Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn lớp 3

“Một trong những phương pháp dạy Văn miêu tả mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy văn lớp 4, lớp 5 chính là dạy bằng sơ đồ tư duy”. Đó là chia sẻ của cô Lê Thị Hồng An – giáo viên Trường tiểu học Thành Công A [Hà Nội].

Theo cô Lê Thị Hồng An, đấy chính là công cụ, là bí quyết để giúp cho học sinh tiểu học nhanh tiến bộ trong viết văn. Khi lập sơ đồ các em sẽ dễ dàng nắm bắt được trọng tâm của đề bài, có thể tập trung suy nghĩ những chỗ khó, dễ dàng hình dung bố cục của bài văn.

Ảnh minh họa.

Không những vậy, sơ đồ tư duy còn giúp cho các em giải tỏa áp lực trong giờ học văn, khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư duy, tạo cho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn, đồng thời mang đến cho các em niềm hứng thú thông qua biến những kiến thức thành hình ảnh sống động theo sự sáng tạo của các em.

Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy lược đồ tư duy... là hình thức ghi chép nhầm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.

Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “ thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng.

Do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng [các nhánh].

Ngoài ra theo cô Lê Thị Hồng An, có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kỳ... Để cho học sinh hiểu được sơ đồ tư duy là gì thì giáo viên phải giảng lý thuyết như trên.

Sau đó sẽ giới thiệu cho các em một số mô hình sơ đồ tư duy đơn giản. Với học sinh tiểu học, giáo viên chỉ có thể vẽ và viết trên những mô hình đơn giản dễ đọc dễ hiểu dưới đây:

Sơ đồ tư duy giúp chúng ta dễ dàng hình dung quá trình cấu tứ bài văn, hiểu rõ mạch tư duy trong viết văn, nắm bắt được trình tự hành văn, nắm vững được các dạng thức và phương pháp viết các thể văn khác nhau, từ đó nhanh chóng học được cách viết văn.

Cụ thể chúng ta có thể viết được bài văn theo quy trình như sau:

Tân sinh viên 'đứng ngồi không yên' với 'Em gái mưa' tại ĐH Hà Nội

Tại đêm Gala chào tân sinh viên 2017 tổ chức tại ĐH Hà Nội tối 28/10, Lê Vũ Bình đã làm khán giả 'đứng ngồi ...

Viết văn theo sơ đồ tư duy mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả thật sự với các em học sinh tiểu học.

  • Chỉ là bài văn thông thường của cậu học sinh lớp 3, nhưng khi biết “công thức viết văn” của bà mẹ thì ai cũng phục sát đất

Sơ đồ tư duy không phải phương pháp xa lạ vàđã được nhiều giáo viên, phụ huynh áp dụng. Bằng cách này, trẻ em được tập khả năng phân tích, tổng hợp và giúp ghi nhớ dễ dàng hơn.

Thời gian gần đây, nhiều bậc phụ huynh chia sẻ con em mình đã và đang áp dụng phương phápviết văn bằng sơ đồ tư duyvà đạt hiệu quả tích cực.

  • Bài văn tả bố của học sinh lớp 7 khiến dân mạng nghẹn ngào, cô giáo cũng rưng rưng chấm 9,5 điểm kèm lời gợi ý bất ngờĐọc ngay

Chị P.N.B có con gái đang học lớp 2 ở 1 trường tiểu học tại Hà Nội. Ở trường của con gái chị B, giáo viên đã sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong giảng dạy. Ban đầu, các bé làm quen với việc viết sơ đồ từ chính các bài học tiếng Việt hàng ngày, sau chuyển sang các bộ môn khác và đến khi bắt đầu học tập làm văn thì các con đã rất thành thạo việc lập sơ đồ tư duy.

Ví dụ đối với bài văn tả người thân, cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy gồm những thông tin rất cơ bản: Họ tên, tuổi, nghề, sở thích, thói quen, tình cảm của học sinh với người thân.

Sơ đồ tư duy gồm các thông tin cơ bản đối với bài văn tả người thân.

Dựa vào sơ đồ tư duy, các bé sẽ được viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu, mỗi câu là 1 nhánh của sơ đồ. Ở các bước này, giáo viên và phụ huynh chỉ hướng dẫn, gợi ý còn lại để cho bé tự tư duy và tự viết.

Bài văn ngắn khoảng 5 - 7 câu của học sinh lớp 2 tự viết dựa trên sơ đồ tư duy.

Tuy nhiên, chị P.N.B nâng dần yêu cầu lập sơ đồ và viết văn với con gái. Bởi chị thấy sơ đồ của con còn đơn giản, đoạn văn vẫn lủng củng và lặp từ, lặp cấu trúc câu. "Mình cùng con đọc lại cả bài, mình nhận xét: Bài con viết rất đúng, cách dùng câu, từ, dấu câu không sai, tuy nhiên câu chưa thật sự hay nên mẹ sẽ giúp con sửa lại cho hay hơn.

Mình đọc lại từng câu với con, gợi ý con cách đổi vị trí các từ, hay cách diễn đạt khác để nghe trau chuốt hơn. Sau khi 2 mẹ con cùng nhau làm lại từng câu, con mình sẽ hoàn thiện lại bài viết. Và bởi đã được dùng sơ đồ + tự viết + cùng mẹ sửa từng câu rất kỹ nên con rất nhớ đoạn văn vừa viết" - chị P.N.B chia sẻ về cách mình giúp con viết văn dựa trên nền tảng sơ đồ tư duy đã được học ở lớp.

Trên cơ sở sơ đồ tư duy ban đầu cô giáo hướng dẫn, con gái chị P.N.B đã được mẹ gợi ý thêm các ý: hình dáng [dáng người, mái tóc, làn da, nụ cười…], sự chăm sóc của người thân với em…

Trên nền đoạn văn đã viết hôm trước, các bé sẽ tự viết lại một đoạn văn khoảng 10 câu. Sau cùng, phụ huynh sẽ gợi ý cho con cách dùng từ, cách đổi chỗ các từ trong câu sao cho mượt mà, hay hơn.

Bài văn của con gái chị N sau khi đã hoàn thiện dựa theo gợi ý của mẹ.

"Mình thấy với phương pháp này con mình nhớ bài rất nhanh. Ngày hôm sau cô yêu cầu viết đoạn văn khoảng 7 câu về người thân, trên cơ sở 2 đoạn văn đã viết hôm trước, con rất nhanh chóng nhớ lại và "nhặt" các câu từ hai đoạn đó và viết lại đoạn văn mới đúng yêu cầu, mẹ không phải chỉnh sửa tí nào" - Chị P.N.B hào hứng chia sẻ về thành quả học văn của con gái sau khi được cô giáo và mẹ hướng dẫn theo phương pháp sơ đồ tư duy.

Trước đó, trên MXH cũng xuất hiện bài văn của cậu bé Ong lớp 3 mắc hội chứng tự kỷ thu hút sự chú ý của đông đảo phụ huynh. Bài văn trông khá bình thường nhưng chị Nguyệt Ca - mẹ cậu bé đã tiết lộ dùng phương pháp sơ đồ tư duy khiến con viết văn nhẹ nhàng hơn.

Cụ thể trong trường hợp này, chị Nguyệt Ca - mẹ của bé Ong đã chia sẻ chi tiết về "công thức viết văn" kỳ công cho vip [V.I.P là từ các cha mẹ có con tự kỷ thường dùng để gọi những bạn nhỏ mắc hội chứng tự kỷ, với thông điệp rằng mỗi một đứa trẻ tự kỷ đều là một con người rất đặc biệt, rất quan trọng].

Bài văn tưởng như bình thường nhưng đầy nỗ lực của bé Ong mắc hội chứng tự kỷ.

Để có một bài văn ngắn gọn, đủ ý, câu cú đúng ngữ pháp, chị Nguyệt Ca, cô giáo và bé Ong đã trải qua các bước như sau:

Bước 1: Lập dàn ý

Vì tính cách của vip là kém ngôn ngữ và rất cứng nhắc, nên việc lập dàn ý như ảnh 1 với ghi chú về số câu, sẽ giúp vip bớt căng thẳng nếu viết không đủ 5-7 câu như cô giáo yêu cầu. Quá ít hay quá nhiều cũng sẽ khiến vip khó chịu.

Dàn ý phân rõ "mở đoạn" - "thân đoạn" - kết đoạn", với mỗi phần giúp vip xác định thông tin cần viết một cách ngắn gọn. Người giúp vip lập dàn ý cần có kỹ năng đặt câu hỏi đơn giản và trình bày thông tin mạch lạc.

Bước 2: Giúp vip chuẩn bị câu đơn bằng cách đặt câu hỏi ngắn

Mẹ/ cô đặt giấy/ vở/ ipad có dàn ý trước mặt để vip nhìn vào và cảm thấy việc viết xong 1 câu là khoảng cách tới đích không còn xa nữa, có thêm động lực viết.

Ở từng mục, giúp vip viết câu đơn trước bằng cách đặt câu hỏi và giúp vip trả lời bằng một câu đơn.

Bước 3: Giúp vip mở rộng câu đơn thành câu đơn dài, câu phức, câu ghép nhờ 2 cách

[a] mở rộng câu đơn dài bằng cách đặt các câu hỏi Wh [Who, what, where, when, why, how]

[b] mở rộng câu ghép, câu phức bằng các liên từ đơn giản: chủ + vị và chủ + vị; nhưng; bởi vì; hoặc...

Nam sinh mồm xoen xoét sẽ học bài, nhưng chớp nhoáng đã thấy cảnh tượng "chán không buồn nói", dân mạng cười cảm thông: Chuyện không của riêng ai

Video liên quan

Chủ Đề