Tại sao cây trên cạn ngập úng lâu ngay sẽ bị chết

Phần lớn các loại cây xanh đều sống ở trên cạn. Và khi trời mưa lớn dẫn đến ngập úng, cây sẽ bị chết. Vậy vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau của GiaiNgo!

Quang hợp là gì?

Quang hợp là gì?

Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Quá trình quang hợp phục vụ cho bản thân sinh vật cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.

Quang hợp là một trong những quá trình quan trọng nhất của thực vật. Quang hợp còn có vai trò to lớn đối với sự sống trên Trái Đất. Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Quang hợp trong thực vật thường liên quan đến chất diệp lục và tạo ra oxy như một sản phẩm phụ.

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

CO + HO CHO + O + HO

Vai trò của quang hợp

Quá trình quang hợp đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất. Đặc biệt, quá trình quang hợp tạo ra khí O là nguồn sống của hầu hết các sinh vật. Sự sống trên hành tình đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp.

Tổng hợp chất hữu cơ

Sản phẩm của quang hợp tạo ra các hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho hầu hết sinh vật; dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và tạo ra thuốc chữa bệnh cho con người.

Cung cấp năng lượng

Năng lượng trong ánh sáng Mặt Trời được hấp thụ và chuyển thành hóa năng trong các liên kết hóa học. Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật trên Trái Đất.

Điều hòa không khí

Quá trình quang hợp ở cây xanh hấp thụ khí CO và giải phóng khí O. Khí O giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật hô hấp.

Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

Cây trên cạn bị úng lâu sẽ chết vì nguyên nhân sau:

Khi đất bị ngập nước, lượng oxy trong không khí không khuếch tán được vào đất, khiến cho oxy không đủ để cho rễ hô hấp. Thiếu oxy sẽ phá hủy quá trình hô hấp bình thường của rễ, không thể hình thành các lông hút mới.

Khi không có lông hút, cây không hút được nước và muối khoáng. Trong khi đó, quá trình thoát hơi nước vẫn xảy ra làm cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

Mặt khác, khi thiếu oxy kéo dài, quá trình hô hấp kị khí ở rễ sẽ diễn ra. Hình thức này tạo ra rất ít năng lượng nhưng lại sinh ra các chất độc hại đối với tế bào lông hút. Các lông hút chết, rễ sẽ bị thối rữa, không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng cho cây và làm cây bị chết.

Chính vì thế, không được để cây trên cạn bị ngập úng lâu. Nếu gặp tình trạng cây bị ngập úng lâu, cần có các biện pháp xử lí kịp thời để cây không bị chết. Đừng quên note lại lý do vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết nhé!

Một số câu hỏi liên quan có thể bạn cần biết

Ở phần trên, chúng ta đã biết được vai trò của quang hợp đối với thực vật. Vậy có những vấn đề nào liên quan đến quá trình quang hợp của thực vật, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Các cây trên cạn khó hút được nước khi sống trên đất ngập mặn vì sao?

Các cây trên cạn khó hút được nước khi sống trên đất ngập mặn vì:

Đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao. Cho nên, chênh lệch áp suất thẩm thấu ở bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào. Chính vì thế, cây sẽ khó hút được nước.

Ngoài ra, đất ngập mặn sẽ bị nước ngập thường xuyên. Từ đó, cây bị thiếu oxy làm quá trình hô hấp bị ngưng trệ. Do vậy, cây trên cạn sẽ không sống được nơi đất ngập mặn.

Tại sao khi rễ cây bị nén chặt thì cây bị chết?

Khi rễ cây bị nén chặt thì cây bị chết vì:

Rễ cây luôn phải hoạt động trong môi trường yếm khí. Phần lớn rễ cây nằm ở tầng đất mặt nên khi rễ cây bị nén chặt thì cây sẽ thiếu oxy.

Rễ cây trong tình trạng thiếu oxy sẽ khiến cho các đầu rễ bị tổn thương và những lông hô hấp trên rễ cây bị ngừng hoạt động. Khi đó, rễ cây bị chết, cây không hô hấp và lấy được chất dinh dưỡng thì cây cũng sẽ chết luôn.

Như vậy, chúng ta đã biết được vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết. Nếu thấy hay, hãy chia sẻ bài viết của Đâyđể mọi người cùng biết nhé!