Tại sao chết ngoài đường không được mang vào nhà

Có quan niệm cho rằng, những người tử vong ngoài đường do tai nạn, linh hồn không những không về được nhà mà còn “kéo theo” những người khác bỏ mạng cùng.
Vong mạng ngoài đường là điều không ai muốn. Khi một người qua đời do tai nạn hoặc gặp sự cố khi đi đường, giờ phút cận tử nghiệp, hầu hết ai cũng sợ hãi và đau đớn. Tâm lý chung đều là sợ cô độc, khao khát có người thân ở bên.

Dân gian quan niệm, những người mất ở đường hoặc trên đường tới bệnh viện, linh hồn sẽ phải lang thang, vất vưởng ở nơi họ tử nạn. Trong bán kính 10 thước tại nơi qua đời, vong hồn người đã khuất không thể vượt ra khỏi giới hạn đó. Thời điểm họ hồn lìa khỏi xác cũng là lúc bị cấm cản về nhà.

Người vong mạng ngoài đường, linh hồn được cho là không thể tự về nhà. Đây là quan niệm tâm linh song ít ai biết lý do. Vì sao người mất ngoài đường, linh hồn không thể về nhà?

Có nhiều lời đồn về nguồn gốc quan niệm này. Tuy nhiên, lý do chính khiến dân gian tin rằng có linh hồn lang thang là do ma quỷ muốn bắt hồn thế chỗ để được siêu thoát. Nhất là với những vụ tai nạn liên hoàn càng có khả năng là do hiện tượng này mà thành.

Những cô hồn dã quỷ tha hương, loanh quanh ngoài đường sẽ chờ cơ hội để hại tới người sống khi tới gần chỗ chúng trú ngụ. Một khi “bắt hồn” thành công, chúng sẽ giữ vong hồn này ở lại. Chính vì thế, người qua đời ngoài đường, linh hồn không thể trở về nhà.

Còn một lý do khác được cho là vì chính vong hồn người quá cố không nhớ được đường về. Khi trút hơi thở cuối cùng, họ đã trở thành người của âm giới. Nhiều ký ức sẽ dần dần bị xóa bỏ, khiến họ quên đi đường về nhà và rơi vào thế lưu lạc.

Người ta cho rằng, vong linh bị cô hồn dã quỷ giữ lại. Hoặc vì linh hồn không nhớ được đường về nên không thể về nhà. Làm thế nào để vong linh người tử nạn ngoài đường về được nhà?

Khi gia đình có người mất vì tai nạn ngoài đường, trước đám tang hoặc sau tang sự, thân nhân sẽ tiến hành tụng kinh hồi hướng hoặc làm lễ gọi hồn.

Gọi hồn và đưa hồn người đã mất về nhà
Gia quyến của người tử nạn sẽ mang theo linh vị có ghi thông tin người đã mất. Sau đó họ đốt nhang hoặc thắp đèn, giữ lửa cháy, đi dọc đường từ nhà tới nơi người thân mất liên tục gọi tên. Khoảng 30 phút tới 1 tiếng thì mang linh vị trở về nhà, đặt lên bàn thờ. Người đã khuất khi được gọi, được dẫn đường, linh hồn sẽ trở về nhà.

Các gia đình thường không tự thực hiện mà sẽ nhờ tới thầy pháp làm lễ gọi hồn. Tụng kinh cầu nguyện

Việc tụng kinh, kêu cầu cho người đã mất cũng phổ biến. Hoạt động niệm kinh, cầu siêu, cầu hồn, sẽ giúp vong linh thức tỉnh. Khi thần trí tỉnh thức, họ sẽ nhớ được mình là ai, nhà ở đâu, từ đó tìm được đường về nhà.

Tụng kinh cầu nguyện cũng là cách giúp linh hồn tìm được đường về nhà, sớm siêu thoát.
Với cách này, gia đình người đã khuất thường nhờ tới các tăng sư, Phật tử. Người có đạo hạnh cao, thông kinh Phật, sẽ niệm kinh để đánh thức tinh thần của người quá cố..

//webtintuc. com/vi-sao-nguoi-tu-vong-ngoai-duong-linh-hon-khong-ve-duoc-nha-495280.html

KINH NGHIỆM HAYBÀI VIẾT HAY

Đi đám tang thường phải kiêng cữ. Nhưng thường thì có mấy cái này cần đặc biệt lưu ý, mọi người nhớ nhé. Đây không phải là lề thói mê tín cổ hủ gì, mà là tục lệ, biết trước để áp dụng thì dù sao vẫn có ích hơn: 1. Người dự đám tang Người dự đám tang chỉ mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ.Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị chó dại cắn kiêng dự lễ khâm liệm, an táng và cải táng vì có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất mà ốm bệnh. Những nhà có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai sống gần nhà gia đình có tang thì phải đặt lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết để trừ uế khí. 2. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết Khi thi hài chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm để tỏ lòng thương tiếc. Bên cạnh đó, việc coi giữ này nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng [tức là người chết bật dậy để bắt người]. 3. Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống Không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm, vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn, vì vậy người khâm niệm không được khóc. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài. 4. Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Thậm chí, những người khiêng linh cữu phải cố tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất. 5. Không quay đầu lại khi ra về Sau khi hạ huyệt người đã khuất, những người đưa tang khi ra về cần tuyệt đối tránh quay đầu lại. 6. Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ Việc để tang, kiêng lấy vợ hoặc chồng trong thời gian gia đình có tang nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất. Thời gian để tang theo quan niệm xưa là 3 năm. Nhưng ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu. 7. Khi chôn cất Người chôn cất khi chôn cất người chết, kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người sống có thể bị ngớ ngẩn, hay quên. Đồng thời người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại. 8. Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng Thông thường, các gia đình thường xem ngày, giờ để cải táng [sang cát]. Việc cải táng luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại. 9. Quan tài không dùng gỗ cây liễu Theo quan niệm của dân gian, quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Bởi cây liễu không có hạt, sợ đời sau không có người nối dõi. Chất liệu tốt nhất để làm quan tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách. 10. Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất Thông thường, các gia đình Việt Nam phải xem ngày, xem giờ và vị trí chôn cất để tránh những điều không may xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Dưới đây là một số kiêng kỵ khi chọn vị trí chôn cất: – Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn – Không chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết – Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng – Không chôn trên đỉnh núi cô độc – Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu – Không chôn gần nhà tù – Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn – Không chôn nơi phong cảnh u sầu – Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định. 11. Những lưu ý khác

Với những người treo cổ tự tử. Người thân phải chém đứt dây mà không tháo dây vì như vậy mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết. Với người chết ngoài đường, chết đuối. Thân nhân người chết phải tổ chức tang lễ tại nơi chết hoặc dựng lán ngoài đồng để làm lễ, kiêng đưa xác về nhà vì có âm khí sẽ không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà. Khi con cái mất trước cha mẹ. Cha mẹ kiêng đưa tang con vì con cái mất trước là nghịch cảnh, bất hiếu, gây nhiều đau thương. Cha mẹ có thể đau buồn mà ngất trên đường đi đưa ma, ảnh hưởng tính mạng nên phải làm vậy để vơi nỗi buồn, tránh trùng tang.
tổng hợp //www.webtretho.com/forum/f73/danh-sach-ngay-lanh-thang-tot-nam-2016-de-cuoi-hoi-xay-nha-2195172/ //www.webtretho.com/forum/f73/phu-nu-co-9-tuong-nay-se-sung-suong-giau-sang-hanh-phuc-ve-sau-2184154/ //www.webtretho.com/forum/f2402/bien-giay-cu-thanh-giay-moi-dep-khong-he-thua-kem-hang-hieu-7-not-nhac-la-xong-2182448/ //www.webtretho.com/forum/f2402/10-tac-dung-khong-ngo-toi-cua-nuoc-son-mong-tay-thu-lien-di-cac-nang-2182517/ //www.webtretho.com/forum/f73/nhin-ra-dau-hieu-phat-tai-tren-khuon-mat-chi-trong-1-phut-2177495/

Video liên quan

Chủ Đề