Soạn văn 11 luyện tập thao tác so sánh

⇒ Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao nhiêu biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

  • Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
  • Mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây là chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy. Cùng với thời gian tích lũy kiến thức, người học rồi sẽ tiến bộ dần và đi đến thành công. Đây là một câu so sánh để ta thêm kiên nhẫn trên con đường học tập.

Câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ dưới đây

  • Hai bài thơ có nhiều điểm tương đồng: cùng là thể thơ thất ngôn bát cú, cả hai bài đều gieo vần chặt chẽ và đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối (câu 3, 4 và câu 5, 6).
  • Hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau, nhất là cách dùng từ:
    • Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?
    • Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu.
  • Sự khác nhau trên tạo ra sự khác nhau về phong cách:
    • Bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách gần gũi với đám đông, tuy có xót xa nhưng vẫn có những nét tinh nghịch.
    • Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang phong khách đài các, trang nhã. Đó là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

→ Mỗi bài thơ đều có nét độc đáo và cái hay riêng.

Câu 4: Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh, chẳng hạn: một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.

Gợi ý: 

  • Một kho vàng không bằng một nang chữ: Một nang chữ là một túi chữ, đây là một bụng chữ, tức là sự học chứa chất trong lòng, trong óc người hay chữ.
  • Một kho vàng không bằng một nang chữ, vì rằng: kho vàng có thể bị cướp, trộm, đốt phá, hủy hoại, thất lạc mất, hoặc tiêu xài mãi có ngày hết đi. Còn sự học hành chứa chất trong bụng, thì không ai trộm cướp, hủy hoại được, không thể bị thất lạc và dùng mãi không bao giờ hết. Càng dùng túi chữ, càng được trau dồi thêm. → Học vấn là sự quí giá hơn bất kì những giá trị vật chất nào
  • "Một kho vàng không bằng một nang chữ". Câu tục ngữ này nói lên sự xem thường giá trị vật chất và qúy trọng giá trị tinh thần của người Việt.
  • Là một xứ sở gần biển, đất đai không khô cằn sa mạc hoặc đông gía tuyết lạnh, nhưng Việt Nam chưa bao giờ khai thác các nguồn lợi thiên nhiên này đến tầm cỡ thịnh vượng phì nhiêu tối đa của chúng. Điều này chứng tỏ những con người thuộc về xứ sở Việt Nam này không chú chuộng những giá trị vật chất.Đây là một nền văn hóa giàu về những sinh hoạt trừu tượng cho tâm hồn.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

3. Hỏi đáp về bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Tài liệu Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích đã được VnDoc tổng hợp và đăng tải để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. VnDoc mời thầy cô và các bạn tham khảo.

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích (ngắn gọn)

  • Soạn văn 11 bài: Tự tình (Bài II)
  • Soạn văn 11 bài: Câu cá mùa thu
  • Soạn văn 11 bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
  • Soạn văn 11 bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • Soạn văn 11 bài: Lẽ ghét thương

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích mẫu 1

Câu 1: Phân tích thái độ tự ti và tự phụ

Trong cuộc sống, con người muốn có được thành công, muốn bản thân mình tốt hơn thì cần biết nỗ lực hơn từng ngày, bài trừ những tính xấu và rèn luyện những đức tính tốt đẹp. Trong đó, ta cần phải loại bỏ tính tự ti và tự phụ để trở thành người thanh cao, khiêm tốn. Tự ti là việc mỗi người không tin tưởng vào năng lực, vào cá tính của bản thân mình, tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác, từ đó trở nên sống khép kín hơn; thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm. Trái ngược với tự ti. Người tự phụ luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, luôn chủ quan tự cho mình là đúng; khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác. Tự ti và tự phụ đều có những tác hại to lớn đến cuộc sống của con người. Tự ti khiến con người ta nhận thức sai lệch về bản thân, từ đó trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc. Bên cạnh đó, việc tự ti còn khiến ta không dám đứng lên nêu quan điểm của bản thân, cản trở rất lớn đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân, bởi nó tạo ra thói xấu ỷ lại cùng tâm lí thất bại. Thói tự ti lâu dần sẽ khiến con người ta thụt lùi về sau và sẽ sớm bị xã hội đào thải. Tự phụ cũng có nhiều tác hại nghiêm trọng. Người tự phụ thường không biết lắng nghe, không chịu học hỏi những điều hay lẽ phải từ cuộc sống, từ những người xung quanh, luôn cho quan điểm bản thân mình là nhất dẫn đến tình trạng chủ quan, ẩu đoảng và dễ gặp phải thất bại. Bên cạnh đó, tự phụ làm cho người ta ảo tượng về mình để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét và dần bị mọi người xa lánh. Từ những tác hại to lớn của hai tính xấu trên, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về bản thân mình, không nên sống tự ti cũng không nên tự phụ, cần phải khiêm tốn, biết người biết ta, tạo ra cho bản thân niềm tin, hi vọng và luôn cố gắng, nỗ lực trong cuộc sống cũng như hoàn thiện chính mình.

Câu 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa

Trần Tế Xương là một tác giả có nhiều đóng góp cho văn học trung đại Việt Nam với lối văn chương trào phúng đặc trưng. Và phong cách văn chương đó của ông được bộc lộ rõ nét qua bài thơ Vịnh khoa thi hương, mà nổi bật trong bài thơ phải nhắc đến là hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Kì thi hương vốn là kì thi quan trọng của quốc gia để chọn ra nhân tài cống hiến cho đất nước. Ấy thế mà hình ảnh sĩ tử trong câu thơ chẳng hề mang dáng dấp thư sinh. Biện pháp đảo ngữ lôi thôi sĩ tử vừa nhấn mạnh sự luộm thuộm, không gọn gàng, vừa gây ấn tượng khái quát về hình ảnh những sĩ tử khoa thi này. Họ không có tư thế người đi thi, càng không có tư thế người làm chủ trong kì thi. Hình ảnh này đã phản ánh sự sa sút về phong thái nho sĩ của sĩ tử lúc bấy giờ cũng như sự nhốn nháo, ô hợp của hoàn cảnh xã hội đem lại. Bên cạnh sự lôi thôi của sĩ tử, hình ảnh quan trường xuất hiện cũng kệch cỡm không kém khi ra vẻ ra oai, nạt nộ. Cái oai của quan trường là cái oai cố tạo, cái oai “vờ”. Từ ậm oẹ biểu đạt âm thanh của tiếng nói to nhưng bị can trong cổ họng nên trầm và nghe không rõ, nói lên cái oai không thực chất của quan trường. Cùng với biện pháp đảo ngữ ậm oẹ giọng thét loa của quan trường, có thể thấy được sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi này. Quan phải thét vì sĩ tử chẳng ai nghe. Sĩ tử không ai nghe nên quan càng phải cố tỏ cái oai vờ nạt nộ. Cảnh thi cử vốn trang trọng, thiêng liêng nhưng qua hai câu thơ cùng bối cảnh xã hội lúc bấy gờ đã làm nó mất đi sự thiêng liêng, nghiêm túc vốn có mà trở nên lộn xộn, ầm ĩ như họp chợ phần nào đánh giá một xã hội thối nát, mục rữa. Hai câu thơ không chỉ khắc họa cảnh đi thi luộm thuộm của kì thi quan trọng bậc nhất quốc gia mà còn tinh tế nêu lên sự mục nát của xã hội bất giờ khi quan lại không mang dáng dấp, tài năng còn những nhân tài tương lai lại mang vẻ lôi thôi khó tả.

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích mẫu 2

Câu 1:

- Biểu hiện của tự ti: tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác, sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân; thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm, sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người.

- Biểu hiện của tự phụ: trái ngược với tự ti. Người tự phụ luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, luôn chủ quan tự cho mình là đúng; khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác.

- Tác hại của tự ti: Từ nhận thức sai lệch về mình, họ sẽ trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại, sợ trách nhiệm. Tự ti khiến bạn mất điểm với mọi người xung quanh. Tính tự ti cản trở rất lớn đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân, bởi nó tạo ra thói xấu ỷ lại cùng tâm lí thất bại.

- Tác hại của tự phụ: Người tự phụ không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nể trọng của mọi người. Tự phụ làm cho người ta ảo tượng về mình để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ mắc bệnh “tự phụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông.

→ Mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về bản thân mình, không nên sống tự ti cũng không nên tự phụ, cần phải khiêm tốn, biết người biết ta, tạo ra cho bản thân niềm tin, hi vọng và luôn cố gắng, nỗ lực trong cuộc sống cũng như hoàn thiện chính mình.

Câu 2:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

- Hình ảnh sĩ tử chẳng hề mang dáng dấp thư sinh. Biện pháp đảo ngữ lôi thôi sĩ tử vừa nhấn mạnh sự luộm thuộm, không gọn gàng, vừa gây ấn tượng khái quát về hình ảnh những sĩ tử khoa thi này. Họ không có tư thế người đi thi, càng không có tư thế người làm chủ trong kì thi. Hình ảnh sĩ tử trong thơ Tú Xương đã phản ánh sự sa sút về “nho phong sĩ khí”, do sự nhốn nháo, ô hợp của hoàn cảnh xã hội đem lại.

- Hình ảnh quan trường xuất hiện với vẻ ra oai, nạt nộ. Cái oai của quan trường là cái oai cố tạo, cái oai “vờ”. Từ ậm oẹ biểu đạt âm thanh của tiếng nói to nhưng bị can trong cồ họng nên trầm và nghe không rõ, nói lên cái oai không thực chất của quan trường. Cùng với biện pháp đảo ngữ ậm oẹ giọng thét loa của quan trường, có thể thấy được sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi này. Quan phải thét vì sĩ tử chẳng ai nghe. Sĩ tử không ai nghe nên quan càng phải cố tỏ cái oai vờ nạt nộ.

Cảnh thi cử mất đi sự thiêng liêng, nghiêm túc vốn có mà trở nên lộn xộn, ầm ĩ như họp chợ phần nào đánh giá một xã hội thối nát, mục rữa.

Soạn văn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích mẫu 3

Câu 1

a. Thái độ tự ti

- Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn

- Những biểu hiện của thái độ tự ti:

+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người, có thể biểu hiện thêm về vẻ lầm lì, ít nói, ít chia sẻ

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao cũng như nêu ý kiến của bản thân

- Tác hại của thái độ tự ti:

+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực, sở trường vốn có.

+ Ít có sự giao lưu, học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng.

+ Không hoà đồng, ít có đóng góp cho tập thể

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông. Lòng tin tưởng vào kiến thức, kĩ năng và năng lực của bản thân mình.

b. Thái độ tự phụ

- Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Luôn tự cho mình là đúng, bác bỏ ý kiến cũng như sự góp ý của người khác. Sẽ có quan điểm bảo thủ, không biết lắng nghe.

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác,

- Tác hại của thái độ tự phụ:

+ Không đánh giá đúng năng lực cũng như nhận thức của chính bản thân mình

+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại.

+ Không được lòng bạn bè, đồng nghiệp

c. Xác định thái độ sống hợp lí:

- Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu.

- Tiếp thu, học học những ý kiến đóng góp, những lời khuyên của mọi người xung quanh.

Câu 2

- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình “ lôi thôi, ậm oẹ”: giàu hình tượng và cảm xúc -> hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh:

+ Sĩ tử: luộm thuộm, vất vả, bệ rạc

+ Quan trường: có vẻ ra oai, nạt nộ nhưng tất cả đều là sự giả dối

- nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường: sĩ tử vai đeo lọ (luộm thuộm, không gọn gàng, nhếch nhác, tội nghiệp), quan trường miệng thét loa (cố tạo ra cái oai, tức cười, thảm hại) => Quy cách, dáng vẻ của họ không đúng với những gì người ta tưởng tượng, đã mất đi hình ảnh nho nhã của các sĩ tử cũng như sự trang nghiêm, nghiêm nghị của các quan. Thân phận nhà nho: coi thường, khinh rẻ, không có khí chất của những người có học thức

=> Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

Soạn văn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích mẫu 4

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.

Gợi ý

a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

- Giải thích khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.

- Những biểu hiện của tự ti:

+ Không dám tin tưởng và năng lực, sở trường, sự hiểu biết,... của mình.

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao.

- Tác hại của thái độ tự ti

b, Những biểu hiện của thái độ tự phụ

- Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân.

+ Luôn tự cho mình là đúng.

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao còn tỏ thái độ coi thường người khác.

- Tác hại của tự phụ.

c, Xác định thái độ sống hợp lí: cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục được những điểm yếu.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)

Phân tích hình ảnh sĩ từ và quan trường qua hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét la

(Trần Tế Xương – Vịnh khoa thi Hương)

Gợi ý:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ọe.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.

- Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường.

- Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa.

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích mẫu 5

Câu 1

a. Thái độ tự ti

- Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn

- Những biểu hiện của thái độ tự ti:

+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người, có thể biểu hiện thêm về vẻ lầm lì, ít nói, ít chia sẻ

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao cũng như nêu ý kiến của bản thân

- Tác hại của thái độ tự ti:

+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực, sở trường vốn có.

+ Ít có sự giao lưu, học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng.

+ Không hoà đồng, ít có đóng góp cho tập thể

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông

- Thái độ tự phụ

- Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Luôn tự cho mình là đúng, bác bỏ ý kiến cũng như sự góp ý của người khác. Sẽ có quan điểm bảo thủ, không biết lắng nghe.

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác,

- Tác hại của thái độ tự phụ:

+ Không đánh giá đúng năng lực cũng như nhận thức của chính bản thân mình

+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại.

+ Không được lòng bạn bè, đồng nghiệp

c. Xác định thái độ sống hợp lí:

- Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu.

- Tiếp thu, học học những ý kiến đóng góp, những lời khuyên của mọi người xung quanh.

Câu 2

- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình => hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh

- nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường

=> Quy cách, dáng vẻ của họ không đúng với những gì người ta tưởng tượng, mất đi vẻ quy chuẩn vốn có.

=> Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu soạn văn lớp 11, Đề thi học kì 1 lớp 11, các tài liệu môn Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.