Tác dụng phụ của thuốc huyết áp Amlodipin

Thuốc Amlodipin (Amlor) được biết đến với vai trò như thế nào? Chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lí cụ thể ra sao? Hãy cùng YouMed phân tích vấn đề này thật kĩ theo bài viết dưới đây!

1. Amlor là thuốc gì? Được chỉ định trong trường hợp nào?

Amlodipin là thuốc thuộc nhóm chặn kênh Canxi. Tên thành phần hoạt chất: Amlodipin besylate.

  • Nếu huyết áp cao, amlodipine hoạt động bằng cách làm các mạch máu, để máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Trường hợp bị đau thắt ngực, amlodipine hoạt động bằng cách cải thiện việc cung cấp máu cho cơ tim dẫn đến oxy được đưa đến tim nhiều hơn. Do đó, có thể giúp ngăn cơn đau thắt ngực xảy ra. Tuy nhiên, amlodipine không giúp làm thuyên giảm cơn đau do đau thắt ngực gây ra.
Tác dụng phụ của thuốc huyết áp Amlodipin
Hình ảnh thuốc Amlor 5mg

Amlor được chỉ định để điều trị:

  • Tăng huyết áp.
  • Đau ngực do hẹp các mạch máu của cơ tim (đau thắt ngực) hoặc dạng đau ngực hiếm gặp hơn do co rút các mạch máu của cơ tim còn gọi là Prinzmetal.

2. Chống chỉ định

Dị ứng với amlodipin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc bất kì thuốc chặn kênh canxi nào khác (dihydropyridine dẫn xuất như felodipine, nifedipine, nimodipine).

Trường hợp đang bị sốc tim (tim không đủ khả năng bơm đủ máu cho cơ thể). Các triệu chứng bao gồm: mạch đập chậm, nhịp tim nhanh và huyết áp thấp.

Bị hẹp van động mạch chủ hoặc suy tim sau khi trải qua cơn đột quỵ.

Đau thắt ngực trong khi nghỉ ngơi hoặc dù chỉ hoạt động rất nhẹ.

Chống chỉ định ở bệnh nhân có thai hoặc đang cho con bú.

Bệnh hạ huyết áp.

3. Cách dùng và liều lượng dùng thuốc

  • Dùng Amlor với một cốc nước, có thể kèm theo thức ăn hoặc không.
  • Nên dùng cùng một thời điểm trong ngày.
  • Vì có thể làm giảm tác dụng của amlodipin, do đó khuyến nghị không dùng kèm nho hoặc nước ép nho khi dùng thuốc.
  • Liều lượng sử dụng chính xác theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.

4. Một số tác động có hại trong quá trình dùng thuốc

Triệu chứng rất phổ biến sau khi dùng thuốc là phù.

Tác dụng phụ của thuốc huyết áp Amlodipin
Hai chân bị phù sau một thời gian dùng thuốc. 

Ngoài ra, một số tác động có hại phổ biến khác xuất hiện trong quá trình dùng thuốc:

  • Khi bắt đầu điều trị sẽ xuất hiện các triệu chứng: Chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ.
  • Đánh trống ngực, đỏ bừng.
  • Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu.
  • Mệt mỏi.
  • Rối loạn thị giác, nhìn đôi.
  • Chuột rút.
  • Gây sưng phù mắt cá chân.

Dưới đây là một số tác động có hại tuy hiếm khi xảy ra nhưng nếu gặp phải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, trong trường hợp này phải gọi bào ngay cho. bác sĩ để xử trí kịp thời.

  • Đột ngột xuất hiện cơn đau ngực, thở dốc hoặc khó thở.
  • Sưng mí mắt, mặt và môi.
  • Phù lưỡi và cổ họng gây khó khăn khi thở.
  • Xuất hiện phản ứng trên da nghiêm trọng bao gồm: phát ban và ngứa da dữ dội, nổi mề đay, đỏ da trên toàn bộ cơ thể, phồng rộp, bong tróc và sưng da, viêm niêm mạc và các phản ứng dị ứng khác.

5. Các tương tác thuốc

Nói với bác sĩ nếu đang dùng các thuốc dưới đây:

  • Thuốc hạ huyết áp: Verapamil, Diltiazem.
  • Điều trị bệnh nấm: Ketoconazole và Itraconazole.
  • Thuốc điều trị virus HIV/ AIDS: Ritonavir, Indinavir, Nelfinavir, Nevirapine.
  • Kháng sinh: Clarithromycin, Erythromycin và Telithromycin, Rifampicin, Rifabutin.
  • Nefazodone.
  • Thảo dược St. John’s wort.
  • Corticosteroid: Dexamethasone.
  • Verapamil, Diltiazem.
  • Dantrolene.
  • Tacrolimus.
  • Simvastatin.
  • Cyclosporine.
  • Phenobarbital, Phenytoin và Carbamazepin.
  • Sildenafi.

6. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng

Trước khi uống, phải nói với bác sĩ nếu có các tình trạng sau:

  • Bị suy tim hoặc vừa trải qua cơn đột quỵ vào tháng trước.
  • Suy tim.
  • Tăng huyết áp.
  • Có bệnh về gan.
  • Nếu trẻ < 18 tuổi.
  • Trường hợp là người cao tuổi cần có bác sĩ giám sát cẩn thận.

Khi sử dụng thuốc, các đối tượng đặc biệt sau đây cần lưu ý

  • Phụ nữ có thai: Nếu phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch mang thai, nên nói với bác sĩ trước khi dùng.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Đã có bằng chứng về sự hiện hiện của amlodipin bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, nên báo với bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc.

Xem thêm: Thuốc Exforge® (valsartan, amlodipin): Thuốc điều trị tăng huyết áp

7. Cách xử trí khi dùng quá liều

Nếu quá liều amlodipine, hãy liên hệ ngay với khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất.

Lưu ý mang theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc các viên thuốc còn lại để hỗ trợ bác sĩ trong việc nhận dạng loại thuốc dễ dàng hơn.

Kê cánh tay và chân của người bệnh lên có thể kê trên vài chiếc đệm.

Các triệu chứng xuất hiện khi dùng quá liều: chóng mặt cực độ và/hoặc đau đầu nhẹ, ngất, khó thở, đi tiểu rất thường xuyên.

Nếu huyết áp tụt ở mức gây nghiêm trọng có thể xảy ra tình trạng sốc. Tại thời điểm nay, làn da của người bệnh sẽ lạnh và ẩm ướt, trầm trọng hơn có thể gây mất ý thức.

8. Cách xử trí khi quên liều

  • Nếu quên liều, bỏ qua liều và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch điều trị.
  • Không được dùng gấp đôi liều với mục đích bù lại cho liều đã quên.

Amlodipin (Amlor) là thuốc nằm trong nhóm chặn kênh canxi, giúp làm giãn mạch, lưu thông mạch máu nên được chỉ định trong các bệnh lý tăng huyết áp hoặc suy tim. Tuy nhiên, việc sử dụng amlodipin có thể gây ra nhiều tác động có hại đáng lưu ý đối với sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe. Gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn hỗ trợ việc điều trị an toàn và hiệu quả hơn.

Amlodipine 5 mg là một loại thuốc thường được chỉ định ở bệnh nhân bị huyết áp cao - một tình trạng sức khỏe vô cùng phổ biến ở Việt Nam với hàng loạt hệ lụy như đột quỵ, suy tim, suy thận hay các biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể hơn, amlodipine 5 mg là thuốc gì và có chỉ định sử dụng như thế nào?

Amlodipine được xếp vào nhóm thuốc chẹn kênh canxi với tác dụng kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, nhờ đó giảm bớt sự xuất hiện của các cơn đau tức ngực. Theo giải thích từ các bác sĩ, cơ chế tác dụng của thuốc amlodipine là ức chế dòng chảy ion calci đi qua cơ trơn và tim, nhờ đó giãn cơ / giãn mạch, giảm bớt nguy cơ cao huyết áp. Đặc biệt, amlodipine 5 mg hoàn toàn không có các tác dụng phụ như giảm dẫn truyền nhĩ thất tại tim hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến lực co cơ tim.

Cho đến nay, cách thức hoạt động cụ thể của thuốc amlodipine vẫn chưa được làm rõ đối với triệu chứng đau thắt cơ ngực. Tuy nhiên, amlodipine thể hiện rất rõ chức năng này thông qua việc cải thiện sự co thắt tại động mạch vành và nhờ đó thúc đẩy hoạt động bơm máu của tim đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc amlodipine cũng giảm lượng oxy nhu cầu của tim.

Hiện nay, trên thị trường đang phân phối nhiều loại thuốc có chứa thành phần amlodipine (đơn thành phần hoặc thành phần hỗn hợp), bao gồm:

  • Thuốc amlodipine 2.5 mg, amlodipine 5 mg, amlodipine 10mg, thuốc Amlodipin stada 5mg, amlodipine domesco 5mg, amlor 5mg: đây là các thuốc đơn thành phần amlodipine.
  • Thuốc chứa thành phần hỗn hợp với amlodipine gồm coveram, azor, caduet, consensi, exforge, tribenzor và twynsta... với thành phần kết hợp đa dạng như perindopril, olmesartan, atorvastatin, celecoxib...

Giá của thuốc chứa amlodipine có sự dao động tương đối rộng, từ 700đ đến 13.000đ / viên tùy thuộc vào hãng thuốc cũng như hàm lượng amlodipine có trong 1 viên thuốc. Do đó, bệnh nhân cần được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng để đảm bảo đúng thuốc và đúng bệnh, tránh quá liều dùng.

Tác dụng phụ của thuốc huyết áp Amlodipin

Amlodipine 5 mg là một loại thuốc thường được chỉ định ở bệnh nhân bị huyết áp cao

Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc amlodipine 5 mg cần tuân thủ uống thuốc 1 lần mỗi ngày vào một thời điểm cố định. Vì đại đa số người bị cao huyết áp đều là người có tuổi, trí nhớ không còn minh mẫn, bạn nên đặt chuông báo thức cố định để nhắc nhở và xem việc uống thuốc như một thói quen hàng ngày. Thuốc amlodipine 5 mg không quan trọng thời điểm cụ thể trong ngày, bạn có thể uống vào buổi sáng, buổi tối, ngay cả khi đói hoặc khi no đều có thể dùng. Vì vậy, hãy ưu tiên dùng thuốc vào thời gian thuận tiện và dễ nhớ nhất đối với bạn.

Trong trường hợp bạn quên dùng thuốc, tùy theo trường hợp sẽ có hướng xử lý khác nhau:

  • Nếu như thời điểm bạn nhớ ra mình chưa dùng thuốc cách không quá xa thời điểm cố định, hãy uống ngay liều thuốc mới này.
  • Nếu như tại thời điểm bạn nhớ ra mình chưa dùng thuốc, thời gian đã trôi qua hơn 12 tiếng hoặc đã gần đến liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều thuốc đã quên đó rồi tiếp tục dùng thuốc theo liều bình thường, tuyệt đối không dồn 2 lần uống làm 1.

Tác dụng của Amlodipine là kiểm soát chỉ số huyết áp của cơ thể và giữ nó ở mức ổn định, phòng ngừa triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên, thuốc amlodipine chỉ có khả năng cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng cũng như ổn định huyết áp, hoàn toàn không thể điều trị nguyên nhân gây ra hiện tượng cao huyết áp của bạn. Do đó, ngay cả khi huyết áp đã đi vào ổn định, việc dùng thuốc amlodipine 5 mg vẫn phải được duy trì đều đặn.

Thuốc amlodipine 5 mg thường được sản xuất dưới dạng viên nén, mỗi viên chứa 5mg chất amlodipine. Đây cũng là liều dùng bình thường mỗi ngày đối với người trưởng thành.

Trong vòng 4 tuần đầu sử dụng, liều amlodipine 5 mg là mỗi ngày 1 viên nén. Tuy nhiên, nếu sau thời gian này vẫn không có nhiều hiệu quả đối với các triệu chứng cũng như chỉ số huyết áp, bạn có thể tăng liều dùng lên 2 viên/ngày.

Liều dùng sẽ được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ dựa trên huyết áp, điều kiện sức khỏe, tình trạng bệnh và các bệnh lý đi kèm của bệnh nhân. Vì vậy, khi thấy thuốc không hiệu quả, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi tăng liều sử dụng, tuyệt đối không tự ý quyết định đối với vấn đề này.

Tác dụng phụ của thuốc huyết áp Amlodipin

Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc amlodipine 5 mg cần tuân thủ uống thuốc 1 lần mỗi ngày vào một thời điểm cố định

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn đối với người bệnh và Amlodipine 5 mg cũng không ngoại lệ.

Việc sử dụng kéo dài thuốc amlodipine sẽ đem lại các hiệu ứng tiêu cực không mong muốn như:

  • Phù nề chân: bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách gác chân cao hơn đầu trong khi ngủ.
  • Tình trạng bốc hỏa, đau nhức đầu và hoa mắt, choáng váng: trong tuần đầu tiên sử dụng amlodipine, bệnh nhân đều sẽ có những hiện tượng trên. Tuy nhiên, chúng sẽ dần thuyên giảm dần dần. Để cải thiện những tác dụng phụ này, bệnh nhân nên uống nhiều nước và đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế sử dụng chất kích thích.
  • Tim đập nhanh, buồn nôn, ngất: thường xảy ra khi bệnh nhân bị ngộ độc amlodipine (uống quá liều). Tuy nhiên, tác dụng phụ này là rất hiếm xảy ra.

Bên cạnh đó, thuốc Amlodipine 5 mg cũng chống chỉ định với các bệnh nhân nằm trong nhóm đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú, bệnh nhân vừa xảy ra nhồi máu cơ tim hoặc bị suy gan, suy tim...

Có thể nói, thuốc Amlodipine 5 mg cùng nhiều loại thuốc amlodipine khác trên thị trường là một phương pháp phòng ngừa / kiểm soát chỉ số huyết áp cao của bệnh nhân, nhờ đó phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tình trạng này. Để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: