Tại sao cần phải test vải

Độ bền màu ma sát là gì ?

Độ bền màu ma sát (tiếng Anh: Color Fastness to Crocking or Rubbing Fastness) là một thuật ngữ chỉ đặc điểm của hiện tượng sức kháng lại của sự chạy màu (tiếng Anh: color staining) và phai màu (tiếng Anh: color change)vải khi màu của nó chuyển từ bề mặt của loại vải A sang bề mặt của loại vải B trong quá trình ma sát ở điều kiện vải khô hoặc ướt. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các quá trình nhuộm các vật liệu dệt may. Bài viết dưới đây được viết để chuyên nói về độ bền màu ma sát của vải.

Sử dụng máy Crock-meter để làm thí nghiệm về độ bền màu ma sát của vải (crocking test).

Crock Meter là gì ?

Crock Meter là loại thiết bị (dụng cụ) dùng để đo độ bền màu ma sát của vải trong các bài kiểm tra Crocking test.

Thiết bị này được sản xuất kèm theo các tiêu chuẩn như:

  • AATCC 8, AATCC 165
  • BS 2543, BS 3424: Part 14,
  • ISO 105-X12, M&S C08,
  • IKEA IOS-TM-0002, Mercedes Benz DBL 738.

Loại thiết bị này gồm có 2 dạng:

  • CrockMeter dạng thường sử dụng tay quay.
  • Automatic Crock Meter dạng tự động hiện đại. 

Crocking test là gì ?

Crocking test là tên của phương pháp kiểm tra (bài kiểm tra hay bài test) về độ bền màu của vải bằng cách cọ xát của 2 loại vải lại với nhau làm chuyển màu từ vải A sang vải thử B màu trắng ở điều kiện khô và ướt. Sau đó so sánh mức độ chuyển màu từ vải A sang vải thử B bằng thước xám tiêu chuẩn (tiếng Anh: Grey Scale) từ đó cho ta biết được độ bền màu của vải dựa vào thang màu tiêu chuẩn của ISO, AATCC, JIS, GB tùy theo yêu cầu của hợp đồng.

Trong Crocking test bao gồm:

  • Dry Crocking
  • Wet Crocking

Thử bền màu ma sát vải được xác định như thế nào ?

Chúng ta xác định độ bền vải bằng bài kiểm tra Crocking test rồi so sánh các mẫu thử dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chuẩn phổ biến để kiểm tra độ bền ma sát phổ biến thường được các nhà sản xuất sử dụng bao gồm:

  1. ISO – Tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: ISO-105-X12/ ISO-105 -x16. Loại tiêu chuẩn ISO được nhiều nước trên thế giới áp dụng nên phổ biến
  2. AAATCC – Tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc Hoa Kỳ: AATCC-08/ AATCC-116/ AATCC-165. Loại tiêu chuẩn AATCC thường được Hoa Kỳ sử dụng, vì Hoa Kỳ là thị trường lớn với tiêu chuẩn cao nên AATCC được áp dụng khá phổ biến để do lường độ bền màu của sản phẩm.

Hướng dẫn thực hiện xác định độ bền ma sát của vải. 

Chuẩn bị trước khi làm kiểm tra.

Trước khi làm bài kiểm tra độ bền màu ma sát của vải (hay còn gọi là crocking test) ta phải chuẩn bị những thứ sau:

  1. Mẫu loại vải (Mẫu A) cần kiểm tra độ bền màu.
  2. Mẫu vải thử tiêu chuẩn (Mẫu B) được sản xuất để sử dụng cho phương pháp test độ bền màu ma sát của vải.
  3. Chuẩn bị máy kiểm tra độ bền màu ma sát của vải (Crockmeter), thường có loại tự động và thủ công 
  4. Thước xám tiêu chuẩn ISO hoặc AATCC tùy theo bài test. (tiếng Anh: Grey Scale)

Mẫu vải thử tiêu chuẩn (Mẫu B) dành cho việc kiểm tra độ bền màu ma sát của vải

Sơ lược cách thực hiện theo tiêu chuẩn ISO & AATCC

Giải thích chi tiết về thiết bị Crockmeter loại thiết bị được dùng để thử nghiệm đồ bền ma sát của vải

  ISO-105 -x12/AATCC-08 ISO-105 -x16/AATCC-116 AATCC-165
Loại Thiết Bị Crockmeter Rotary vertical Crockmeter Crockmeter
Kích cỡ thử mẫu vải tiêu chuẩn(Mẫu B) (16±0.1) mm/ (19×25.4)mm đối với vải dệt cộc 2.5cm (19×25.4)mm
Lực ép xuống mẫu thử (Mẫu A) (9±0.2)N 11.1N±10%  (9±0.2)N
Độ ướt trong chà xát ướt 95–100% đối với tiêu chuẩn ISO / 65% + 5 % đối với thiêu chuẩn AATCC 95–100% đối với tiêu chuẩn ISO / 65% đối với tiêu chuẩn AATCC 95–100% đối với tiêu chuẩn ISO / 65% đối với tiêu chuẩn AATCC
Số chu kỳ / lượt Test 10 lần trong 10 giây Khoảng 40 lượt đối ứng 10 lần trong 10 giâyThực hiện phương pháp kiểm tra Khô – Dry Crocking

Thực hiện phương pháp kiểm tra Khô – Dry Crocking

Dry Crocking là phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát của vải ở điều kiện KHÔ. Ở trong phương pháp kiểm tra khô, việc chà xát theo phương pháp thử được đưa ra trong khuyến nghị, đánh giá so sánh độ bền màu trước/sau với thước xám dựa theo tiêu chuẩn thang màu của ISO & AATCC

Tổng hợp các bước thực hiện phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát khô.

Quy trình gồm 5 bước chi tiết như sau:

Bước 1: Phải chuẩn bị 2 mẫu vải cần thử (Mẫu A). Một mẫu dành cho việc kiểm tra độ bền màu ma sát của sợi dọc (warp/length), mẫu còn lại dùng cho việc kiểm tra sợi ngang (weft/width).

Bước 2: Sử dụng kẹp giữ để gắn mẫu vải thử tiêu chuẩn (Mẫu B) vào cọc chân thử của Crockmeter. Hướng mẫu thử song song với rãnh cọ. Đảm bảo phải đảm bảo mẫu vải thử tiêu chuẩn (Mẫu B) nằm phẳng, căng dưới cọc chân thử của Crockmeter.

Tại sao cần phải test vải

Gắn màu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) vào cọc chân thử của Crockmeter

Bước 3: Gắn mẫu vải cần kiểm tra độ bền màu (Mẫu A) vào đầu chốt của Crockmeter và giữ phẳng và chặt nó bằng cách các chốt lò xo (hoặc chốt tùy kiểu máy) của thiết bị. Đảm bảo rằng mẫu vải (Mẫu A) phải đặt chính xác vào rãnh cọ nợi cọc chân thử của Crockmeter sẽ di chuyển qua.

Bước 4: Dùng giác quan nhạy của ngon tay kiểm tra lại Mẫu vải A và Mẫu vải B xem chúng có căng và được cố định chắc chắn chưa. Nếu không kiểm tra kỹ thì việc xê dịch 2 mẫu vải trong quá trình chà xát sẽ làm sai lệch kết quả.

Bước 5: Bắt đầu khởi động việc thử nghiệm bằng cách chà xát 2 mẫu thử A & B qua lại với nhau trên một rãnh thẳng dài 100mm + 8 mm. Với lực được chỉnh  trên Crockmeter là (9±0.2) Newton. Theo chu kỳ 10 lần trong 10 giây, tốc độ mỗi 1 giây 1 chu kỳ chà xát. 

Lưu ý những điều sau:

  • Mẫu A = Mẫu vải cần kiểm tra độ bền màu.
  • Mẫu B = Mẫu vải được sản xuất tiêu chuẩn dành cho pp kiểm tra độ bền màu.

Thực hiện phương pháp kiểm tra Ướt – Wet Crocking

Wet Crocking là phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát của vải ở điều kiện ƯỚT. Ở trong phương pháp kiểm Ướt, việc chà xát theo phương pháp ướt được tiến hành gần giống với phương pháp khô nhưng có thêm một số chi tiết quan trọng cần lưu ý như sau: 

  • Làm ướt Mẫu vải cần kiểm tra độ bền màu (Mẫu A) bằng nước cất/nước khử Ion không lẫn tạp chất trong nước.
  • Phải hoàn toàn nắm được chất lượng của loại nước dùng làm ướt mẫu vải A, nước được sử dụng phải là nước sạch cấp độ 3. Vì nước có lẫn tạp chất sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm kiểm tra.
  • Cân Mẫu vải cần kiểm tra (Mẫu A lúc còn khô) trên cân điện tử. Sau đó làm ướt Mẫu vải cần kiểm tra (Mẫu A)bằng nước cất/nước khử Ion. Sau đó đem cân mẫu vải cần kiểm tra (Mẫu A đã ướt) sao cho độ ướt nước trong vải là 100% nếu sử dụng tiêu chuẩn ISO, 65% nếu sử dụng tiêu chuẩn AATCC
    Phương Pháp Theo Độ Ướt Yêu Cầu 
    Tiêu chuẩn ISO 100%
    Tiêu chuẩn AATCC 65%
  • Để biết mẫu vải cần kiểm tra (Mẫu A đã ướt) có đạt độ ướt 100% hay chưa ta tính theo công thức: Khối lượng khô X2 = Khối lượng ướt. Công thức áp dụng cho (Mẫu A đã ướt) có đạt độ ướt 65% hay chưa: Khối lượng khô X1.65 = Khối lượng ướt.
  • Dùng giấy thấm nước căng chỉnh sao cho mẫu vải cần kiểm tra (Mẫu A đã ướt) có độ ướt chính xác 100% nếu sử dụng tiêu chuẩn ISO, 65% nếu sử dụng tiêu chuẩn AATCC
  • Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra ướt dưới nhiệt độ phòng.

Lưu ý những điều sau:

  • Mẫu A = Mẫu vải cần kiểm tra độ bền màu.
  • Mẫu B = Mẫu vải được sản xuất tiêu chuẩn dành cho phương pháp kiểm tra độ bền màu.

Đánh giá độ bền màu ma sát của vải

2 lưu ý trước khi đánh giá 

  • Điều 1: Chúng ta sẽ đánh giá dựa vào mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B)
  • Điều  2: Chúng ta sẽ sử dụng thước xám dành cho độ dây màu (tiếng Anh: Grey Scale)for staining) để đo độ dây màu (chạy màu) trên mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) rồi từ đó suy ra độ bền màu ma sát của mẫu vải cần thử nghiệm (Mẫu A)

Mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) đã trải qua quá trình test đang đợi khô để kỹ thuật viên đánh giá mẫu.

5 bước đánh giá thử bền màu ma sát

  1. Trong phương pháp này người ta sẽ sử dụng mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) để đem ra so sánh đánh độ chạy màu (tiếng Anh: color staining) từ đó suy ra độ bền màu của loại vải cần kiểm tra độ bền màu ma sát. Để mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) trong điều kiện phòng thường trong 4 -5 tiếng trước khi tiến hành đánh giá. 
  2. Sự đánh giá và so sánh giữa mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) được thử nghiệm trước và sau khi mài mòn sẽ giúp ta xếp hạng.
  3. Xem xét so sánh sự chạy màu (độ dây màu, lem mầu, color staining) của màu của 2 mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B)trước và sau thử nghiệm được thực hiện bằng việc sử dụng thước xám dành cho độ dây màu (tiếng Anh: Grey Scale for staining). Hay nói cách khác là mẫu thử (Mẫu B) sẽ được so sánh với mẫu vật liệu nguyên bản ban đầu của nó bằng thước xám dành cho độ dây màu, rồi so sánh tham chiếu chúng trên thang màu tiêu chuẩn.
  4. Xếp hạng bằng cách so sánh chúng với tiêu chuẩn của ISO hoặc AATCC hoặc SDC tùy theo nhu cầu, yêu cầu của đơn hàng.
  5. Việc chấp nhận độ bền màu của sản phẩm ra sao và như thế nào? Sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của 2 bên nhà sản xuất và phía khách hàng. Độ bền màu của sản phẩm được chấp nhận dựa vào thảo luận chi tiết trong đơn đặt hàng.

Thước xám đo độ bền màu và thước xám đo độ chạy màu của vải (Grey Scale for color change & Grey Scale for staining)

Ví dụ đánh giá độ thử bền màu theo tiêu chuẩn ISO

Thang thước đo độ bền màu đối với các yếu tố khác theo tiêu chuẩn của ISO có giá trị từ cấp 1~5 với 9 mức độ bền màu khác nhau. Giá trị càng cao thì độ bền màu càng tốt. 

Ở đây ta sẽ sử dụng một bộ thước xám đo độ chạy màu (Grey Scale for staining) bao gồm các mức độ khác nhau của các cặp màu trắng- xám được sử dụng để đo. Mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) sẽ được kỹ thuật viên so màu dưới ánh sáng của tủ so màu để có kết quả đọc thống nhất. Độ dây màu từ mẫu vải tiêu chuẩn (Mẫu B) sẽ được so sánh với một mẫu màu trắng tiêu chuẩn (Mẫu B tiêu chuẩn chưa qua kiểm tra tiếp xúc dây màu) và dựa vào thước xám chạy màu này để đánh giá độ bền màu.

Kết quả tiêu chuẩn của Độ bền màu ma sát của vải theo phương pháp tiêu chuẩn ISO sẽ đạt được trong điều kiện bình thường.

Mức độ nhuộm  Phương Pháp Khô Phương Pháp Uớt
Màu nhuộm đậm Cấp 3.0 – 4.0 Cấp 2.0 – 2.5
Màu nhuộm trung bình Cấp 4.0 Cấp 3.0
Màu nhuộm ít Cấp 4.0 – 5.0 Cấp 3.5 – 4.0

Chú ý: Nên so màu dưới ánh sáng của tủ so màu để có kết quả đọc thống nhất giữa các bên đọc và giữa các lần đọc. Vì ánh sáng trong tủ so màu là ổn định. Tất cả các gam màu đều có thể đọc kết quả dựa vào độ tương phản giữa phần trắng và phần xám trong thước xám.

Sử dụng thước xám (grey scale) để so sánh độ bền màu. giữa hai mẫu vải. Phía trên là thước xám, phia dưới là 2 mẫu vải đang so sánh

Giải thích một số từ tiếng anh trong bài viết:
  • Crocking là từ đơn giản chỉ sự cọ sát giữa 2 vật với nhau.
  • Crocking test là tên của một phương pháp kiểm tra độ bền màu ma sát.
  • Crocks là từ chỉ hiện tượng vải càng chuyển nhiều màu thì vải càng crocks.
  • Dry Crocking là cụm từ chỉ phương pháp kiểm tra độ bền màu của vải bằng cách cọ xát của 2 loại vải lại với nhau ở điều kiện vải KHÔ.
  • Wet Crocking là cụm từ chỉ phương pháp kiểm tra độ bền màu của vải bằng cách cọ xát của 2 loại vải lại với nhau ở điều kiện vải ƯỚT.
  • Grey scale là thước xám để so sánh hai mẫu vải.  

Nếu bạn đang tìm kiếm chi tiết hơn về sản phẩm, hãy liên hệ với nhóm chuyên gia của chúng tôi.

#thubenmaumasat #dobenmaumasat #thietbithunghiem

---------------------------------

HCM office: No.8, Street 9, An Phu Ward, District 2, Ho Chi Minh city

Hanoi office: 1201, Tower T07, Vinhomes Times City – 458 Minh Khai, Vinh Tuy Ward, Hai Ba Trung District, Hanoi

Tel: 028 225 345 88 – Fax: 028 225 360 00

Tel: 0906769488

📩 Email:

👉 Kindly refer to our website here: www.thachanhvang.com