Soạn bài luyện tập lập luận chứng minh học tốt ngữ văn

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 được trình bày ngắn gọn, chi tiết nhất dưới đây để các em hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học tới.

  Đề bàiChứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

   - Cách lập luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

Lập dàn ý

   a. Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài:

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ: Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen: ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng [luận điểm chính]: Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng:

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay:

   + Các lễ hội [hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …]

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn: tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài:

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

Viết bài

Mở bài 1: Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh.Trong số đó không thể kể đến đạo lí về lòng biết ơn - một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Mở bài 2: Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông, ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

Kết bài 1: Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Kết bài 2: Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để soạn ngữ văn 7 bài Luyện tập lập luận chứng minh file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Đánh giá bài viết

Hướng dẫn Soạn Bài 22 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2

I – Chuẩn bị ở nhà

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Câu 1 trang 51 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Chuẩn bị làm văn với đề trên theo các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn, đặc biệt là Mở bài, Kết bài [ghi vào vở bài tập].

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 51 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Gợi ý:

a] Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?

b] Em hãy diễn giải xem đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn có nội dung như thế nào.

c] Tìm những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn trong thực tế đời sống. Chọn một số biểu hiện tiêu biểu.

– Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không? Hãy kể một số lễ hội như thế mà em biết.

– Các ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa như thế nào?

– Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ngày Thầy thuốc Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

– Người Việt Nam có thể sống thiếu các phong tục, lễ hội ấy được không? Vì sao?

d] Đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

a] Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.

– Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả” và “cây”, “nước” và “nguồn ”, vốn có quan hệ nhân quả nhắc nhở vấn đề nghị luận đã nêu trên.

– Lập luận chứng minh ở đây:

+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.

+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng lí lẽ.

+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.

b] Đạo lí ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.

Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần đó, ngày nay, chúng ta phải biết ơn, kính trọng thế hệ đi trước đã gây dựng, gìn giữ và phát triển những giá trị ấy, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.

c] Những biểu hiện.

– Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên:

+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch.

+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.

+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.

– Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa:

+ Nhớ tới ông bà cha mẹ những người đã khuất.

+ Nhớ công ơn sinh thành vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng hôm nay.

+ Để cho người đang sống nhận ra những gì làm tốt hoặc chưa tốt.

– Những ngày:

+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.

+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy, cô.

+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết đến những người phụ nữ có vai trò lớn lao đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.

+ Thầy thuốc Việt Nam: tôn vinh người thầy thuốc.

→ Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.

d] Đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn – nét đẹp trong nhân cách làm người

– Nó là tấm gương để soi chiếu rèn rũa bản thân.

– Tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Viết đoạn văn tham khảo:

– Mở bài:

Với hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam là một dân tộc có bề dày văn hóa với những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đạo lí Uống nước nhớ nguồn , Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Từ xưa tới nay dân tộc Việt Nam luôn sống như thế.

Hoặc:

Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

– Kết bài:

Như vậy có thể nói rằng đạo lí sống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn từ lâu đã thấm đượm trong mỗi con người Việt Nam. Lớp thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần giữ gìn và phát huy hơn nữa đạo lí sống cao đẹp ấy.

Hoặc:

Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

II – Thực hành trên lớp

1. Câu 1 trang 52 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Học sinh tham gia thực hiện các bước làm bài theo hướng dẫn của thầy, cô giáo.

2. Câu 2 trang 52 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Bổ sung, sửa chữa những điều em đã chuẩn bị theo góp ý của các bạn và căn cứ vào tổng kết, nhận xét của thầy, cô giáo.

Bài trước:

  • Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ sgk Ngữ văn 7 tập 2

Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh sgk Ngữ văn 7 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề