Stylist lượng bao nhiều

Nghề stylist đang nở rộ và được biết tới ở Việt Nam như một công việc năng động, lương cao và đặc biệt là gắn liền với thế giới của những người nổi tiếng. Với những bạn yêu thích thời trang, fashion stylist hoàn toàn có thể trở thành công việc nghiêm túc để theo đuổi lâu dài. 

Fashion stylist là gì? 

Fashion stylist, hay có tên gọi khác là nhà tạo mẫu thời trang, sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo, lựa chọn và phối hợp các bộ trang phục và phụ kiện cho khách hàng trong nhiều dịp khác nhau. Fashion stylist thường làm việc với người mẫu hay người nổi tiếng trong các buổi chụp hình hoặc quay phim. Fashion stylist còn có thể đảm nhiệm phần trưng bày các sản phẩm thời trang trên cửa kính của các trung tâm thương mại hay phối đồ cho tượng mẫu [manocanh] ở cửa hiệu.

Fashion stylist phải là người am hiểu thời trang cặn kẽ tới mức có thể đón đầu xu hướng và có thể đưa ra lời khuyên cho nhiều phong cách và hình ảnh khác nhau. Mặc dù không bắt buộc nhưng nếu fashion stylist biết cách may đo ra một sản phẩm thời trang như cái áo hay chiếc quần thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc. Vì khi đó bạn sẽ không chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo của các nhà thiết kế khác mà được tự do sáng tạo sản phẩm của riêng mình.

Dưới đây là một số bước khởi động cho những bạn muốn dấn thân làm stylist thời trang:

1. Đăng ký một khóa học về thời trang

Công việc này trong thực tế hầu như không quá đặt nặng bằng cấp nhưng việc được đào tạo về thời trang một cách bài bản sẽ giúp bạn có một kiến thức nền vững chắc. Từ đó bạn có thể tự trau dồi và phát triển thêm chứ không lâm vào tình trạng loay hoay không có định hướng vì bị hổng kiến thức.

Các khóa học về thời trang dù ngắn hạn hay dài hạn đều không chỉ cho bạn kiến thức về ngành công nghiệp thời trang mà còn cả các lĩnh vực liên quan như chăm sóc da hay chăm sóc tóc. Một số phong cách tạo mẫu trang phục bạn có thể được học bao gồm:

  • Công sở

  • Thường ngày

  • Người nổi tiếng

  • Họa báo

  • Quảng cáo

  • Trình diễn sân khấu

Các lớp học thời trang còn cho bạn những mối quan hệ và cầu nối trong nghề, vốn là điều vô cùng cần thiết để có thể tìm được các cơ hội thực tập hay nghề nghiệp. Nếu được, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu con đường làm stylist bằng cách chọn học ngành Thời trang hệ Cử nhân chính quy ở Việt Nam hay nước ngoài để có nhiều thời gian cọ xát với lĩnh vực này hơn.

>> Zoom in yêu cầu tuyển sinh các khóa học fashion stylist trên thế giới

2. Xây dựng một Portfolio/ Lookbook bắt mắt

Để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cần phải có một portfolio tổng hợp những sáng tạo về trang phục ưng ý nhất của mình. Bạn có thể tham khảo cách trình bày thông qua những portfolio mẫu trên mạng để tìm kiếm các ý tưởng thực hiện thú vị. Bấy giờ bạn cần phải tự trang bị thêm cho mình một số kiến thức về nhiếp ảnh và cả thiết kế đồ họa để có thể sản xuất ra những tấm ảnh đạt chất lượng. Dù có thể bạn muốn thuê nhiếp ảnh gia hay chuyên viên thiết kế đồ họa làm giúp thì vẫn phải có kiến thức để đánh giá.

Ngoài portfolio truyền thống trên giấy, bạn cũng nên có một portfolio trực tuyến để sẵn sàng đăng kí dự tuyển đối với những công việc ở xa. Nếu có điều kiện thì bạn có thể đầu tư hẳn một trang web xịn xò. Còn không thì bạn có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội có sẵn như Facebook hay Instagram để chia sẻ các sáng tạo của mình. Việc bạn có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội chắc chắn sẽ giúp ích cho việc quảng bá tài năng của bạn đến với các khách hàng tiềm năng.

>> Phân biệt CV và Resume

3. Mở rộng mạng lưới mối quan hệ

Thách thức đầu tiên của một stylist tập sự là làm sao để tìm những khách hàng đầu tiên để xây dựng kinh nghiệm. Ngoài những mối quan hệ ban đầu có được từ các khóa học thời trang, bạn nên tìm thêm nhiều nguồn khác để xây dựng mối quan hệ cho mình. Bất kỳ ai bạn gặp cũng đều có thể là khách hàng tiềm năng hoặc sẽ giới thiệu khách hàng cho bạn.

 

Bạn có thể chọn tham gia các cuộc thi thời trang, đăng ký làm trợ lý thời trang cho các đoàn phim hay học việc ở các thương hiệu thời trang nổi tiếng. Tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ một điều là chỉ khi bạn thực sự có gu thẩm mỹ và tài năng nhất định thì mới nhận được việc. Dù bạn có quen nhiều tai to mặt lớn thế nào nhưng không thể hiện được khả năng thì vẫn khó cạnh tranh trong nghề.

4. Mặc đẹp cho chính mình cái đã

Phong cách thời trang của bạn chính là một “portfolio di động” để khách hàng đánh giá và đưa ra quyết định. Bất kể bạn đi đến đâu cũng nên chịu khó đầu tư chăm chút cho hình ảnh của mình. Bạn sẽ khó có thể tạo lòng tin nơi khách hàng nếu chính bạn còn không có một phong cách thời trang nổi bật.

Bạn không nhất thiết phải dùng đồ hiệu đắt tiền thì mới trông sành điệu sang chảnh. Một fashion stylist giỏi thì chắc chắn có thể biến hóa để một bộ đồ có giá thành vừa phải nhưng vận lên người trông vẫn chất chơi và thu hút.

5. Trau dồi kỹ năng tra cứu

Nếu bạn nghĩ làm fashion stylist chỉ tiếp xúc với quần là áo lượt thì Hotcourses Vietnam rất tiếc phải thông báo rằng bạn còn phải cắm mặt vào màn hình máy tính rất nhiều để tra cứu. Không cần nói đâu xa, để có một bộ trang phục chưa cần biết xấu đẹp thì trước hết bạn buộc phải lên mạng tham khảo nhiều chỗ để xem mẫu mã thế nào, còn hàng hay không, có đúng size bạn cần.

Đó còn chưa nói đến việc bạn cần phải cập nhật xu hướng mới, đôi khi không phải để áp dụng mà để… làm khác đi nhằm khởi xướng một xu hướng khác. Đúng vậy, dự báo một xu hướng có tiềm năng để định hướng cho công chúng cũng là một trong các phần công việc của fashion stylist.

6. Rèn luyện thể lực vì bạn sẽ phải… chạy rất nhiều

Chạy khắp nơi để lấy quần áo đã đặt. Chạy tới lui để chăm chút từng… nếp gấp áo cho buổi chụp hình. Chạy đến các sự kiện để đảm bảo trang phục của khách hàng luôn trong trạng thái hoàn hảo. Làm fashion stylist không chỉ cần có óc sáng tạo mà có khi đòi hỏi bạn có một thể lực tốt thì mới chạy đôn chạy đáo trong công việc theo đúng nghĩa đen như vậy. Để khách hàng có hình ảnh long lanh như mong muốn thì bạn có thể sẽ phải chuẩn bị tinh thần đổ không ít… mồ hôi hột.

Nguồn tham khảo: International Career Institute

Bài được viết lại bởi Do An Khang vào ngày 09 tháng 07 năm 2021.

>> Tham khảo các khoá học ngành thiết kế thời trang 

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

Nếu bạn là một người quan tâm đến K-Pop, chắc chắn cụm từ thần tượng có lẽ không còn quá xa lạ nữa. Những hào quang khi trở thành người nổi tiếng không cần nói chắc ai cũng biết nhưng để tạo nên sự thành công đó không thể không nhắc đến những người định hình phong cách phía sau, đặc biệt là dàn stylist cho idol.

Dù luôn đồng hành cùng các ngôi sao nhưng không phải ai cũng để ý đến họ. Công việc của stylist không chỉ đơn giản là mix đồ cho phù hợp với sự kiện mà họ còn phải cân bằng được sự yêu thích của idol với quần áo và đồ đi mượn từ các nhãn hàng. Với các stylist mới vào nghề lại càng khó khăn vì họ hiếm mượn được những bộ đồ mới hay sang chảnh nhất.

"Có những nhà tài trợ nói không với các phát thanh viên hoặc sao ít tiếng tăm. Đây không phải tình huống bạn có thể tranh cãi vì cuối cùng có nguy cơ bị hủy tài trợ vĩnh viễn. Cũng có trường hợp phải nhường món đồ yêu thích đã ngắm từ lâu cho stylist người khác vì đơn giản họ là sao hạng A", một stylist chia sẻ.

Stylist phải chuẩn bị trang phục và hầu như không có thời gian nghỉ ngơi khi nghệ sĩ có lịch trình dày đặc.

Nữ stylist đình đám nhà YG - người đứng đằng sau hàng loạt bộ mix làm nên thương hiệu cực chất cho idol.

Trong một chương trình giải trí của đài SBS, nhiều stylist thần tượng Hàn Quốc đã có những chia sẻ rất thú vị về ngành nghề này. Họ là những người sát cánh 24/7 với idol, lo định hình phong cách sao cho nghệ thuật nhất. Trung bình họ đều phải làm hơn 8 tiếng/ngày, thậm chí vào mùa idol comeback có thể phải theo sát 7 ngày liền.

Không chỉ mượn sẵn đồ của nhãn hiệu, họ còn phải lo định hình phong cách, sửa sang lại quần áo để bộ đồ đó không bị trùng lặp giữa các nhóm. Stylist cho nhóm Black Pink chia sẻ cô thường xuyên phải cắt lại quần áo vì nhu cầu đồ luôn phải mới lạ từ các cô nàng nhà YG.

Khó khăn lớn nhất khi làm stylist cho một nhóm nhạc là về vấn đề thể chất. Một stylist phải đi mượn đồ và trả đồ cho nhà tài trợ hàng ngày, nhóm càng đông thành viên thì công việc lại càng vất vả. Xét hoàn cảnh một idol cần tới 5-6 bộ đồ mỗi cảnh quay/sự kiện mỗi ngày thì số lượng quần áo stylist cần khuân vác có thể lên tới hàng chục kg.

Số lượng quần áo khủng mỗi mùa sự kiện mà các stylist phải mang vác cho các nhóm nhạc nổi tiếng.

Công việc vất vả, áp lực, hy sinh nhiều lại luôn đứng đằng sau hào quang nghệ sĩ, tuy nhiên thu nhập của stylist không phải lúc nào cũng hậu hĩnh. Những người mới vào nghề thường ở độ tuổi 20 chia sẻ họ chỉ nhận được khoảng 1000 USD [22 triệu đồng] mỗi tháng. Con số đó là quá ít so với công việc cũng như mức sống tại các thành phố lớn ở Hàn Quốc. Thậm chí, nhiều công ty còn sẵn sàng quỵt tiền hay nhiều stylist phải tự chi tiền túi để bù đắp lỗi hỏng hóc đồ do idol gây ra.

Stylist của Seo Soo Kyung [SNSD] từng chia sẻ: “Chúng tôi làm việc bất kể ngày đêm nhưng lại không nhận được những gì xứng đáng. Khi mới vào nghề, trong 3 tháng đầu tôi chỉ kiếm được 265 USD [khoảng 6 triệu đồng]. Thực tế, các thần tượng và những người làm nghề hậu cần đều được trả lương rất thấp. Công ty luôn có suy nghĩ với chúng tôi rằng: Hãy biết ơn vì đã được làm việc cùng siêu sao SNSD”.

Stylist đóng góp vai trò tạo dựng, giữ gìn hình ảnh đẹp đẽ của thần tượng trước mắt công chúng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà chỉ cần 1 lỗi nhỏ về trang phục hay phối đồ không hợp mắt fan sẽ nhanh chóng trở thành đề tài chỉ trích của người hâm mộ. Không chỉ chê bai về thực lực, nhiều người còn kiến nghị lên tận công ty giải trí yêu cầu đuổi stylist khiến họ bị chấn động tâm lý. Đôi khi, họ phải chịu đựng áp lực dư luận không thua kém gì idol.

Stylist của SNSD Seo Soo Kyung.

Nhiều stylist cũng có đội ngũ fan riêng vì quá đẹp trai và có công tạo nên những màn phối có tâm với idol.

Tuy vậy, nhiều bạn trẻ vẫn "cắn răng" làm việc vì làm trong nghề này lâu dài có thể duy trì tốt nhiều mối quan hệ và có cơ hội được biết đến trong giới thời trang nhiều hơn. Nếu được thăng chức lên trưởng bộ phận tạo dựng hình ảnh cho nghệ sĩ, lương tháng có thể thu về ít nhất 10 triệu won/tháng [khoảng 200 triệu đồng].

Có thể thấy môi trường showbiz rất khắc nghiệt và áp lực với những bạn trẻ mới vào làm. Đằng sau ánh hào quang của nghề stylist, còn rất nhiều khoảng tối mà không phải ai cũng biết và cũng đủ bản lĩnh để trải qua. Không được sống cho mình, cho gia đình mà họ phải cống hiến hết mình cho thành công của người nghệ sĩ. Tuy vậy, nhiều bạn trẻ vẫn sẵn sàng làm với ước mong có thể chen được 1 chân vào kinh đô thời trang.

Stylist của Big Bang và iKON nhận giải “Phong cách của năm” nhờ những cống hiến của mình với nghệ sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề