Sự giống nhau và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt

I. GIỐNG NHAU:

– Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

– Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. 

– Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ. 

– Đều bị thất bại.

>> Xem thêm:

II. KHÁC NHAU

1. Về lực lượng

***Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

***Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.

2. Về Phạm vi – quy mô

***Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

***Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương

3. Về Âm mưu của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

***Chiến tranh đặc biệt: “dùng người Việt đánh người Việt”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.

4. Về Thủ đoạn của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: 

– Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

– Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.

– Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

***Chiến tranh đặc biệt: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

I. Các điểm giống nhau

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều bị thất bại.

>> Xem thêm:

II. Những điểm khác nhau

1. Về âm mưu

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “dùng người Việt đánh người Việt”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

2. Về thủ đoạn và hành động

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

3. Về lực lượng tham gia

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mỹ và quân đồng minh.

4. Về địa bàn

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Miền Nam

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

5. Về tính chất ác liệt

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mỹ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Nguồn: Tổng hợp

Chiến tranh đặc biệtchiến tranh cục bộ là phần nội dung hay xuất hiện trong các đề kiểm tra, đề thi cuối kỳ của các học sinh. Nếu không hiểu và nắm rõ được nội dung lịch sử này thì sẽ rất khó đạt được điểm cao. Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề: “So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ”. Mời các bạn cùng theo dõi!

Nội dung này hay được sử dụng để làm câu hỏi 3 điểm trong các đề thi Lịch Sử. Vậy nên muốn dành được điểm các các bạn cần phải nắm rõ. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ.

Sự giống nhau và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt
Đơn vị DK 75 quân Giải Phóng đã bắn tan 13 xe bọc thép của quân Mỹ
  • Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân theo kiểu mới. Nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Đều có chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam Việt Nam, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới để làm căn cứ quân sự cho Mỹ.
  • Cả 2 cuộc chiến tranh đều có sự tham gia và chi phối tiền của, vũ khí, cố vấn quân sự của Mỹ.
  • Cả 2 đều bị thất bại.
Chiến tranh cục bộ Chiến tranh đặc biệt
Về lực lượng Lực lượng tham gia gồm: Quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn và có thêm sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.
Phạm vi thực hiện Có phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam Có phạm vi chỉ ở Miền Nam.
Âm mưu Có âm mưu là nhanh chóng tạo ra ưu thế về mặt quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường và đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt. Âm mưu cơ bản của cuộc chiến tranh đặc biệt là “dùng người Việt để đánh người Việt”.
Thủ Đoạn Ồ ạt đổ thêm quân viễn chinh Mỹ, quân nhân Mỹ và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại vào Việt Nam. Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô bằng hàng loạt cuộc hành quân để “tìm diệt” và “bình định” vùng “Đất thánh Việt cộng”; Kết hợp với việc chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm mục đích phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm suy giảm tiềm lực về kinh tế – quốc phòng của miền Bắc. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam và làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Mỹ đã đề ra kế hoạch Staley – Taylor, bình định miền Nam Việt Nam chỉ trong vòng 18 tháng với các chiến lược như:
  • Tăng viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, tăng cường cố vấn quân sự Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.
  •  Tiến hành dồn dân để lập ra các “Ấp chiến lược”, trang bị phương tiện, vũ khí hiện đại. “Ấp chiến lược” được quân Mỹ Ngụy coi là “xương sống” của cuộc “chiến tranh đặc biệt”.
  • Mở nhiều cuộc hành quân để càn quét nhằm mục đích tiêu diệt các lực lượng cách mạng. Thực hiện nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa các biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn các nguồn chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

Để có thể so sánh được điểm giống và khác nhau thì các bạn cần phải tìm hiểu về hai cuộc chiến tranh này trước. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.

Vào cuối 1960, sau khi hình thức thống trị miền Nam nước ta bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã bị thất bại. Giữa năm 1961, Mỹ đã tiến hành cuộc “Chiến tranh đặc biệt”.

Sự giống nhau và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt
Quân Mỹ càn quét để tiêu diệt quân cách mạng của ta

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng toàn bộ quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự của Mỹ dựa vào vũ khí, các trang thiết bị kỹ thuật cùng phương tiện chiến tranh nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh đặc biệt này là “dùng người Việt để đánh người Việt”.

Mỹ đã đề ra kế hoạch Staley – Taylor với nội dung bình định miền Nam nước ta trong vòng 18 tháng, tạo thế chủ động cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa trên chiến trường Miền Nam. Chiến lược này bao gồm 3 biện pháp:

  • Tăng cường sức mạnh cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa; sử dụng nhiều loại phương tiện như máy bay, xe tăng để giúp nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang của quân Giải phóng; sử dụng chỉ huy và cố vấn quân sự của Mỹ để chỉ huy các đơn vị chiến đấu.
  • Giữ vững ở thành thị, đồng thời dập tắt các phong trào cách mạng ở các vùng nông thôn bằng cách “bình định” và lập “ấp chiến lược”.
  • Ra sức ngăn chặn ở các vùng biên giới để có thể kiểm soát được vùng ven biển; cắt đứt quân chi viện từ miền Bắc vào và cô lập cách mạng miền Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã rất kiên cường đánh bại được các chiến lược của chiến tranh đặc biệt. Chiến thắng này đã mang lại những ý nghĩa như sau:

  • Cách mạng miền Nam phải tiếp tục giữ vững ở thế chủ động tiến công.
  • Quân Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam nước ta để làm thí điểm cho một loại hình chiến tranh nhằm mục đích đàn áp các phong trào cách mạng ở trên thế giới.
  • Mỹ buộc phải chuyển sang một chiến lược khác, đó là “Chiến tranh cục bộ”. Điều đó chứng tỏ rằng Mỹ đã thừa nhận sự thất bại của cuộc chiến tranh đặc biệt.
  • Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là rất đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản, Mỹ bắt buộc phải chuyển sang một chiến lược mới, đó là cuộc “chiến tranh cục bộ”. Không chỉ có quy mô ở miền Nam mà nó còn mở rộng ra cả miền Bắc.

Sự giống nhau và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt
Quân du kích của ta tập kích quân Mỹ

Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân theo kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội của chính quyền Ngô Đình Diệm với các phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc lên cao nhất là vào năm 1969 với 1,5 triệu tên, trong đó quân Mỹ có hơn 0,5 triệu.

Với những thủ đoạn nham hiểm Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo được quân chủ lực của ta bằng chiến lược: “tìm diệt”. Giành thế chủ động ở trên chiến trường, đẩy quân ta về phòng ngự và buộc phải phân tán nhỏ ra làm cho cuộc chiến tranh dần tàn lụi đi.

Ưu thế về mặt quân sự, Mỹ đã cho mở cuộc hành quân lớn để tìm, diệt vào Vạn Tường. Hai cuộc phản công vào 2 mùa khô vào những năm 1965 – 1966 và 1966 – 1967 nhằm tiêu diệt và bình định vùng căn cứ kháng chiến.

Bên trên là những thông tin chúng tôi cung cấp cho các bạn về nội dung: So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ có điểm giống và khác nhau như nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm chắc được nội dung và làm đề kiểm tra, đề thi tốt nếu rơi vào câu này.

||Bài viết liên quan khác: