Stacytine là thuốc gì

Trên thị trường có rất nhiều thông tin về thuốc Stacytine 200 CAP tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Trong bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin đầy đủ về thuốc này như: thuốc Stacytine 200mg là thuốc gì? giá thuốc Stacytine 200 CAP,…

Thuốc Stacytine 200 CAP là thuốc gì?

Stacytine 200 CAP là thuốc chứa thành phần Acetylcystein có tác dụng giúp cho tiêu các chất nhầy và đờm đặc trong đường hô hấp. Thuốc do công ty TNHH Stella Pharm sản xuất và lưu hành trên thị trường với số đăng kí là: VD-22667-15.

Dạng bào chế: viên nang cứng.

Quy cách đóng gói: hộp 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên.

Thành phần của thuốc Stacytine 200 CAP

Mỗi viên nang cứng Stacytine 200 CAP chứa các thành phần như sau:

  • Hoạt chất chính là Acetylcystein với hàm lượng 200mg.
  • Các loại tá dược khác như: Lactose monohydrat, tinh bột mì, talc, magie stearat.

Tác dụng của thuốc Stacytine 200 CAP

Acetylcysteine có khả năng ​​tách các liên kết disulfide trong mucoprotein và từ đó sẽ giúp giảm độ nhớt của chất nhầy, đờm. Khi bạn ho thì chất nhầy và đờm sẽ được tống ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Theo lý thuyết, thuốc giải độc cho ngộ độc Acetaminophen, NAC, hoạt động thông qua một số cơ chế bảo vệ. Vì N-Acetylcysteine (NAC) là tiền chất của glutathione, nó làm tăng nồng độ glutathione có sẵn để liên hợp -acetyl-p-benzoquinone imine (viết tắt là NAPQI). NAC cũng tăng cường sự liên hợp sulfat của APAP chưa chuyển hóa, có chức năng như một chất chống viêm và chống oxy hóa, và có tác dụng co bóp tích cực.

Ngoài ra, NAC làm tăng nồng độ oxit nitric cục bộ và thúc đẩy lưu lượng máu vi tuần hoàn, tăng cường phân phối oxy cục bộ đến các mô ngoại vi. Các tác động vi mạch của liệu pháp NAC có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, ngay cả khi NAC được sử dụng trong điều kiện để điều trị ngộ độc gan do Paracetamol.

Bên cạnh đó, N-acetylcysteine ​​(NAC) đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng để điều trị bệnh nhân nhiễm trùng nặng và gần đây là cho bệnh nhân COVID-19. NAC có chất chống oxy hóa, các đặc tính chống viêm và điều chỉnh miễn dịch có thể chứng tỏ có lợi trong việc điều trị và phòng ngừa SARS-Cov-2.

==>> Xem thêm thuốc: Thuốc ho Acemuc 100mg: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, giá bán

Dược động học

Thuốc Stacytine 200 CAP sau khi được sẽ hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khoảng thời gian 30 – 60 phút sẽ đạt được Cmax khi sử dụng liều 200 – 600 mg.

Thuốc chuyển hoá qua qua thành ruột và chuyển hóa qua gan lần đầu. Thuốc này có thời gian bán thải cuối cùng là 6,25 giờ.

Công dụng – Chỉ định của thuốc Stacytine 200 CAP

Công dụng của thuốc Stacytine 200 CAP thường được chỉ định sử dụng với tác dụng long đờm để điều trị các bệnh như sau:

  • Viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Viêm phổi.
  • Đối tượng bị ngộ độc do dùng quá liều Acetaminophen.
  • Những người bị bệnh Covid ho nhiều có đờm.

Liều dùng – Cách dùng của thuốc Stacytine 200 CAP

Liều dùng của thuốc Stacytine 200 CAP

Sử dụng với mục đích làm tiêu chất nhầy: dùng dưới dạng hạt hoà tan với nước. Cụ thể:

  • Với người lớn: mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 1 viên.
  • Với trẻ em từ 24 tháng đến 6 tuổi: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 1 viên.

Sử dụng để điều trị ngộ độc do dùng quá liều khuyến cáo của paracetamol:

  • Mới đầu cho người bệnh dùng 140mg/kg, cách 4 giờ lại cho dùng một lần.
  • Sau đó cho người bệnh dùng 70mg/kg, dùng cho đến liều lần thứ 17.

Cách dùng thuốc Stacytine 200 CAP hiệu quả

Thuốc này dùng theo đường uống, không sử dụng theo bất kỳ đường dùng nào khác.

Dạng viên nang cứng không phù hợp cho trẻ dưới 3 tuổi.

Nếu dùng thuốc để điều trị quá liều Paracetamol thì nên dùng trong khoảng 8 giờ tiên kể từ khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng sẽ đem lại hiệu quả. Sử dụng sau 15 giờ thì hiệu quả điều trị sẽ không còn.

Chống chỉ định

Không dùng cho người có tiền sử mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần trong thuốc này.

Không dùng cho các đối tượng bị hen suyễn hoặc người bị co thắt phế quản.

Không dùng Stacytine 200 CAP cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

==>> Bạn đọc tham khảo thêm: Thuốc Acetylcystein: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán

Tác dụng phụ của thuốc Stacytine 200 CAP

Trong quá trình sử dụng thuốc bạn có thể xảy ra một số tác dụng ngoài ý muốn:

  • Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng như nổi mề đay ; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, nôn mửa.
  • Nhiễm toan, ngừng hô hấp hoặc thậm chí có thể xảy ra biểu hiện ngừng tim.

Tương tác

Khi sử dụng thuốc này với các chất oxy hóa sẽ xảy ra tương kỵ với nhau làm cho thuốc không đạt được hiệu quả điều trị theo ý muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Khi dùng thuốc Stacytine 200 cap thì không được uống các thuốc ho, các thuốc có tác dụng làm giảm bài tiết phế quản cùng lúc bởi đờm trong đường thở của bạn loãng ra gây cản trở hô hấp khiến gây khó thở.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phối hợp bất kỳ thuốc nào với Stacytine 200 CAP.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Lưu ý và thận trọng

Với đối tượng bị bệnh hen, bệnh lý về gan, bị xuất huyết dạ dày thì thận trọng trọng lưu ý khi sử dụng thuốc này.

Khi uống thuốc với mục đích để giải độc Acetaminophen hay còn gọi là Paracetamol thì người bệnh có thể có các biểu hiệu như: môn, có nhiều đờm loãng.

Nếu sử dụng thuốc cho bệnh nhân có bị bệnh hen thì cần theo dõi thật chặt chẽ. Trong trường hợp đối tượng này sử dụng thuốc mà có biểu hiện bị có thế phế quản thì sử dụng thuốc phun mù cho họ là biện pháp xử trí tốt nhất, điều này sẽ giúp giãn phế quản cho họ. Phải dừng dùng Stacytine 200 CAP nhanh chóng nếu người bệnh không có tiến triển gì.

Việc sử dụng thuốc có chứa thành phần Acetylcystein có thể khiến xuất hiện nhiều đờm lỡm trong đường hô hấp. Trong trường hợp này nếu như giảm khả năng ho, giúp cho người bệnh dễ thở hơn thì tiên hành hút cơ học hoặc đặt ống hút khí quản cho họ.

Với đối tượng bị bệnh di truyền hiếm gặp, không có khả năng dung nạp được Glucose, người bị thiếu hụt enzyme Lactose,… thì không nên dùng thuốc này.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Stacytine 200 CAP trước khi dùng.

Lưu ý cho phụ nữ mang thai và bà bầu

Với phụ nữ mang thai: việc sử dụng thuốc này để điều trị ngộ độc Paracetamol cho bà bầu được xem là biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả. Việc sử dụng Acetylcystein sẽ giúp ngăn ngừa được độc tính trên gan cho cả mẹ và bé.

Thuốc Stacytine 200 CAP dùng được cho bà mẹ đang mang bầu.

Bảo quản

Bảo quản thuốc Stacytine 200 CAP nơi khô thoáng, nhiệt độ bảo quản dưới 25 độ C.

Nên bỏ vỉ thuốc vào hộp hoặc túi bóng zip để tránh vỉ thuốc bị thủng, rách làm ảnh hưởng đến chất lượng của viên thuốc.

Xử lý khi quá liều, quên liều

Khi dùng quá liều thuốc Stacytine 200 CAP sẽ xảy ra một số biểu hiện như tụt huyết áp, tan huyết, phổi của bạn gặp khó khăn trong việc trao đổi oxy và carbon dioxide với máu, đông máu tiêu thụ và có khả năng bị suy thận. Tuy nhiên, một trong những biểu hiện trên có thể là do bị ngộ độc Acetaminophen. Hiện tại, chưa có thuốc giải độc trường hợp dùng quá liều trong trường hợp này sẽ sử dụng các liệu pháp hỗ trợ.

Nếu quên liều thuốc Stacytine 200 CAP thì hãy bổ sung liều khi nhớ ra, nhưng nếu sát liều tiếp theo thì không bổ sung mà dùng liều kế tiếp. Không dùng liều gấp đôi bổ sung.

Thuốc Stacytine 200 CAP giá bao nhiêu?

Giá thuốc Stacytine 200 CAP? Hiện tại nhà thuốc Ngọc Anh có bán Stacytine 200 CAP với giá 89.000 đồng/ 1 hộp 100 viên. Ngoài ra, tuỳ vào từng thời điểm mà nhà thuốc sẽ có những chính sách, ưu đãi khác nhau nên bạn có thể liên hệ vào số hotline của nhà thuốc để biết thêm chi tiết.

Thuốc Stacytine 200 CAP mua ở đâu uy tín?

Thuốc Stacytine 200 CAP hiện được bán tại nhiều nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc. Bạn có thể đến trực tiếp nhà thuốc Ngọc Anh để mua thuốc này hoặc mua trực tuyến bằng cách liên hệ theo số hotline trên trang để được nhân viên hướng dẫn đặt hàng cũng như tư vấn đầy đủ hơn về việc sử dụng thuốc đúng cách.

Tài liệu tham khảo

1.Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Stacytine 200 CAP.

2.Tác giả: Susan E Farrell, MD, What is the mechanism of action of N -acetylcysteine (NAC) in the treatment of acetaminophen toxicity/poisoning?, Medscape, đăng ngày 17/1/2020. Truy cập ngày 14/03/2022.

3. Tác giả: Zhongcheng Shi and Carlos A Puyo, N-Acetylcysteine to Combat COVID-19: An Evidence Review, Pubmed, đăng ngày 2 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14/03/2022.