So sánh ưu điểm của hệ điều hành Windows và Ubuntu

Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành để sử dụng cho một chiếc máy tính cá nhân, phục vụ đủ loại nhu cầu của người dùng, có thể kể tới như Windows, MacOS, Ubuntu, SkyOS, SteamOS... Do đó, nếu bạn đang cân nhắc việc lựa chọn hệ điều hành nào sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình là điều không dễ dàng Với 3 hệ điều hành phổ biến hiện nay là Mac, Windows và Linux, đâu là lựa chọn thích hợp? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ ưu và nhược điểm của từng nền tảng để từ đó đưa ra quyết định hợp lý.

Show

1. Windows

Microsoft Windows (hoặc đơn giản là Windows) là tên của một họ hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính.

Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows được Microsoft ra mắt vào năm 1985.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều phiên bản khác nhau, Windows đã dần trở nên phổ biến, nắm giữ hơn 90% thị phần trong thị trường máy tính cá nhân thế giới.

Microsoft chọn tên Windows để đặt tên cho hệ điều hành máy tính huyền thoại của mình vì những nội dung của hệ điều hành hiển thị trên màn hình trong những cửa sổ (window) khác nhau.

Giao diện của những hệ điều hành ban đầu cực kì đơn giản, tương tác với người dùng chủ yếu qua các dòng lệnh đơn thuần. Những phiên bản gần đây đã có sự cải thiện rõ nét người dùng tương tác với hệ hệ điều hành gần như hoàn toàn bằng giao diện mà không phải sử dụng lệnh như trước kia.

So sánh ưu điểm của hệ điều hành Windows và Ubuntu

Ưu điểm

  • Tính tương thích cao: Vốn là một nền tảng chiếm thị phần sử dụng cao nhất hiện nay nên cũng không có gì khó hiểu khi hầu hết các nhà sản xuất đều đầu tư xây dựng phần mềm cũng như sản xuất phần cứng hỗ trợ cho hệ điều hành Windows.

  • Dễ sử dụng: Sử dụng cũng như quản lý hoàn toàn bằng giao diện giúp người dùng dễ dàng sử dụng nhất là từ Windows 8 trở lên có hỗ trợ tốt cho các màn hình cảm ứng. Các phiên bản hệ điều hành Windows tiếp theo luôn được kế thừa những tính năng cơ bản của phiên bản tiền nhiệm, giúp người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng.

  • Phong phú ứng dụng: Có thể nói rằng, Windows hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng bạn cần và nhiều hơn rất nhiều, vượt trội hơn so với các hệ điều hành khác. Đơn giản một điều, các nhà viết ứng dụng luôn muốn nhắm đến một thị trường có số người sử dụng đông đảo như Windows. Không những thế bắt đầu từ Windows 8, Microsoft đã đầu tư một giao diện Metro hoạt động song song với giao diện Desktop quen thuộc, và điểm đặc biệt trên giao diện Metro này chính là kho ứng dụng Windows Store. Gần đây, số lượng ứng dụng đã bắt đầu tăng lên rất nhanh và nếu bạn đang sở hữu một thiết bị có màn hình cảm ứng thì sẽ thật sự tuyệt vời khi sử dụng những ứng dụng này.

Nhược điểm

  • Chứa nhiều mã độc: Lượng người dùng đông đảo cũng là mục tiêu thu hút sự quan tâm của các tin tặc, hacker, … Do đó, các virus, phần mềm gián điệp, mã độc… đều được viết để hoạt động trên nền tảng này. Việc tăng cường bảo mật yêu cầu người dùng phải cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên và đầy đủ, tuy vậy Windows dường như chưa bao giờ hết phát sinh những vấn đề.

  • Quá trình cài đặt: Sau khi cài xong hệ điều hành Windows, để có thể sử dụng được, bạn còn phải cài đặt thêm rất nhiều tiện ích, phần mềm đi kèm khác như driver phần cứng, phần mềm diệt virus,… Công đoạn cài đặt này tốn khá nhiều công sức và thời gian.

  • Tiêu hao tài nguyên phần cứng: Vì nhu cầu xây dựng giao diện càng đẹp và thân thiện nên hệ điều hành càng ngày càng nặng đồng nghĩa với việc yêu cầu về phần cứng cao hơn sau mỗi thế.

  • Không tận dụng hết phần cứng: Có một vấn đề mình thấy khá là buồn cười khi. Nhiều bạn càng nghĩ rằng hệ điều hành chiếm dụng càng ít RAM càng tốt. Nhưng mình lại thấy đó là vô cùng lãng phí tại sao chúng ta bỏ tiền ra mua 1 chiếc RAM 8Gb mà lúc nào RAM cũng còn thừa 4Gb trống. Thay bằng để trống nếu hệ thống tận dụng hết 4G để làm việc sẽ đem đến trải nghiệm người dùng tốt hơn.

  • Có khá nhiều rác trong quá trình sử dụng: Dù sử dụng cũng như quản lý file khá cẩn thận nhưng khoảng 2 năm mình lại phải cài lại hệ điều hành 1 lần vì không thể dọn dẹp hết rác.

2. Ubuntu

Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd. Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng việc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển.

Mark Shuttleworth đã đứng ra tập hợp một nhóm nhỏ các nhà phát triển Debian, cùng nhau thành lập nên Canonical. Họ lên kế hoạch tạo ra một hệ điều hành Linux dễ dàng cho mọi người sử dụng. Cuối cùng họ đã thành công khi bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20 tháng 10 năm 2004, phiên bản 4.1.0 – mang mã là “Warty Warthog” đã thu hút được sự quan tâm trên toàn cầu của hàng ngàn người yêu thích phần mềm miễn phí cùng với các chuyên gia, cùng tham gia cộng đồng Ubuntu

Ubuntu là từ có nguồn gốc ngôn ngữ Châu Phi cổ, có nghĩa là “tình người”. Vì thế ubuntu không chỉ hướng đến lợi ích kinh tế mà còn quan tâm đến cả lợi ích xã hội. Bằng chứng là, Ubuntu được cung cấp dưới dạng mã nguồn mở tự do và hoàn toàn miễn phí. Canonical cũng chính là công ty tài trợ cho Ubuntu sẽ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật với mục đích cuối cùng của việc này là để tận dụng khả năng của các nhà phát triển để ngày càng cải thiện, nâng cao nền tảng của hệ điều hành.

So sánh ưu điểm của hệ điều hành Windows và Ubuntu

Ưu điểm

  • Ubuntu hoàn toàn miễn phí: Với đặc trưng là một mã nguồn mở nên Ubuntu hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể thoải mái tải về, sử dụng và chia sẻ mà không phải trả bất cứ chi phí nào. Không những thế, bạn có thể nghiên cứu cách chúng hoạt động, dựa vào đó để phát triển và phân phối chúng.

  • Bảo mật cao: Không thể nói Ubuntu không có virus. Tuy nhiên, so với Windows vốn cần sử dụng phần mềm chống virus, các rủi ro phần mềm độc hại liên quan đến Ubuntu không đáng kể. Điều này là nhờ Ubuntu có phương pháp chống virus tích hợp với tường lửa riêng biệt. Việc không cần trang bị phần mềm chống virus sẽ giúp giảm các chi phí phát sinh cho vấn đề này

  • Được hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng: Ubuntu có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng các nhà phát triển

  • Không yêu cầu hệ thống cao cấp: Ubuntu Unity chỉ yêu cầu hệ thống dùng CPU tốc độ từ 700MHZ, Ram 512Mb, ổ cứng 5G. Không những thế khi chiếc máy tính của bạn có dấu hiệu về hưu vì cấu hình đã lỗ thời thì việc chuyển qua dùng Ubuntu cũng sẽ giúp cải thiện hiệu năng của máy hơn rất nhiều. Mình đã từng thử khi cùng cài đặt Ubuntu và Windows trên cùng một chiếc máy tính thì bao giờ các thao tác cũng như phần mềm sử dụng trên Ubuntu đem lại tốc độ nhanh hơn.

  • Hỗ trợ giao tiếp trên cửa sổ terminal: Đây là một tính năng rất hữu dụng với các lập trình viên và đặc biệt là các nhà quản trị hệ thống thì việc sử dụng terminal trong rất nhiều tình huống là bắt buộc do máy tính không hỗ trợ GUI ví dụ như khi làm việc trên server cài Linux không có GUI hoặc một số tác vụ không hỗ trợ UI. Trong nhiều trường hợp khác thì sử dụng Terminal cũng sẽ nhanh và hiệu quả hơn sử dụng giao diện GUI.

  • Hỗ trợ tạo Ram ảo: Với những máy có cấu hình yếu Ubuntu còn hỗ trợ sử dụng lấy dung lượng trống trên ổ cứng để chuyển thành Ram tạm thời để sử dụng

Nhược điểm

  • Khó dùng, khó làm quen: Vì hệ điều hành có giao diện khá là thuần cơ bản nên đôi khi hơi khó sử dụng với những người không có quá nhiều kiến thức về máy tính và còn chưa kể nhiều ứng dụng không có giao diện GUI cũng như có nhiều lệnh phải nhớ.

  • Thiếu hụt phần mềm chuyên dụng cao: Vì đáp ứng đối tượng là người dùng phổ thông nên Ubuntu chưa có nhiều phần mềm chuyên dụng cao như Photoshop, Microsoft office, Skype ... Hiện tại Ubuntu cũng đang đẩy mạnh việc này nhưng giải quyết nó không phải chuyện 1 sớm 1 chiều được.

  • Bộ gõ tiếng việt trên Ubuntu vẫn còn nhiều lỗi: Trong quá trình sử bộ gõ tiếng việt trên Ubuntu hay gặp lỗi nhất là với những người hay chuyển đổi giữa 2 bộ gõ Tiếng Anh và Tiếng Việt

  • Có thể can thiệp quá sâu: Vì là mã nguồn mở cho người dùng xây dựng và phát triển trên hệ điều hành dẫn đến đôi lúc người dùng không hiểu có thể can thiệp vào hệ thống gây ra lỗi.

3. MacOS

MacOS (là từ viết tắt của Macintosh Operating System) là một hệ điều hành có giao diện cửa sổ, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1984, được phát triển bởi công ty Apple. Hệ điều hành MacOS được nhắc đến đến như một nền tảng hệ điều hành mượt mà, tối ưu cùng giao diện đẹp mắt. Nền tảng này được đánh giá cao bởi sự ổn định, tính bảo mật cao. Về phía cá nhân mình nhìn nhận MacOS như một hệ điều hành nhon nhặt một số tính năng trên cả 2 hệ điều hành Ubuntu và Windows.

Trước năm 2005, hệ điều hành MacOS X dường như chỉ dành cho các máy tính do chính Apple sản xuất, nhưng giờ đây, với việc chuyển đổi sang sử dụng chip Intel Duo Core, các máy tính PowerPC thông thường cũng có thể chạy được hệ điều hành Mac OS với bản vá đặc biệt và ngược lại

So sánh ưu điểm của hệ điều hành Windows và Ubuntu

Ưu điểm

  • Sự ổn định: MacOS của Apple được đánh giá là một nền tảng ổn định, tuy so với Windows không ai hoàn hảo hơn ai nhưng theo nhiều người nhận xét, Mac hoạt động một cách mượt mà hơn.

  • Đồng bộ hóa giữa các thiết bị của Apple: Khi sử dụng cùng lúc các sản phẩm của Apple như iphone, ipad, apple watch, macbook... bạn sẽ dể dàng trong việc kết nối và chia sẻ dữ liệu qua lại đây là một điểm đánh giá khá cao.

  • Sự tiện dụng: Không khó để người mới dùng lần đầu làm quen với hệ điều hành MacOS bởi giao diện đơn giản. Về cơ bản thì giao diện MacOS khá giống Ubuntu nhưng hệ điều hành hỗ trợ cả GUI lẫn lệnh code nên có thể phục vụ được cả nhu cầu người dùng cơ bản lẫn chuyên nghiệp. Nhưng hầu hết những người sử dụng đều đã được làm quen với Windows từ rất sớm nên khi chuyển qua MacOS sẽ cảm thấy hơi ngược và khó sử dụng nhưng khách quan mà nói, Mac được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng.

  • Tính năng bảo mật: Vì việc kiểm soát chặt chẽ các ứng dụng phát triển cũng như số lượng ứng dụng không phong phú như Windows nên số lượng virus trên MacOS được phát hiện ra đến nay là rất ít. Với hệ điều hành OS X (phiên bản OS 10) đã được tích hợp thêm một số phần mềm bảo vệ.

  • MacOS cung cấp một số lượng lớn ứng dụng tối ưu hỗ trợ mạnh mẽ các file nhạc, hình ảnh và chỉnh sửa video. Đó cũng là lý do vì sao hệ điều hành MacOS được khá nhiều anh em làm việc liên quan đến hình ảnh và âm thanh lựa chọn sử dụng.

Nhược điểm

  • Kho ứng dụng còn hạn chế: Do lượng người dùng MacOS so với Windows còn khá ít. Do đó có nhiều ứng dụng chỉ có trên Windows chứ không xuất hiện trên Mac. Hoặc thường là người dùng Mac sẽ phải chờ một thời gian.

  • Không phù hợp để chơi game: Một điểm mình nhận thấy không biết có phải do định hướng phát triển của apple hay không đó là từ phần cứng tới phần mềm trên hệ điều hành này ít được xây dựng phù hợp để chơi game.

  • Bộ phần mềm gõ tiếng việt vẫn còn lỗi: Bộ gõ tiếng việt vẫn còn khá nhiều lỗi trong quá trình sử dụng.

4. Tổng kết

So sánh ưu điểm của hệ điều hành Windows và Ubuntu

Về cảm nhận của người đang sử dụng cả 3 hệ điều hành thì mình rút ra một số kết luận như sau:

  • Nếu bạn cần một hệ điều hành đa dụng tương thích hầu hết ứng dụng hiện nay vừa có thể làm việc vừa có thể giải trí tốt thì Windows là lựa chọn số 1.

  • Nếu bạn muốn tận dụng sức mạnh tối đa của phần cứng hoặc đang sử dụng một chiếc máy tính có cấu hình không quá mạnh muốn có trải nghiệm tốt hơn và các phần mềm bạn sử dụng đều có trên Ubuntu thì còn gì phải suy nghĩ khi chuyển qua Ubuntu.

  • Nếu bạn yêu thích sự ổn định, công việc liên quan đến hình ảnh, âm thanh cũng như đang trong hệ sinh thái của Apple thì MacOS là quyết định không thể tốt hơn.