Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là gì

1. Giá trị sống là gì?

Giá trị sống của mỗi người một khác không phải ai cũng có giá trị sống giống nhau, nhưng chúng ta có thể giải thích giá trị sống theo nghĩa Tiếng Việt như sau:

Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt nghề nghiệp, tài năng, đạo đức và trị tuệ, họ dựa vào những giá trị đó để đánh giá giá trị sống, giá trị sống cũng là những quan niệm về thực tài về cái đẹp, điều thiện, sự thật của một xã hội.

Giá trị sống là kim chỉ nang cho mỗi người, những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng phải cố gắng đạt được, chính vì vậy mà giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người.

Những giá trị sống cơ bản và được phần đông mọi người nhắc đến đó chính là hòa bình, sự tôn trọng, đoàn kết, sự trung thực, tình bạn, công bằng xã hội.... Nó có thể tóm gọn lại tất cả những gì mà con người cho là tốt đẹp nhất.

Giá trị sống là gì?

Do nhân thức về giá trị sống của mỗi người một khác nhau chính vì vậy mà họ có những hướng đi và sự cố gắng riêng, có những người giá trị sống của họ là họ muốn trở thành người giàu có, chỉ có giàu có mới đem lại hạnh phúc cho họ, khi ấy họ sẽ làm tất cả những gì để có thể đạt được mục đích của mình, kể cả những việc làm trái pháp luật như buôn người, trộm cắp, buôn lậu... tất cả những gì để họ có thể đạt được mục đích của bản thân, có như vậy họ mới thấy giá trị sống của bản thân. Nhưng chính những giá trị sống đạt được bằng những con đường sai trái đã dẫn đến họ phạm tội và như vậy việc nhà giàu cũng khóc là chuyện sớm muộn.

Nhưng cũng có người coi giá trị sống là việc ăn ngon mặc đẹp, nhàn hạ, họ trốn tránh những công việc nặng nhọc, những công việc chân lấm tay bùn, không có khả năng bản thân nhưng lại mong muốn kiếm được công việc nhàn hạ lương cao. Những công việc đó chắc chắn là những công việc không được xã hội ủng hộ, cuối cùng họ chẳng làm gì được cho xã hội.

Nhưng bên cạnh đó giá trị sống của nhiều người đáng để chúng ta phải học tập và noi gương, họ có những giá trị sống không những mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân mà nó còn giúp cho xã hội tốt lên, giúp ích cho những người xung quanh. Vậy nên chúng ta nên khuyến khích những giá trị sống đem lại những điều tốt đẹp cho xã hội.Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang có suy nghĩ và giá trị sống sai với đạo đức xã hội, nguyên nhân chính là do đua đòi những thói hư tật xấu dẫn đến ảnh hưởng về suy nghĩ và hướng đi. Dưới đây là những giá trị sống được đúng kết lại qua nhiều năm, và được coi là những giá trị sống giúp ích cho cuộc sống của chính mỗi chúng ta sẽ tốt lên, giúp ích cho xã hội.

1. Giá trị cá nhân là gì [và tại sao chúng quan trọng]?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa về giá trị cá nhân. Giá trị cá nhân là những điều quan trọng với chúng ta, các tính cách và thói quen tạo động lực và định hướng các quyết định của chúng ta.

Ví dụ, có thể bạn coi trọng sự trung thực. Bạn tin vào sự trung thực bất cứ khi nào có thể và bạn nghĩ rằng nói ra điều mình thực sự nghĩ rất quan trọng. Khi bạn không nói ra những gì bạn nghĩ, bạn có thể thấy thất vọng về bản thân.

Hoặc có thể bạn coi trọng sự hảo tâm. Bạn nhảy bổ vào các cơ hội giúp đỡ người khác, và bạn hào phóng trong việc cống hiến thời gian, nguồn lực của mình cho những lý tưởng xứng đáng, hoặc cho bạn bè và gia đình.

Đó chỉ là hai ví dụ về giá trị cá nhân, trong số rất nhiều giá trị khác. Mọi người đều có giá trị cá nhân của riêng mình, và chúng có thể rất khác biệt. Một vài người thích cạnh tranh, trong khi những người khác coi trọng sự hợp tác. Vài người thích phiêu lưu, một số người khác thích an toàn hơn.

Các giá trị quan trọng vì bạn thường cảm thấy khá hơn nếu bạn sống đúng với giá trị của mình và thấy tệ nếu không làm được. Điều này áp dụng với cả những quyết định thường ngày và những lựa chọn lớn hơn trong đời.

Nếu bạn coi trọng sự phiêu lưu, chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy ngột ngạt nếu bạn để bản thân bị áp lực bởi cha mẹ hay người khác để đưa ra các lựa chọn “an toàn” như công việc văn phòng ổn định, và cuộc sống quanh quẩn trong nhà. Với bạn, một sự nghiệp liên quan đến du lịch, thành lập doanh nghiệp riêng, hay các cơ hội khác rủi ro và phiêu lưu có thể thích hợp hơn.

Mặt khác, nếu bạn coi trọng sự an toàn, điều ngược lại xảy ra. Điều mà vài người xem như một cơ hội “trong mơ” để du lịch quanh thế giới và trở thành chủ của chính mình có thể làm bạn thấy bất an, và khát khao một sự tồn tại ổn định hơn.

Mọi người đều khác nhau, và điều khiến một người hạnh phúc có thể khiến một người khác lo lắng hay mất cảm xúc. Xác định giá trị cá nhân của bạn và sau đó sống với chúng có thể giúp bạn cảm thấy viên mãn hơn và đưa ra những lựa chọn khiến bạn hạnh phúc, thậm chí cả khi chúng không mấy ý nghĩa với người khác. Bạn sẽ tìm được cách để làm điều đó trong các phần sau.

2. Làm thế nào để xác định giá trị cá nhân của bạn

Điều gì khiến bạn cảm thấy dễ chịu? Đó là một khởi điểm tốt khi cố nhận ra giá trị cá nhân của mình.

Không, “kem” không phải một giá trị. Điều chúng ta đang nói tới là những tính cách hay cách thức cư xử trên thế giới. Như chúng ta đã thấy ở phần trên, ai đó coi trọng sự trung thực sẽ cảm thấy dễ chịu khi họ nói thật.

Ngược lại, cũng chính người đó sẽ thấy rất tệ về bản thân khi họ không nói sự thật. Vì vậy các cảm xúc tiêu cực cũng là một chỉ dẫn tốt đến các giá trị của bạn. Khi nào bạn cảm thấy thất vọng về bản thân hay thấy mình sai lầm? Hành vi nào dẫn tới điều đó.

Dưới đây là một số câu hỏi thêm để giúp bạn bắt đầu:

  1. Những gì là quan trọng đối với bạn trong cuộc sống?
  2. Nếu bạn có thể có bất kỳ sự nghiệp nào, mà không cần lo lắng về tiền bạc hoặc các khó khăn thực tế, bạn sẽ làm gì?
  3. Khi bạn đang đọc tin tức, loại câu chuyện hoặc hành vi nào có xu hướng truyền cảm hứng cho bạn?
  4. Những loại câu chuyện hoặc hành vi nào làm cho bạn tức giận?
  5. Những điều gì bạn muốn thay đổi cho thế giới hoặc về bản thân?
  6. Bạn tự hào điều gì nhất?
  7. Bạn đã thấy hạnh phúc nhất khi nào?

Lấy một trang giấy trắng và nhanh chóng động não để tìm vài câu trả lời. Dùng những câu trả lời này như một hướng dẫn để tìm ra giá trị cá nhân của bạn.

Trong vài trường hợp, các giá trị khá dễ nhận ra. Nếu bạn viết “một mối quan hệ yêu đương” cho câu hỏi điều gì là quan trọng với bạn, thì “tình yêu” là một giá trị cá nhân quan trọng với bạn. Nếu bạn viết “hạnh phúc”, thì bạn coi trọng sự hạnh phúc.

Dù vậy, vài giá trị khác có thể cần thêm chút công việc. Ví dụ, nếu bạn được truyền cảm hứng bởi những câu chuyện về doanh nhân thành đạt, có thể bạn coi trọng tính quyết đoán hay thành tựu, hoặc cũng có thể là giàu có và thành công. Nếu bạn lấy cảm hứng từ những nhà hoạt động đang cố thay đổi thế giới, có thể bạn coi trọng sự can đảm và chính trực, hoặc có thể là công lý và hòa bình. Cố gắng phân tích điều gì thực sự nằm sau những câu chuyện hay trải nghiệm mà bạn cảm thấy gần gũi.

Danh sách các giá trị cá nhân

Để giúp bạn, đây là một danh sách ngắn về các giá trị cá nhân.

  1. Thành tựu
  2. Sự phiêu lưu
  3. Lòng dũng cảm
  4. Sức sáng tạo
  5. Độ tin cậy
  6. Tính quyết đoán
  7. Tình bạn
  8. Sức khỏe
  9. Trung thực
  10. Tính độc lập
  11. Tính thống nhất
  12. Thông minh
  13. Sự xét đoán
  14. Lòng tốt
  15. Sức học tập
  16. Tình yêu
  17. Sự yên bình
  18. Sự hoàn hảo
  19. Sự an toàn
  20. Tính đơn giản
  21. Sự chân thành
  22. Tính bộc phát
  23. Thành công
  24. Sự hiểu biết
  25. Sự giàu có

Chuyện này không nhằm tạo ra một danh sách dài thấy ớn về những giá trị cá nhân. Tôi đảm bảo bạn có thể nghĩ đến nhiều thứ khác nữa. Ý tưởng ở đây không phải chuyện chọn một mục từ danh sách, mà để tìm ra chính mình thông qua các trải nghiệm và tính cách của chính bạn, vì vậy, vui lòng dùng những thứ này như các ví dụ về giá trị cá nhân, nhưng đừng hạn chế mình trong đó. Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay nhảy tự do!

Sau khi bạn đã suy nghĩ xong, bạn có thể có nửa tá giá trị, hoặc hàng chục tá. Nếu bạn đang ở trường hợp sau, hãy cố cắt gọn danh sách xuống mức nào đó quản lý được – có thể chừng 10 giá trị có ý nghĩa nhất với bạn. Nếu bạn bị mắc kẹt, cố gắng cho điểm mỗi giá trị và sắp xếp danh sách theo thứ tự.

Nghị luận về giá trị của bản thân siêu hay

  • Dàn ý nghị luận xã hội về giá trị của bản thân
  • Nghị luận giá trị của bản thân - Mẫu 1
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 2
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 3
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 4
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 5
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 6
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 7
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 8
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 9
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 10
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 11
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 12
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 13
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 14
  • Nghị luận giá trị của bản thân - Mẫu 15

Sống sao cho giá trị?

Chuyên mục Giá trị sống sắp bước vào tuổi lên năm. Năm năm qua, đây là diễn đàn hàng tuần bàn về giá trị sống của nhân vật được chọn, đồng thời chia sẻ cách nhận diện những giá trị ảo đang ngày càng xâm thực dữ dội vào môi trường sống.Cuộc toạ đàm hôm nay nhằm cập nhật ý nghĩa ra đời của chuyên mục, cũng để trả lời câu hỏi: sau chừng ấy năm, cuộc khủng hoảng niềm tin, đạo đức và nhân cách đã thay đổi theo chiều hướng nào?

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích: Sống cho đúng một con người

Giá trị sống là giá trị của chính mình. Vì không có mình thì làm gì có cuộc sống! Bàn về giá trị cuộc sống là bàn về chính ta với các câu hỏi như: ta là gì; ta phải làm gì để sống cho đúng một con người… Và khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.

Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Hơn nữa cuộc sống mà chỉ có mỗi một mình ta thôi thì đó là một cuộc đời buồn. Lý do là ta cần sự yêu thương, vỗ về, giúp đỡ, an ủi. Đó là những thứ chỉ đến với ta từ người khác. Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tuỳ theo tuổi tác của ta. Khi trẻ chúng ta ít cần người khác, đến tuổi trung niên ta cần họ nhiều hơn và khi ốm yếu già cả thì ta rất cần người khác. Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác.

Vào thời trai trẻ, ta ít cần người khác, nên ít nghĩ đến mình. Cuộc sống tràn trề sinh lực. Vì vậy vào thời kỳ đó ta dễ quên mình để theo đuổi các lý tưởng cao đẹp, mà đa phần là có lợi cho việc chung. Nhờ sự xả thân của tuổi trẻ, xã hội, đất nước sẽ có nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội… Giới trẻ làm đất nước phát triển. Đó là giá trị sống của người trẻ.

Đến tuổi trung niên, ta có gia đình, có vợ chồng để lo cho nhau trong hiện tại, có con cái để lo cho tương lai. Giá trị của cuộc sống trong giai đoạn này là chu toàn trách nhiệm đối với chính mình, với hiện tại và với tương lai. Vào lúc ấy giá trị sống là xây dựng một gia đình hạnh phúc để làm nền tảng cho sự bền vững lâu dài của quốc gia, và cũng là để cho ta được hưởng các niềm vui của cuộc sống vợ chồng, con cái.

Vào lúc tuổi già, khi con cái đã lớn khôn, thì giá trị của cuộc sống là truyền đạt các kinh nghiệm khác nhau về nghề nghiệp, cuộc sống, kiến thức và đạo đức cho thế hệ sau. Vào tuổi này việc làm gương và rao truyền đạo đức là giá trị sống.

Để thực thi các giá trị sống khác nhau theo thời gian thì ta phải trang bị cho mình, hay được trang bị, ngay từ nhỏ các đức hạnh căn bản [sự tiết độ, lòng thương người, tinh thần trách nhiệm, tình bằng hữu, chăm chỉ làm việc, can đảm, kiên nhẫn, ngay thẳng, trung thành…] Có chúng trong lòng, tự nhiên ta sẽ thấy phải chống lại những gì xấu và phát huy những gì tốt trong xã hội.

Nhà văn Nguyên Ngọc: “Sang trọng giữa hỗn mang”

Hôm vừa rồi một người bạn của tôi ở Hà Nội gọi điện tâm sự nỗi buồn của anh sau khi đi xem kịch ở một nhà hát từng nổi tiếng sang trọng hàng đầu của thủ đô và trong cả nước. Một vở hài kịch, cũng có phê phán tiêu cực này nọ, nhưng từ lời ăn tiếng nói cho đến động tác kịch thô lỗ, chọc cười rẻ tiền đến mức đáng xấu hổ. Mà người xem hể hả cười… Chuyện nhỏ hay lớn? Ừ thì gọi là nhỏ cũng được, nhưng chính vì nhỏ, nó cho thấy văn hoá đã xuống đến đáy, tới tận chuyện tưởng chừng nhỏ ở một nơi từng là một biểu tượng văn hoá cao cấp của một thành phố từng được coi là rất thanh lịch. Sự sang trọng đã mất hết, cả ở nơi vốn sang trọng nhất. Sang trọng – còn quý gấp vạn lần giàu có – đang bị triệt diệt trong xã hội.

Chuyên mục Giá trị sống này là nỗ lực bền bỉ không muốn tuyệt vọng để chứng tỏ rằng ngay cả trong tình thế của một thứ kinh tế thị trường còn rất hoang dã, vẫn có thể, vẫn cần, càng cần phải sang trọng, về trí tuệ và tâm hồn. Cần phải nghĩ và nói về triết học và nghệ thuật, cần nghĩ và nói về những giá trị khiêm nhường mà cao sang. Giá trị sống, nghĩa là sống cho ra sống, đàng hoàng, tử tế – chữ của đạo diễn thâm trầm Trần Văn Thuỷ – trong một xã hội đang ngày càng đổ về phía hỗn mang. Để làm được như vậy, cần một sự dũng cảm có thể trầm lặng mà kiên định. Dám nhìn sự thật và dám nói sự thật, bình tĩnh, khoan hoà, mà không sợ chông gai, và gan góc khi cần.

Cái đẹp thường trông rất mong manh, nhưng lại rất mạnh. Vì nó đẹp.

Đạo diễn Tuấn Lê: Mong muốn một cuộc sống chan chứa yêu thương

Chỉ trong vòng vài chục năm trở lại đây, con người đã phát triển một thế giới ảo, tồn tại song song với thế giới thực. Nhiều người lo ngại rằng chúng ta đang dần lệ thuộc quá nhiều vào thế giới ảo này, đó là những công ty ảo, tài sản ảo, quyền lực ảo, tâm trạng ảo… Với một nước chưa có sự chuẩn bị về an ninh trên mạng ảo như Việt Nam thì khó tránh khỏi tình trạng tội phạm, tội ác tràn lan diễn ra ở cả hai thế giới – ảo và thật.

Tôi khó mà thay đổi sự thật là chúng ta phải chịu sự chi phối của thế giới ảo. Nhưng nghệ thuật mà tôi mang đến cho khán giả sẽ là sợi dây kết nối mọi người đến yếu tố thẩm mỹ và sự hướng thiện. Cả Làng tôi và À ố show với một êkíp đông đảo nghệ sĩ của nhiều lĩnh vực khác nhau, âm nhạc, đờn ca tài tử, xiếc, múa rối và cả cascadeur sẽ không cố phô diễn tài năng mà chỉ tập trung mang đến cái đẹp trong biểu diễn và cái đẹp trong thông điệp. Tất cả đều mong muốn một cuộc sống chứa chan tình yêu thương, nhân ái và mang đậm tính nhân văn.

Cứ thế, trong từng tác phẩm của tôi, người xem sẽ được nhắc nhở một cách nhẹ nhàng về những nét độc đáo của dân tộc mà họ có thể đã quên đi trong vòng xoáy của cuộc sống hiện đại.

TS, dịch giả Nguyễn Văn Trọng: Công phẫn đạo đức đôi khi mang tính phá huỷ

Tôi ngờ rằng người Việt có não trạng quy kết mọi thất bại của mình, dù ở bình diện tập thể hay cá nhân, cho kẻ thù nào đó âm mưu chống lại ta. Trên bình diện dân tộc, chúng ta cho rằng đói nghèo xưa kia là do đế quốc phong kiến áp bức bóc lột, tình trạng tồi tệ hiện nay là do thế lực thù địch bên trong hay bên ngoài âm mưu. Tư thế “vạch mặt kẻ thù” và “công phẫn đạo đức” không giúp người ta thấu hiểu chân lý, nhưng thoả mãn được lòng tự ái, vì tựa hồ như khẳng định rằng: “không phải do ta quá kém cỏi”. Trong một số trường hợp “công phẫn đạo đức” có thể là chính đáng, song trong nhiều trường hợp lại có tính phá hủy: “người công phẫn” vừa thoả mãn với việc chà đạp và đối xử một người khác như kẻ xấu xa, lại vừa thoả mãn với cảm xúc tự xem mình cao cả và đúng đắn. E. Fromm [1900 – 1980] cho rằng “phán xét” có thể có hai nghĩa khác nhau: một là thực thi chức năng tinh thần khẳng định hay xác nhận, hai là thực hiện chức năng kết án hay tha tội. Phán xét kết án hay tha tội dựa trên ý tưởng về một quyền uy siêu việt vượt trên con người và phán xử con người. Quan toà trong xã hội dân chủ về mặt lý thuyết không đứng trên đồng loại của mình, nhưng vẫn đượm màu sắc của Thượng đế phán xử. Dẫu cá nhân quan toà không có quyền lực siêu nhân, nhưng cơ quan toà án thì có. Tuy nhiên, nhiều người chẳng thuộc toà án nhưng vẫn đóng vai phán xử, sẵn sàng tha tội hay kết án khi phán xét đạo đức. “Sự công phẫn đạo đức” là hiện tượng thường chứa đựng nhiều cảm xúc phá huỷ. Nó cho phép lòng ghen tỵ hay thù hận được bộc lộ dưới chiêu bài đức hạnh. Phán xét mang tính nhân bản về giá trị đạo đức cũng có tính lôgic như phán xét hợp lý tính nói chung. Khi phán xét, chúng ta phán xét sự kiện, nhưng không cảm thấy mình giống như Thượng đế cao cả được quyền lên án hay tha thứ. Phán xét rằng một cá nhân có tính phá huỷ, tham lam, ganh tỵ, ghen ghét không khác biệt với một định bệnh của thầy thuốc về trục trặc ở tim hay phổi. Hiểu một cá nhân không có nghĩa tha thứ hết, nó chỉ có nghĩa là không kết tội anh ta như mình là Thượng đế đứng trên anh ta.

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng: Sống không chỉ là thụ hưởng

Trong môi trường xã hội chúng ta ngày nay, chuẩn mực giá trị cuộc sống rất méo mó. Những chuẩn mực đạo đức xã hội truyền thống trước đây đã bị xé nhoè như ánh trăng trên mặt hồ nổi sóng. Người ta chỉ có thể giữ cái đạo đức đó trong lòng mình, trong khuôn khổ hẹp của gia đình hay một môi trường nhỏ hẹp nào đó mà thôi. Nếu để nó tham gia vào xã hội thì sẽ bị vùi dập, bị cô lập hay cũng phải thay đổi hùa theo mặt tiêu cực của xã hội để sống như mọi người!

Xã hội chúng ta không những bị hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá, mà chúng ta còn bị một cơ chế xã hội đè nén những nhu cầu cuộc sống vật chất một thời gian khá dài. Sự thèm khát một cuộc sống vật chất sung túc thật sự là một nhu cầu của mọi người. Cho đến khi ta có chính sách đổi mới về quản lý kinh tế, chấp nhận cho mọi người được tự do chọn lao động sản xuất, được kinh doanh dịch vụ thì một dòng người bung ra làm kinh tế như thác lũ, ngành ngành kinh doanh, người người tìm mọi cách kiếm tiền, dòng thác lũ này cuốn trôi tất cả cái gì cản lại đường đi của nó, kể cả nhân cách đạo đức truyền thống tốt đẹp trước đây. Trong khi đó, luật pháp rất hiếm có cơ hội, điều kiện cho người làm giàu chân chính được hình thành, tồn tại, và phát triển lớn mạnh. Càng không đủ sức đảm bảo người lao động lương thiện có được ăn no mặc ấm vững chắc. Bậc thang lương và cuộc sống của người ăn lương là một minh chứng. Trong khi đó, đang có một số người tích luỹ được nhiều tiền của, giàu lên bằng mọi cách, nhưng theo đuổi cuộc sống lãng phí và vô trách nhiệm với xã hội. Điều này đẩy đất nước ta, xã hội ta vào trạng thái ngày càng tồi tệ hơn.

Trong xã hội chúng ta hôm nay, ắt có trên 50% gia đình luôn lo âu cuộc sống hàng ngày. Thậm chí trong nhiều năm dài hay cả đời người cũng chỉ suy nghĩ quanh quẩn làm sao có được cái ăn cái ở cho gia đình, làm gì có thời giờ suy nghĩ đến lý tưởng, giá trị của cuộc sống. Tuy nhiên, để có thể có được một ý tưởng về ý nghĩa của cuộc sống hữu ích của mọi tầng lớp người khác nhau, thể hiện qua nhận thức giá trị vật chất cũng như phương cách sử dụng nó trong cuộc sống, vừa trách nhiệm cho bản thân gia đình vừa trách nhiệm với xã hội.

Giá trị cuộc sống của con người không chỉ là thụ hưởng thành quả lao động của ta mà còn phải có nghĩa vụ đóng góp thành quả đó cho xây dựng xã hội theo tinh thần “vật chất được nhặt từ xã hội nên sử dụng lại cho xã hội”. Có như vậy mục tiêu xây dựng xã hội tiến bộ, cuộc sống văn minh hạnh phúc mới trở thành hiện thực.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng: Sáng hay mù, cũng cần được chăm sóc phần hồn

Mấy năm trước, xem một bảo tàng ở nước ngoài, tôi thấy có một phòng trưng bày điêu khắc dành cho người mù. Bức tượng được gắn ở bàn có thể quay tròn được, người mù sẽ ngồi ở ghế phía trước và sờ lần lượt từng phần tượng, bên cạnh có người thuyết minh. Tuần trước đi thăm bảo tàng Cổ vật Chàm, Đà Nẵng, tôi thấy một ông người Pháp dắt vợ mù đi sờ từng phần của những pho tượng và cũng giảng giải, thỉnh thoảng ông phải cầm tay vợ gí vào từng chi tiết trên điêu khắc. Cảnh tượng rất cảm động. Dù sáng hay mù, chắc chắn con người cũng phải được chăm sóc về phần hồn. Đây là điều còn rất ít được để ý ở ta, dù có rất nhiều tôn giáo đang thuyết giảng.

Là người làm nghệ thuật, chúng tôi cảm thấy có thể tự có đời sống tinh thần của mình, đi trong cuộc sống, dù thế nào cũng chỉ là nghệ thuật. Nếu thuận tiện sẽ làm được nhiều việc hơn, nếu không thuận tiện thì lại nhìn thấy nhiều mặt của cuộc sống hơn, thành thử hay dở, tốt xấu, đau khổ sung sướng thế nào cũng lợi cho nghệ thuật. Có lẽ đó là mục đích sống.

Thầy tôi nói: “Mơ ước thì nên mơ cả triệu năm, nhưng sống thì chỉ nên từng ngày”. Mơ ước viển vông hay đã đành, nhưng sống từng ngày là thế nào? Thực dụng, kiếm tiền, ăn hút, chơi bời hay làm cái gì đó thanh cao hơn? Cái này tuỳ thuộc từng người, trong khi đại bộ phận chỉ lo sao có việc làm, đủ tiền nuôi con cái hàng tháng. Cái từng ngày mà tôi muốn thực hiện là không ngày nào giống ngày nào, có lẽ thế là một đòi hỏi quá sức.

[Theo Sài Gòn Tiếp Thị]

Giá trị sống là gì?

Tuổi trẻ sống và cống hiến hết mình

Với nhân cách của con người, giá trị sống như là gốc rễ, không có gốc rễ toàn thân sẽ không có sự sống. Giá trị sống là gì mà chúng ta phải có? Theo từ điển Tiếng Việt:

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 3:

Hiểu bản thân

  1. 1

    Xác định giá trị cốt lõi để bạn có thể sống đúng với những điều đó. Trước tiên, bạn thử nghĩ xem điều gì quan trọng đối với mình trong cuộc sống và cách hành xử nào mà bạn ngưỡng mộ ở người khác. Tiếp theo, hãy cố gắng nhớ lại những ngày tốt đẹp nhất trong đời và việc bạn đã làm trong những ngày đó. Đây là những thông tin giúp bạn tìm ra các giá trị cốt lõi của mình - những điều mà bạn quan tâm nhất.[1]

    • Ví dụ, bạn đề cao việc giúp đỡ người khác, cởi mở trong suy nghĩ và chia sẻ những gì bạn có.

  2. 2

    Tìm ra mục đích sống bằng cách xác định điều gì đem đến động lực cho bạn. Hãy nghĩ xem điều gì trong cuộc sống khiến bạn phải hành động, chẳng hạn như những việc khiến bạn háo hức. Tiếp theo, bạn thử hình dung bản thân trong 5, 10, 15 và 20 năm nữa và liệt kê những gì mà bạn mong muốn đạt được. Bên cạnh đó, hãy thử hỏi bản thân điều gì khiến bạn sẵn lòng hy sinh và làm cách nào để bạn có thể tận dụng những kỹ năng tốt nhất của mình trong việc cống hiến cho cuộc đời. Đây là cách giúp bạn tìm ra mục đích sống của mình.[2]

    • Không sao cả nếu bạn có nhiều hơn một mục đích sống.
    • Mục đích sống của bạn có thể thay đổi khi bạn trưởng thành hơn và hiểu hơn về bản thân.
    • Ví dụ, mục đích sống của bạn có thể là truyền cảm hứng cho người khác thông qua âm nhạc hoặc giúp đỡ người khác bằng việc trở thành điều dưỡng.

  3. 3

    Xác định để khai thác điểm mạnh và năng khiếu cá nhân. Bạn giỏi nhất trong lĩnh vực nào và điều gì đến với bạn một cách dễ dàng? Hãy liệt kê những kỹ năng và khả năng được cho là điểm mạnh của bạn. Từ đó, bạn sẽ chọn ra điểm mạnh và năng khiếu quan trọng nhất với mình để tiếp tục mài giũa và phát huy.[3]

    • Ví dụ, bạn có thể giỏi viết lách, đá bóng và chăm sóc em nhỏ. Như vậy, bạn thử cân nhắc việc đến lớp bồi dưỡng viết lách để ngày càng giỏi hơn hoặc tham gia câu lạc bộ bóng đá. Tương tự như vậy, việc trông trẻ có thể là cách giúp bạn có thêm thu nhập.

  4. 4

    Theo đuổi đam mê và sở thích để tạo niềm vui cho bản thân. Trước tiên, bạn cần liệt kê những gì thu hút sự chú ý của mình, bao gồm hoạt động và sự vật. Tiếp theo, hãy tìm cách đem những điều thú vị này vào cuộc sống của bạn. Bạn nên cố gắng dành nhiều thời gian cho đam mê hoặc sở thích, tốt hơn hết là mỗi ngày.[4]

    • Ví dụ, mối quan tâm của bạn có thể là âm nhạc, trang sức và nghệ thuật xăm. Như vậy, bạn có thể học một loại nhạc cụ hoặc bắt đầu sưu tập đĩa hát, học làm trang sức và thiết kế hình xăm.
    • Đừng lo lắng về những gì người khác nói. Đây là cuộc sống của bạn, nên cứ theo đuổi đam mê của chính bạn.

  5. 5

    Xác định xem bạn là người dậy sớm hay là “cú đêm” để có thể làm việc năng suất hơn. Bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào buổi sáng hay khi màn đêm buông xuống? Hãy làm những việc quan trọng nhất vào thời điểm mà bạn tỉnh táo nhất. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh kế hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn nếu việc này khả thi.[5]

    • Ví dụ, bạn sẽ học hoặc làm những việc quan trọng nhất vào buổi sáng sớm nếu là người thường dậy sớm. Ngược lại, “cú đêm” thường thích làm những việc đó trước khi đi ngủ.

  6. 6

    Xác định xem bạn là người hướng ngoại, hướng nội hay vừa hướng ngoại vừa hướng nội để chọn ra cách xã giao phù hợp. Người hướng ngoại được tiếp thêm năng lượng khi ở cạnh những người khác, còn người hướng nội sẽ cần được ở một mình để lấy lại năng lượng. Người vừa hướng ngoại vừa hướng nội sẽ ở khoảng giữa, nghĩa là họ có thể thoải mái khi ở cùng người khác hoặc ở một mình. Việc biết mình thuộc nhóm nào sẽ giúp bạn xác định tình huống xã giao nào phù hợp nhất với mình. Cách đơn giản nhất để biết điều này là thực hiện một bài kiểm tra trực tuyến.[6]

    • Thông thường, người hướng ngoại tập trung vào những việc ở bên ngoài, còn người hướng nội tập trung vào bên trong.
    • Ví dụ, người hướng nội thích ở nhà vào tối thứ bảy, còn người hướng ngoại thích ra ngoài. Cả hai lựa chọn này đều là những cách tuyệt vời để giúp bạn cảm thấy vui vẻ.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 3:

Chọn hành động phù hợp với giá trị của bạn

  1. 1

    Sống theo tín ngưỡng tâm linh của bạn [nếu có]. Có thể bạn đang tôn thờ một tôn giáo nào đó hoặc một số tín ngưỡng tâm linh cá nhân. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và gắn kết hơn với thế giới khi đem những niềm tin đó vào cuộc sống hằng ngày. Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp với niềm tin và dành thời gian kết nối với đấng tối cao của bạn.[7]

    • Thiền hoặc cầu nguyện mỗi ngày.
    • Tham gia cộng đồng những người có cùng tín ngưỡng nếu có thể. Đây là cách giúp bạn hình thành niềm tin sâu sắc hơn.
    • Nếu bạn bắt gặp bản thân đưa ra những lựa chọn không phù hợp với niềm tin của mình, hãy dừng lại để suy ngẫm xem tại sao bạn làm như vậy và cố gắng thay đổi.

  2. 2

    Điều chỉnh thói quen hằng ngày sao cho phù hợp với giá trị của bạn. Những lựa chọn nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Hãy đảm bảo rằng những việc bạn làm sẽ củng cố cho các giá trị và mục đích sống của bạn. Sau đây là một số thay đổi mà bạn có thể thực hiện:[8]

    • Sử dụng sản phẩm tái chế nếu bạn đề cao việc bảo vệ môi trường.
    • Chọn sản phẩm hữu cơ nếu bạn nghĩ thuốc trừ sâu không tốt.
    • Chọn sản phẩm tự nhiên nếu bạn nghĩ rằng các hóa chất có hại cho con người.
    • Ăn chay để bảo vệ động vật hoặc môi trường.
    • Đi bộ hoặc đạp xe để giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
    • Quyên góp tiền hoặc thức ăn cho người cần giúp đỡ.
    • Nhường đường khi tham gia giao thông để lan tỏa thiện chí.
    • Trả ơn bằng cách cho đi, chẳng hạn như thỉnh thoảng mua cà phê sáng cho ai đó.

  3. 3

    Đặt ra các mục tiêu cá nhân để giúp bạn tiến gần hơn đến mục đích sống của đời mình. Việc tìm ra mục đích sống vẫn dễ hơn là sống đúng với điều đó. Cách tốt nhất để không lạc lối là đặt ra các mục tiêu giúp bạn có cuộc sống đúng theo ý muốn. Hãy nghĩ về những điều quan trọng nhất với bạn và chia chúng thành những phần nhỏ. Bước tiếp theo là tạo ra mốc thời gian cho việc hoàn thành từng phần đó để giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình.[9]

    • Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu trở thành điều dưỡng. Các bước nhỏ mà bạn cần làm sẽ là học giỏi khoa học và toán, tham gia hoạt động tình nguyện tại viện dưỡng lão hoặc bệnh viện, hoàn thành bậc cử nhân và thạc sĩ của ngành điều dưỡng và công tác tại bệnh viện.
    • Một ví dụ khác, mục tiêu của bạn có thể là trưng bày tác phẩm của mình ở nơi công cộng. Như vậy, bạn cần tham gia các lớp nghệ thuật để cải thiện kỹ năng, tạo ra các tác phẩm của mình, tham gia các buổi triển lãm nghệ thuật tại địa phương và hỏi xem các quán cà phê gần nhà có thể treo tác phẩm của bạn hay không.

  4. 4

    Chọn con đường học vấn và sự nghiệp hướng đến mục đích sống của bạn. Bạn muốn làm điều gì trong đời và con đường sự nghiệp nào liên quan đến mục đích sống của bạn? Từ đó, hãy chọn chương trình học và công việc tiếp thêm năng lượng cho bạn. Theo đuổi con đường này trong suốt quá trình phát triển của bạn.[10]

    • Có thể những người khác sẽ áp đặt suy nghĩ của họ lên lựa chọn của bạn, đặc biệt là người thân trong gia đình. Hãy cố gắng phớt lờ những gì họ nói và làm những gì tốt nhất cho bạn. Bạn chỉ có một đời để sống, nên cứ làm những gì mà bạn yêu thích.

    Lời khuyên: Không có điều gì đảm bảo rằng con đường an toàn trong cuộc sống sẽ đưa bạn đến thành công. Người khác thường hay nói rằng một công việc hoặc trình độ nào đó sẽ giúp bạn thành công, nhưng điều đó chưa hẳn đã đúng. Hãy đưa ra lựa chọn dựa trên những gì mà bạn mong muốn trong đời thay vì nghe theo lời hứa hẹn về “thành công”.

  5. 5

    Tận hưởng những gì mà bạn yêu thích ở mức vừa phải để có một cuộc sống cân bằng. Hãy ăn món bạn thích, theo đuổi sở thích của bạn và vui đùa cùng bạn bè. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân bằng những niềm vui này bằng cách chăm sóc bản thân và nỗ lực hoàn thành mục tiêu. Sự chừng mực sẽ giúp bạn có cuộc sống viên mãn, thế nên đừng quá sức trong công việc hoặc dành quá nhiều thời gian cho các thú vui.[11]

    • Ví dụ, hãy tạo lập thói quen giúp bạn có thời gian hoàn thành công việc, dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh cá nhân, theo đuổi sở thích và dành thời gian cho những người mà bạn quan tâm.

  6. 6

    Cho phép bản thân tiếp tục học hỏi và phát triển khi bạn đã hiểu biết hơn. Khi có thêm nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ khác hẳn so với khi còn nhỏ. Hãy trân trọng sự hiểu biết và kiến thức mà bạn tích lũy được theo năm tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tiếp nhận thông tin mới và học hỏi từ những người mà mình có cơ hội gặp gỡ. Cởi mở với sự phát triển và thay đổi của bản thân vì đây là cách giúp bạn hiểu hơn về cuộc sống.[12]

    • Lắng nghe câu chuyện của những người mà bạn gặp. Cố gắng tìm ra bài học từ trải nghiệm của họ, đặc biệt khi họ có lối sống hoàn toàn khác với bạn.
    • Đọc sách báo hoặc xem phim tài liệu để học hỏi thêm về thế giới xung quanh.
    • Nếu có thể, bạn nên đi du lịch để biết thêm cách sống của người dân ở nơi khác.

Phương pháp 3

Phương pháp 3 của 3:

Gắn kết và quan tâm đến người khác

  1. 1

    Kết bạn bằng cách tham gia các lớp học, công việc tình nguyện hoặc câu lạc bộ. Cách tốt nhất để gặp nhiều người và có các mối quan hệ mới là ra ngoài. Nếu bạn thoải mái với việc gặp gỡ người mới, hãy trò chuyện với người mà bạn gặp khi mua sắm hoặc khi đi chơi. Nếu không, bạn có thể đăng ký tham gia lớp học yêu thích hoặc tham gia câu lạc bộ liên quan đến sở thích của mình. Tham gia hoạt động tình nguyện cũng là một lựa chọn hữu ích.[13]

    • Tìm các câu lạc bộ trong khu vực của bạn trên các nhóm Facebook hoặc Meetup.com. Nếu bạn vẫn còn đi học, hãy tìm câu lạc bộ hoạt động sau giờ học.
    • Nhà văn hóa có thể sẽ đăng thông tin về các câu lạc bộ địa phương.

  2. 2

    Giao tiếp với bạn thân và người thân thường xuyên. Mỗi ngày, bạn nên gửi tin nhắn cho người mà mình yêu quý. Ngoài ra, hãy gọi điện thoại hoặc đến thăm họ khi có thể. Đây là cách giúp cho các mối quan hệ ngày càng bền chặt và lành mạnh.[14]

    • Ví dụ, gửi tin nhắn chào buổi sáng đến người yêu, hỏi thăm cha mẹ và gửi những nội dung hài hước cho bạn bè.
    • Hẹn đi cà phê với một người bạn hoặc mời họ đến nhà xem Netflix.
    • Thường xuyên ăn tối cùng gia đình hoặc trò chuyện qua Skype với người thân khi bạn sống xa nhà.

  3. 3

    Dành toàn bộ sự chú ý cho người đang ở cùng bạn. Bạn nên bỏ thói quen kiểm tra điện thoại hoặc gửi tin nhắn khi đang ở bên bạn bè, người thân hoặc người yêu. Hãy tập trung vào khoảng thời gian ở bên ai đó và lắng nghe những gì họ nói. Đây là cách gìn giữ sự khắng khít của các mối quan hệ và giúp bạn gắn kết hơn với người khác.[15]

    • Khi đi chơi với bạn bè, bạn cũng nên dành thời gian riêng cho việc trò chuyện. Ví dụ, khi đi xem phim, bạn có thể dành 15 phút để trò chuyện trước khi thưởng thức bộ phim.
    • Nếu người kia tập trung vào điện thoại, hãy cho họ biết rằng bạn muốn họ chú ý vào buổi gặp gỡ. Bạn có thể nói: “Tớ rất vui vì chúng ta có thể hẹn gặp tối nay. Nhưng sẽ tuyệt hơn nếu cậu có thể không dán mắt vào điện thoại trong khi ăn tối.”

  4. 4

    Chọn những người bạn giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Thay vì chọn những người bạn trông có vẻ thú vị, bạn nên chọn những người quan tâm đến bạn, sẵn sàng hỗ trợ và cho bạn lời khuyên. Đó là những người bạn sẽ làm cho cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn! Hãy dành thời gian cho những người mà bạn thích ở cạnh.[16]

    • Đối xử với bạn bè theo cách mà bạn muốn được đối đãi. Hãy có mặt khi họ cần và không ngừng động viên.
    • Đừng lo lắng về việc chủ động cắt đứt liên lạc với những người tiêu cực. Bạn chỉ cần tập trung chào đón sự tích cực và những người tiêu cực sẽ tự nhiên biến mất khỏi cuộc sống của bạn.

  5. 5

    Cho đi nhiều như cách mà bạn nhận từ các mối quan hệ. Các mối quan hệ tốt đẹp thường bao gồm cho và nhận, nên bạn không thể chỉ nhận mà thôi. Hãy cố gắng đáp lại sự tử tế của bạn bè, người thân hoặc người yêu. Việc tạo ra sự cân bằng sẽ giúp bạn nuôi dưỡng mối quan hệ bền chặt.[17]

    • Ví dụ, nếu bạn bè giúp bạn điều gì đó, hãy đáp lại theo cách tương tự hoặc bằng một cử chỉ tốt đẹp khác, như mua cho họ một cốc cà phê.
    • Tương tự như vậy, khi người yêu luôn làm cho bạn những gì mà bạn muốn, hãy chủ động nói rằng bạn sẽ làm việc mà họ thích trong lần tiếp theo.

    Lời khuyên: Nếu bạn đang trong mối quan hệ với một người chỉ biết nhận, đừng vội thất vọng về họ và hãy nghĩ rằng họ không biết bản thân đang làm việc đó. Bước tiếp theo là trao đổi với họ về vấn đề này. Bạn có thể nói: “Em cảm thấy gần đây mình đang cho mối quan hệ này nhiều hơn những gì có thể nhận lại. Anh thấy chuyện giữa hai chúng ta đang như thế nào?”

  6. 6

    Nhìn nhận mặt tốt của người khác. Cách nhìn của bạn về cuộc sống sẽ thay đổi theo hướng tích cực khi bạn nghĩ rằng ai cũng tốt đẹp. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra điểm tốt của bản thân, giúp cho tâm trạng của bạn tốt hơn. Vì vậy, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực về người khác. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:[18]

    • Đừng vội nghĩ xấu cho ai khi sự việc chưa rõ ràng.
    • Nhìn nhận điều tốt đẹp trong mỗi hành động.
    • Nhìn vào ưu điểm của người khác thay vì khuyết điểm.
    • Tập trung vào những nét tính cách tốt thay vì chưa tốt.
    • Nhớ rằng không phải ai cũng đi trên hành trình giống bạn.

  7. 7

    Mở lòng đón nhận tình yêu khi bạn sẵn sàng. Trước khi tìm tình yêu, bạn cần phải hiểu chính mình. Tiếp theo là suy nghĩ về điều mà bạn mong muốn nhất ở người yêu. Khi gặp ai đó khiến bạn “cảm nắng”, bạn nên thử tìm hiểu họ để biết hai bạn có phù hợp với nhau không. Hãy để mối quan hệ phát triển thành tình yêu khi bạn dần thân thiết hơn với họ.[19]

    • Bạn sẽ yêu nhiều lần trong đời. Đây là một hành trình đau đớn, nhưng sẽ giúp bạn tìm ra một nửa hoàn hảo của mình.
    • Đừng cưỡng cầu trong tình yêu. Những mối quan hệ tốt đẹp nhất đều cần thời gian để phát triển thành sự gắn kết chân thành.

Giá trị cuộc sống là gì? Những giá trị đó nằm ở đâu? GiaTriCuocSong.org

Đôi lúc trong cuộc đời, chúng ta vẫn thường tự hỏi giá trị cuộc sống là gì? Tại sao con người cần tìm ra giá trị cuộc sống đích thực cho mình? Hôm nay, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giá trị cuộc sống nằm ở đâu. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ, bạn sẽ định hướng rõ hơn những giá trị cuộc sống mà mình cần trân trọng.

Giá trị cuộc sống nằm ở đâu?

Mục lục

  • 1 Giá trị cuộc sống là gì?
  • 2 Giá trị cuộc sống nằm ở đâu?
    • 2.1 Yêu thương
    • 2.2 Vật chất
    • 2.3 Tri thức
    • 2.4 Thời gian

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPTQG năm 2019 tỉnh Tiền Giang

Xuất bản ngày 16/05/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn năm 2019 tỉnh Tiền Giang giúp các em ôn luyện thêm một dạng đề thi dành cho môn ngữ văn tốt nhất

Mục lục nội dung

  • 1. Đề thi
  • 2. Đáp án

Mục lục bài viết

>>> CẬP NHẬT: Đáp án Văn THPTQG 2019

Ôn luyện thi THPTQG môn Ngữ Văn là một trong những nội dung Đọc tài liệu muốn gửi tới các em đề thi thử môn văn của tỉnh Tiền Giang làm tài liệu ôn luyện cho mình thật tốt:

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPTQG năm 2019 tỉnh Tiền Giang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA- NĂM 2019

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút [không kể thời gian giao đề]

Ngày thi: 15/5/2019 [Đề thi có 01 trang]

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây:

Trong bài diễn thuyết tại buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Liberty [Mỹ] năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã nhắn gửi:

Đừng từ bỏ, đừng lùi bước, và đừng bao giờ ngừng làm những điều mà bạn cho là đúng [...] Các bạn hãy nhớ không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng. Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với chỉ trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn. Họ biết rõ điều gì là đúng, nhưng họ không đủ can đảm và nghị lực để làm điều đó. Đó gọi là con đường hẹp ít người dám đi. Tôi biết các bạn sẽ làm điều đúng, chứ không phải điều dễ dàng, các bạn sẽ sống đúng với bản thân, đất nước và niềm tin của mình,

[Theo tạp chí Time, //time.com/4778240/donald-trump-liberty-university-speech-transcript]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu “con đường hẹp ít người dám đi" được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3: Theo Tổng thống Donald Trump, khi “sống đúng theo các giá trị của mình”, con người cần phải làm gì ?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng “sống đúng theo các giá trị của mình” là điều cần thiết không? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1. [2,0 điểm]. Hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Các bạn hãy nhớ: không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng".

Câu 2. [5,0 điểm]

Mở đầu đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài giới thiệu nhân vật Mị:

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi công nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.

Kết thúc đoạn trích, sau khi Mị cắt dây trói cứu A Phủ, nhà văn viết:

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vật chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn bằng đi, Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

[Theo Ngữ văn 12,Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.4 và tr.14].

Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật này.

----------- Hết----------

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn năm 2019 tỉnh Tiền Giang

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên:Đoạn trích trên có nội dung khích lệ mỗi con người hãy kiên trì theo đuổi lối sống đúng đắn và sống theo các giá trị của mình.

Câu 2: “Con đường hẹp ít người dám đi” là lối sống của những con người dũng cảm, sống đúng theo các giá trị của mình dù biết cuộc sống ấy sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Câu 3:

Theo Tổng thống Donald Trump, khi “sống đúng theo các giá trị của mình", con người cần phải:

"Sẵn sàng đối mặt với chỉ trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn "nghĩa là phải có can đảm và nghị lực trong cuộc sống. Tránh lối sống không dám đấu tranh cho điều đúng đắn.

Câu 4:

Con người cần “sống đúng theo các giá trị của mình"

Nêu quan điểm: Đồng tình. Vì:

  • Chỉ có sống đúng theo các giá trị thì con người mới hoàn thiện được nhân cách.
  • Khi đó con người mới thanh thản, bình an trong tâm hồn và nhận được sự yêu mến, kính trọng của những người xung quanh.
  • Nếu mỗi người sống đúng theo các giá trị đó, xã hội sẽ tốt đẹp.

-> Vì vậy, sống đúng theo các giá trị là sứ mệnh, là trách nhiệm của con người với cuộc đời.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1. [2,0 điểm].

Giải thích:

Cái đáng giá trên đời là một khái niệm rất rộng, là những gì tốt đẹp thuộc về tinh thần và vật chất mà con người đang có [như sức khỏe, sự sống, kiến thức, tình yêu thương, niềm tin ...]. Những điều đó không đến một cách dễ dàng mà bản thân con người phải trải qua quá trình nỗ lực, rèn luyện mới có thể đạt được.

Khẳng định:

- Đây là ý kiến có ý nghĩa sâu sắc nhằm khích lệ con người kiên trì theo đuổi lối sống đúng đắn, nỗ lực để đạt được những gì tốt đẹp và biết trân trọng, gìn giữ nó.

[Thí sinh có thể có quan điểm khác].

- Bàn luận: Để có được những điều đáng giá trên đời, mỗi con người cần: Nhận thức được những cái đáng giá trên đời để kiên trì, dũng cảm, nỗ lực làm những điều đúng đắn, không sợ hãi, không bỏ cuộc; hiểu được để có những điều đáng giá đôi khi bản thân phải trả giá.

- Phê phán lối sống ích kỉ, hèn nhát, nhiều dục vọng cá nhân ... ... [các ý kiến khác]

[Thí sinh cần đưa một số dẫn chứng cụ thể kết hợp lý lẽ để bàn luận]

- Bài học nhận thức và hành động:

  • Mỗi cá nhân cần có nghị lực để xây dựng giá trị của riêng mình và sống đúng theo các giá trị đó.
  • Xã hội cần tôn vinh những điều tốt đẹp, khích lệ mỗi người sống có trách nhiệm với chính mình và cuộc đời.

Câu 2. [5,0 điểm]

Mở bài: Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhân vật Mị trong hai đoạn văn.

Thân bài: Phân tích vấn đề:

Giới thiệu ngắn gọn lại lịch, ngoại hình, phẩm chất của nhân vật Mị:

Lai lịch: Mị nghèo, mang món nợ truyền kiếp của bố mẹ để lại.

Mi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, bị cúng trình ma nhà thống lí Pá Tra. Mị phải sống trong cuộc hôn nhân không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”.

Ngoại hình, phẩm chất:

- Trước khi bị bắt làm dâu gạt nợ, Mị xinh đẹp, có tài thổi sáo.

- Mị có những phẩm chất đáng quý [hiếu thảo, yêu tự do ...]

-> Như vậy, Mị là một hình tượng đẹp về người con gái Tây Bắc nhưng lại rơi vào bi kịch của thân phận làm dâu gạt nợ, khổ hơn con trâu, con ngựa nhà thống lí.

Sự thay đổi tâm lý của nhân vật Mị qua hai đoạn văn:

Ở đoạn văn mở đầu:

Hoàn cảnh: Đoạn văn giới thiệu nhân vật Mị trong một hoàn cảnh đầy nghịch lý: Mị là con dâu nhà thông lệ quyền thế, giàu có nhưng sao lúc nào Mị cũng phải lao động, mặt lúc nào cũng cúi “buồn rười rượi".

Trạng thái và hành động của Mị: Bằng nghệ thuật liệt kê chuỗi công việc Mị làm, miêu tả vị trí Mị ngôi, dùng từ láy ... tác giả giúp người đọc hình dung ra hình ảnh cô gái cô độc, âm thầm, lặng lẽ như lẫn vào các vật vô tri, thấp hèn [như tảng đá, tàu ngựa ...]. Trạng thái đó gợi liên tưởng tới một số phận buồn đau, tủi nhục, cam chịu, lầm lũi.

Ở phần kết thúc đoạn trích:

- Hoàn cảnh: Sau khi nhận thức được sự bất công, tàn bạo mà cường quyên, thần quyền của giai cấp thống trị phong kiến miền núi gây ra, Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát mình.

- Trạng thái và hành động của Mị:

Khi A Phủ vùng chạy đi, “Mị đứng lặng trong bóng tối.” Câu văn ngắn tách thành một đoạn đã diễn tả một khoảnh khắc nhưng dường như với Mị đó là cả một khoảng lặng kéo dài. Lúc đó, tâm lý Mị diễn biến phức tạp: giải thoát mình theo A Phủ hay ở đây chờ chết?

- Cách sử dụng ngôn ngữ tài tình [các câu văn ngắn, ngắt nhịp dồn dập, đảo ngữ, điệp từ ...] miêu tả hành động giải thoát mình đã tiếp tục thể hiện quá trình tự nhận thức và vùng lên phản kháng của nhân vật

- Lời thoại ngắn, giọng điệu gấp gáp là tiếng nói khát khao được sống, được tự do mà sau bao năm lầm lũi cam chịu, thậm chí tưởng như tê liệt sức sống này Mị mới thốt lên được.

- Hành động “băng đi”, “lao chạy xuống dốc núi” là biểu hiện sự phản kháng quyết liệt của Mị.

Nhận xét:

Qua hai đoạn văn, tác giả đã thể hiện thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Nếu ở đoạn đầu Mị câm nín cam chịu thì ở phần cuối đoạn trích này Mị đã vùng lên mạnh mẽ. Sự câm lặng trước đây của Mị là kết quả của những năm tháng nô lệ buồn đau bế tắc chứ không phải bản chất con người Mỹ. Sự thay đổi của Mị trong đoạn cuối là biểu hiện của sức sống tiềm tàng trong người lao động, là sự phát triển tất yếu của tâm lý con người khi bị áp bức bất công đến tận cùng. Khi ấy họ sẽ vùng lên đấu tranh mạnh mẽ. Tất cả đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

Kết bài:

Hai đoạn văn đem đến giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, làm nên sức sống của nhân vật và tác phẩm. Qua đây, ta thấy được tài năng, tấm lòng của nhà văn Tô Hoài..

Có thể em quan tâm:Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị

Trên đây làĐáp án đề thi thử THPT Quốc giamôn Ngữ Văn năm 2019 tỉnh Tiền Giang chi tiết do Sở công bố, mong rằng tài liệu này hữu ích cho các em, cũng đừng quên tham khảo kho tài liệu đề thi thử thptqg em nhé!

Video liên quan

Chủ Đề