Tài liệu học môn luật cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh là lĩnh vực mới mẻ trong khoa học pháp lý của Việt Nam. Các công trình khoa học về lĩnh vực này chủ yếu phục vụ cho công tác xây dựng Luật Cạnh tranh. Trong công tác đào tạo bậc đại học chuyên ngành Luật học, nhiều cơ sở đào tạo đã đưa môn học Luật Cạnh tranh vào chương trình đào tạo trong bộ môn Luật Kinh doanh [Luật Kinh tế].

Cần phải thừa nhận rằng Luật Cạnh tranh so với các ngành luật khác kể cả ở phạm vi quốc tế, vẫn có lịch sử khá non trẻ.

Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, việc áp dụng Luật Cạnh tranh đang đặt ra nhiều vấn đề mới không dễ có câu trả lời trong một sớm một chiều, đang còn nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau.

Chính vì vậy, mặc dù tập thể tác giả đã hết sức cố gắng xong giáo trình này chắc chắn khó tránh khỏi những hạn chế và khó khăn ứng được đầy đủ những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra đối với bộ môn này. Tập thể tác giả sẽ cố gắng tiếp tục hoàn thiện giáo trình.

Thông tin tập thể tác giả Giáo trình Luật cạnh tranh

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh

Tập thể tác giả

– PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh: Chương 1, 3 [mục 1]

– TS. Trần Thị Bảo Ánh: Chương 5

– ThS. Hoàng Minh Chiến: Chương 7

– TS. Lưu Hương Ly: Chương 2, 3 [mục 2]

– ThS. Đoàn Tử Tích Phước: Chương 6

– TS. Nguyễn Ngọc Sơn: Chương 4

Mục lục Giáo trình Luật cạnh tranh

Chương 1: Những vấn đề lí luận về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh

1. Khái quát về cạnh tranh

– Khái niệm cạnh tranh

– Các hình thức cạnh tranh

– Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh và nhu cầu điều tiết cạnh tranh bằng chính sách cạnh tranh.

2. Những vấn đề lý luận về pháp luật cạnh tranh

– Khái niệm đặc trưng của pháp luật cạnh tranh

– Quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trên thế giới

3. Khái quát về pháp luật cạnh tranh Việt Nam

– Sự phát triển pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

– Hiệu lực của Luật cạnh tranh năm 2004

– Nguồn của pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Chương 2: Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh

1. Xác định thị trường liên quan

– Những khái niệm cơ bản về thị trường liên quan trên thế giới

– Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thị trường liên quan

2. Sức mạnh thị trường

– Những khái niệm cơ bản về sức mạnh thị trường ở trên thế giới

– Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về sức mạnh thị trường

Chương 3: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1. Khái quát về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

– Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

– Đặc điểm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

– Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2. Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh Việt Nam

– Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

– Hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi  thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

– Áp dụng luật cạnh tranh trong việc kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh trang đối với các hiệp hội ngành nghề.

Chương 4: Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

1. Khái quát về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

2. Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo luật cạnh tranh Việt Nam

Chương 5: Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế

1. Khái quát về tập trung kinh tế

2. Quy định về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh Việt Nam

Chương 6: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh

1. Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh

2. Quy định của pháp luật Việt Nam về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hình thức xử lý

Chương 7: Tố tụng cạnh tranh và xử lí vi phạm pháp luật cạnh tranh

1. Tố tụng cạnh tranh

2. Xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh

Đánh giá giáo trình Luật Cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tế.

Đó là các quy định về; Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thi hành luật cạnh tranh; trình tự thủ tục xử lí vụ việc cạnh tranh; các biện pháp xử lí vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có hệ thống pháp luật phát triển như Anh, Pháp, Mỹ nguồn của pháp luật cạnh tranh còn bao gồm cả thực tiễn xét xử của toà án, của các cơ quan cạnh tranh và các báo cáo, luận chứng trong quá trình xây dựng pháp luật, các lí thuyết trong lĩnh vực cạnh tranh được công nhận rộng rãi.

Luật cạnh tranh là môn học cung cấp các kiến thức pháp luật về bảo vệ cạnh tranh trong kinh doanh.

Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật cạnh tranh của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

Giáo trình Luật Cạnh tranh sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích góp phần phố biến và nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh cũng như cách thức áp dụng Luật Cạnh tranh tại Việt Nam.

Một số tài liệu tham khảo

– Giáo trình Luật cạnh tranh trường Đại học Luật Hà Nội;

– Luật cạnh tranh 2004;

– Luật cạnh tranh 2018.

Giá bán Giáo trình Luật cạnh tranh bao nhiêu tiền?

Hiện tại giá bán Giáo trình Luật Cạnh tranh khoảng 50.000 đồng tuy nhiên giá bán giáo trình này tại các nhà sách hoặc các trang thương mại điện tử có thể khác nhau.

Mua giáo trình Luật cạnh tranh ở đâu?

Giáo trình thường được bán tại các cửa hàng sách hoặc trên các sàn thương mại điện tử vì vậy sinh viên có thể mua giáo trình Luật cạnh tranh tại cửa hàng sách nơi trường đang theo học.

Video liên quan

Chủ Đề