu trách nhiệm pháp lý

Chị Chi (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi và chồng đều là bác sĩ khoa tâm thần, công tác tại Bệnh viện công A. Từ năm ngoái đến nay, trong quá trình khám chữa bệnh tôi đã cố tình kê sai số lượng để bắt xén bớt đơn thuốc cũng như vậy tư của các bệnh nhân đang được điều trị ở bệnh viện. Sau đó tôi đưa số thuốc này cho chồng tôi để mang ra ngoài bán lấy tiền. Từ lúc thực hiện hành vi đó đến nay chúng tôi đã kiếm được khoảng gần 200 triệu đồng.

Lúc đầu chúng tôi chỉ muốn kiếm thêm một ít tiền bên ngoài, tuy nhiên càng ngày chúng tôi càng bị đồng tiền che mờ mắt. Hiện hành vi này của vợ chồng tôi đã bị ban Giám đốc của bệnh viện biết được.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của vợ chồng tôi sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về lỗi gì? Liệu chúng tôi có phải đi tù hay không?

Mong Luật sư có thể sớm giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>>> Tư vấn về hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý trong từng lĩnh vực cụ thể, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào chị Chi, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những băn khoăn, thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật!. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những lý giải cụ thể cho vấn đề của chị, đó là:

Hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành vi của những chủ thể mang quyền lực nhà nước, được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định nhằm xác định hình thức trách nhiệm pháp lý và áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp cụ thể.

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đòi hỏi phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản như sau:

– Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

– Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.

– Bảo đảm sự công bằng và nhân đạo trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý

– Bảo đảm tính phù hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý, nghĩa là cần phải cá biệt hoá biện pháp trừng phạt đối với mỗi chủ thể cụ thể, phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà họ gây ra

Căn cứ vào tính chất của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý thì truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ được chia thành 4 loại đó là:

– Hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự: hoạt động này chỉ được tiến hành trên cơ sở trách nhiệm hình sự để áp dụng hình phạt đối với cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội.

– Hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính: được tiến hành trên cơ sở trách nhiệm hành chính của cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhằm áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính đối với các cá nhân hay tổ chức đó.

– Hoạt động truy cứu trách nhiệm dân sự: có cơ sở là trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự phát sinh khi cá nhân, tổ chức có hành vi gây thiệt hại về vật chất cho cá nhân hay tổ chức khác hoặc làm tổn hại tinh thần cho cá nhân; khi không có vi phạm nhưng thuộc những trường hợp pháp luật quy định có trách nhiệm dân sự; khi sở hữu các tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, khi vợ, chồng đã ly hôn mà một bên cần được cấp dưỡng.

– Hoạt động truy cứu trách nhiệm kỷ luật: Cơ sở để tiến hành hoạt động này là trách nhiệm kỷ luật của cán bộ công công chức… phát sinh khi cán bộ, công chức có hành vi vi phạm các quy định nội bộ của cơ quan; vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính.

Quay trở lại với trường hợp của chị Chi bên trên, như chị trình bày thì cả chị và chồng đều là bác sĩ và được giao nhiệm vụ quyền hạn là khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Với cương vị là một bác sĩ thì đáng ra vợ chồng chị phải nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ mà mình được giao phó. Tuy nhiên ngược lại thì vợ chồng chị lại thực hiện những hành vi vi phạm đạo đức, trái với lương tâm của một người bác sĩ và hơn hết là vi phạm những quy định của pháp luật.

Xét thấy hành vi vi phạm của vợ chồng chị có đủ các dấu hiệu cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hơn nữa trong trường hợp này hành vi của vợ chồng chị rất có thể bị xem là hành vi phạm tội có tổ chức vì hành vi này có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, có sự bàn bạc về kế hoạch thực hiện cũng như có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Vì vậy căn cứ vào những phân tích của chúng tôi ở trên thì vợ chồng chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 356 Bộ luật hình sự 2015 thì chị và chồng chị có thể gánh chịu khung hình phạt từ 5 năm đến 10 năm tù giam tùy và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng như những tình tiết khác của hành vi vi phạm.

Đồng thời vợ chồng chị còn có thể phải chịu thêm hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 4 Điều 356 Bộ luật hình sự 2015 đó là bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.633.705 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

Phân biệt vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Anh Hải (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, mẹ em có vay của một người quen là bà Uyên số tiền là 100 triệu đồng với mức lãi suất là 15% một tháng. Mẹ em mượn số tiền này đến này cũng được hơn 1 năm. So với số tiền lãi 20% mà nhà nước quy định thì số tiền lãi mà bà Uyên thu của mẹ em đến nay cũng chênh lệch khoảng gần 100 triệu.

Tuy nhiên gần đây do dịch bệnh khó khăn nên mẹ em vẫn chưa trả được hết số nợ trên. Mẹ em có xin bà Uyên cho gia hạn nợ và giảm số tiền lãi, nhưng khi biết mẹ con em khó khăn thì chị Uyên bắt trả đủ toàn bộ cả ốc và lãi trong vòng 1 tuần nếu không thì sẽ đến tịch thu nhà của mẹ con em.

Vậy Luật sư cho em hỏi với mức lãi suất bà Uyên cho em em vay như trên thì có được xem là một hành vi vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì bà Uyên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

Mong Luật sư có thể sớm giải thích cho em vấn đề trên, em xin chân thành cảm ơn!”

>>> Luật sư tư vấn sự khác nhau cơ bản giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào anh Hải, cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với Tổng đài pháp luật! Dựa theo những thông tin mà anh cung cấp bên trên, chúng tôi xin được đưa ra lời giải thích cụ thể cho những vấn đề của anh như sau:

Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý trên thực tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên giữa chúng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể:

Vi phạm pháp luật

Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

– Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:

+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, nghĩa là bằng hành vi thực tế của cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội. Hành vi này có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.

+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật nghĩa là xử sự trái với các quy định của pháp luật.

+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.

+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, nghĩa là khi thực hiện hành vi trái pháp luật thì chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và hậu quả mà hành vi đó gây ra. Đồng thời điều khiển được hành vi của mình.

+ Vi phạm pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nghĩa là xâm phạm nội dung của quan hệ pháp luật đó.

Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu, thể hiện qua việc họ phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, thông thường sẽ được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

+ Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định.

+ Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.

+ Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu. Nó thể hiện qua việc chủ thể sẽ phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… tùy theo chế tài trong từng lĩnh vực cụ thể

+ Trách nhiệm pháp lý sẽ phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

+ Vi phạm pháp luật là tiền đề, là cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân, tổ chức. Ngược lại thì trách nhiệm pháp lý sẽ là hậu quả của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật , và sẽ chỉ phát sinh khi có sự việc vi phạm pháp luật xảy ra.

+ Trách nhiệm pháp lý sẽ được điều chỉnh trong phạm vi quan hệ pháp luật nhất định và được thực hiện bởi hai chủ thể đó là Nhà nước và cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Trở lại với vấn đề của anh Hải ở trên, theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì các bên trong quan hệ cho vay tài sản sẽ có quyền thỏa thuận với nhau về mức lãi suất tuy nhiên mức lãi suất này sẽ không được phép vượt quá 20% trên một năm. Trong trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá mức lãi suất giới hạn mà pháp luật quy định là 20% trên năm thì lúc này mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Theo những thông tin mà anh cung cấp thì mẹ anh có vay của bà Uyên số tiền là 100 triệu đồng với mức lãi suất là 15% một tháng, tương ứng với 180% trên một năm. Mức lãi suất thỏa thuận này cao hơn gấp 9 lần với mức lãi suất giới hạn là 20% trên một năm được pháp luật quy định. Hơn nữa như anh trình bày thì số tiền thu lợi bất chính từ hành vi này của bà Uyên là gần 100 triệu đồng.

Do đó có thể thấy bên chủ nợ là bà Uyên trong trường hợp này đã có hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể là theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì bà Uyên có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Với hành vi vi phạm của mình bà Uyên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình và có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm.

Vì vậy trong trường hợp này mẹ anh hoàn toàn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của bà Uyên đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác để tố giác về hành vi cho vay nặng lãi này.

Trên đây là nội dung bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề xoay quanh trách nhiệm pháp lý. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ có cho mình một cái nhìn tổng quát về trách nhiệm pháp lý và những hậu quả bất lợi khi phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý, từ đó có thể tự điều chỉnh được những xử sự của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc của các bạn vui lòng kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.