Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều

Điều trị không hóc môn trong chảy máu tử cung bất thường do rối loạn chức năng phóng noãn có ít nguy cơ và tác dụng phụ hơn liệu pháp hormone và có thể bị ngắt quãng khi chảy máu xảy ra. Chúng được sử dụng chủ yếu để điều trị cho những phụ nữ mong muốn mang thai, những người muốn tránh liệu pháp hormone, hoặc những người bị chảy máu nặng thường xuyên (rong kinh). Các lựa chọn bao gồm

  • NSAIDs, làm giảm lượng máu chảy từ 25 đến 35% và làm giảm chứng đau bụng kinh do làm giảm nồng độ prostaglandin

  • Axit tranexamic, ức chế hoạt tính của plasminogen, làm giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 60%

Liệu pháp hormone (ví dụ như thuốc tránh thai đường uống, progestogens phóng thích progestin tác dụng kéo dài) thường được thử trước ở phụ nữ muốn tránh thai hoặc tiền mãn kinh. Biện pháp điều trị này có những mục đích sau:

  • Ngăn ngừa sự phát triển niêm mạc tử cung

  • Thiết lập lại các tình trạng chảy máu đã được dự đoán trước

  • Giảm lượng máu kinh nguyệt

Liệu pháp nội tiết thường được dùng cho đến khi tình trạng chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

Thuốc tránh thai đường uống (OCs) thường được sử dụng. OCs, được sử dụng theo chu kỳ hoặc liên tục, có thể kiểm soát chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Dữ liệu hạn chế cho thấy tác dụng của điều trị như sau:

  • Giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 50%

  • Giảm đau căng vú và chứng đau bụng kinh

  • Giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư buồng trứng

Progesterone có thể được sử dụng đơn lẻ trong các trường hợp sau:

  • Chống chỉ định dùng Estrogen (ví dụ, đối với bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó).

  • Estrogen bị giảm do bệnh nhân.

  • Kết hợp OCs không có hiệu quả sau khoảng 3 tháng sử dụng.

Ra máu kinh có thể dự đoán được bằng điều trị chu kỳ progestin (medroxyprogesterone acetate 10 mg/ngày uống hoặc norethindrone acetate 2,5 đến 5 mg/ngày uống) trong 21 ngày/tháng hơn so với kết hợp với OC. Có thể dùng progesterone tự nhiên chu kỳ (micron hoá) 200 mg/ngày trong 21 ngày một tháng, đặc biệt nếu có thể mang thai; tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ và không làm giảm lượng máu mất đi nhiều như một progestin.

Nếu bệnh nhân sử dụng cyclic progestins hoặc progesterone mong muốn ngăn ngừa mang thai, thì tránh thai nên được thực hiện. Các biện pháp tránh thai bao gồm

  • Dụng cụ đặt buồng tử cung phóng thích levonorgestrel (IUD): Nó có hiệu quả lên tới 97% vào khoảng 6 tháng, vừa cung cấp biện pháp tránh thai, vừa làm giảm chứng đau bụng kinh.

  • Tiêm từ từ medroxyprogesterone acetate: Chúng gây ra vô kinh và giúp ngừa thai nhưng có thể gây ra tình trạng ra máu không đều và mất xương không hồi phục.

Các phương pháp điều trị khác đôi khi được sử dụng để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn bao gồm

  • Danazol: Thuốc giúp giảm sự mất máu kinh nguyệt (gây teo niêm mạc tử cung) nhưng có nhiều tác dụng phụ liên quan tới nội tiết tố nam, có thể làm giảm bằng cách sử dụng liều thấp hơn hoặc dạng đặt âm đạo. Để có hiệu quả, danazol phải được uống liên tục, thường là khoảng 3 tháng. Thuốc thường được sử dụng khi các hình thức trị liệu khác chống chỉ định.

  • Hormone phóng thích Gonadotropin (GnRH) tương đồng: Các thuốc này ức chế sản xuất hormone buồng trứng và gây vô kinh; chúng được sử dụng để làm giảm kích thước u xơ hoặc nội mạc tử cung trước phẫu thuật. Tuy nhiên, các tác dụng bất lợi về hạ estrogen (như loãng xương) hạn chế sử dụng chỉ trong 6 tháng; chúng thường được sử dụng đồng thời với liệu pháp hormone liều thấp.

Các dẫn chất Ergot không được khuyến cáo để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn vì chúng hiếm khi hiệu quả.

Nếu mong muốn mang thai và chảy máu không nặng, nên thử bắt đầu phóng noãn với clomiphene (50 mg uống vào ngày từ 5 đến 9 chu kỳ kinh nguyệt).

Nội soi buồng tử cung với nong & nạo có thể được điều trị cũng như chẩn đoán; thủ thuật có thể được lựa chọn khi chảy máu không phóng noãn nặng hoặc khi liệu pháp hormone không có hiệu quả. Các nguyên nhân do cấu trúc như polyps hoặc u xơ có thể được xác định hoặc loại bỏ trong quá trình nội soi buồng tử cung. Thủ thuật này có thể làm giảm chảy máu, nhưng ở một số phụ nữ gây vô kinh do sẹo niêm mạc tử cung (hội chứng Asherman).

Cắt bỏ niêm mạc tử cung (ví dụ, la-ze, banh lăn, công cụ lưỡng cực, nhiệt, hoặc áp lạnh) có thể giúp kiểm soát chảy máu từ 60 đến 80%. Cắt bỏ niêm mạc ít xâm lấn hơn cắt tử cung, và thời gian hồi phục ngắn hơn. Cắt bỏ niêm mạc có thể được lặp lại nếu xuất huyết nặng tái phát sau khi cắt bỏ ban đầu có hiệu quả. Nếu điều trị này không kiểm soát chảy máu hoặc nếu chảy máu tiếp tục tái phát, nguyên nhân có thể là lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc trong cơ tử cung và do đó không phải là chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Cắt bỏ niêm mạc tử cung không ngăn ngừa mang thai. Tỷ lệ mang thai có thể cao tới 5% sau khi cắt bỏ. Cắt bỏ niêm mạc gây ra sẹo có thể làm cho việc lấy mẫu niêm mạc tử cung khó khăn sau đó.

Thủ thuật cắt bỏ tử cung, đường bụng hoặc âm đạo, có thể được khuyến cáo cho những bệnh nhân giảm liệu pháp hormone hoặc những người, bất kể các phương pháp điều trị khác đều đã điều trị, có thiếu máu triệu chứng hoặc chất lượng cuộc sống kém do chảy máu liên tục, bất thường.

Các biện pháp cấp cứu hiếm khi cần, chỉ khi máu chảy rất nặng. Bệnh nhân ổn định huyết động học với truyền dịch đẳng trương, truyền các sản phẩm máu, và các biện pháp khác nếu cần. Nếu chảy máu vẫn tiếp tục, đặt ống thông bàng quang vào tử cung và bơm thêm 30 đến 60 mL nước để chèn ép chống chảy máu. Khi bệnh nhân ổn định, liệu pháp hormone được sử dụng để kiểm soát chảy máu.

Hiếm khi, ở những bệnh nhân bị chảy máu rất nặng do AUB không phóng noãn, estrogen kết hợp 25 mg truyền tĩnh mạch mỗi 4 đến 6 giờ có thể sử dụng được 4 liều. Liệu pháp này sẽ ngừng chảy máu ở khoảng 70% bệnh nhân nhưng làm tăng nguy cơ huyết khối. Ngay lập tức sau đó, bệnh nhân được cho uống thuốc ngừa thai kết hợp, có thể tiếp tục cho đến khi chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

Facebook

Twitter

Pinterest

Chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt, tâm lý, sức khỏe của các chị em phụ nữ. Không chỉ vậy, điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, khả năng làm mẹ của các chị em. Vì vậy, chị em phụ nữ cần hiểu rõ vấn đề này để có phương pháp điều trị hợp lý khi gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kinh nguyệt không đều qua bài viết dưới đây nhé!

Chu kỳ kinh như thế nào là không đều

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường được diễn ra theo một chu kỳ tuần hoàn (thường sẽ kéo dài từ 28-32 ngày). Tuy nhiên, không phải lúc nào chu kỳ cũng “thuận lợi, đều đặn” như vậy, có thể do một số yếu tố tác động, hoặc các bệnh lý phụ khoa liên quan khiến kinh nguyệt bị rối loạn.

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều

Hiện tượng kinh nguyệt không đều là chu kỳ bất ổn, lúc đến sớm, lúc đến muộn hoặc chu kỳ dài/ngắn bất thường, thậm chí vô kinh; ngoài ra lượng máu và màu sắc kinh nguyệt cũng phản ánh lên sự bất thường.

Các biểu hiện chu kỳ kinh không đều điển hình như:

  • Chu kỳ đến sớm hơn bình thường.
  • Trễ kinh: ngày hành kinh đến muộn hơn một thời gian lâu.
  • Rong kinh: chu kỳ kinh kéo dài tới 10 ngày hoặc hơn.
  • Kinh thưa: kỳ kinh trước cách kỳ kinh sau khá lâu, có thể là 2, 3 hoặc 5 tháng.
  • Vô kinh: chị em phụ nữ (không tính trường hợp có thai) hoàn toàn không có kinh trong vòng 6 tháng – 1 năm.
  • Bất thường ở màu sắc và lượng máu kinh: Lượng máu kinh có thể ra quá nhiều hoặc quá ít. Màu sắc máu bất thường: đen, lẫn các cục máu đông.

Khi gặp một trong các biểu hiện trên, chị em cần phải chú ý sức khỏe và chăm sóc bản thân, cần thiết nên đi khám để kiểm tra, bởi chu kỳ kinh nguyệt lúc này đang không đều và có bất ổn.

Kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không?

Kinh nguyệt không đều làm các chị em phụ nữ lo lắng, gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt; đặc biệt gây khó khăn với những ai cần tránh thai hoặc lên kế hoạch mang bầu.

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều

Những phụ nữ bị ra kinh quá nhiều hoặc rong kinh sẽ gây mất máu, đồng thời kỳ kinh kéo dài cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Chu kỳ kinh nguyệt không đều ở các chị em phụ nữ còn gây nhiều tác hại xấu:

  • Làm thay đổi đến nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến nhan sắc các chị em, đặc biệt ai trên 30 tuổi.
  • Làm da nhạy cảm hơn: xanh xao, xấu đi, dễ bị tàn nhang, nổi mụn, lỗ chân lông to, có thể xuất hiện tình trạng lão hóa sớm,…
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng đến cơ thể, làm chị em thường xuyên thấy mệt mỏi, dễ cáu giận, trí nhớ sụt giảm, thoái hóa xương khớp, dễ mắc các bệnh về xương,…
  • Khi bị hiện tượng rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu ra ở kỳ hành kinh quá nhiều gây mất máu, làm người mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt, khó thở, chóng mặt,…
  • Tinh thần căng thẳng. Khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục.

Khi chu kỳ kinh không ổn định làm ảnh hưởng đến buồng trứng, các nang trứng không chín đúng thời gian và phóng đúng chu kỳ làm tăng nguy cơ vô sinh.

Hơn nữa hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể gây một số bệnh lý phụ khoa như: đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Đây có thể là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Kinh nguyệt không đều có gây vô sinh? Câu trả lời là có thể có nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần được thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý.

✜ Một số bệnh lý phụ khoa mà chị em mắc phải có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, làm tăng nguy cơ vô sinh chị em cần đặc biệt lưu ý:

Buồng trứng đa nang

đây là bệnh rối loạn nội tiết tố nữ, làm mất cân bằng hormone và gây những tác động lên buồng trứng làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của các chị em; nhiều nang trứng nhỏ hình thành trong buồng trứng khi nội tiết tố nam tăng cao. Bệnh buồng trứng đa nang sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt không đều do ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, niêm mạc tử cung không bong ra hàng tháng,hoặc có thể gây vô kinh. Đây là nguyên nhân thường gặp gây vô sinh ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều

Suy buồng trứng sớm

Là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động, hoạt động sinh sản ở nữ giới không thực hiện được. Bên cạnh đó, nội tiết tố rối loạn, làm mất cân bằng cơ thể, hormone kích thích ham muốn không được sản sinh khiến các chức năng sinh dục khác cũng bị ảnh hưởng. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm thì chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên rối loạn, lượng máu kinh không ổn định và màu sắc kinh cũng bất thường.

Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng niêm mạc tử cung tìm thấy, phát triển bên ngoài tử cung phụ nữ. Lạc nội mạc tử cung gây ra triệu chứng đau bụng dữ dội, làm kinh nguyệt bị rối loạn, giảm chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và di chuyển của tinh trùng, bởi vậy tăng nguy cơ vô sinh.

U xơ tử cung

đây là tình trạng trong thành tử cung có những khối u xơ phát triển bất thường. Phụ nữ bị u xơ tử cung gây kinh nguyệt không đều, có thể rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết bất thường. U xơ tử cung có thể gây nên bít tắc vòi tử cung, biến dạng buồng tử cung và làm giảm nguy cơ thụ thai ở phụ nữ gây vô sinh.

Cần làm gì khi kinh nguyệt không đều?

Khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh không đều, chị em phụ nữ cần đi khám để được chẩn đoán, có hướng điều trị và tư vấn phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo khả năng và sức khỏe sinh sản.

Đồng thời, chị em nên đi kiểm tra phụ khoa, ổ bụng, cổ tử cung, buồng trứng,… định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh nếu mắc phải để có hướng điều trị.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống hàng ngày cũng cần được chú trọng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt có lại đều hơn.

  • Thực đơn ăn uống cần đa dạng các loại thực phẩm, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết và rau củ quả giúp tăng cường đề kháng và ổn định nội tiết tố trong cơ thể.
  • Cần bổ sung đủ nước mỗi ngày(khoảng 2 lít nước) cho cơ thể.
  • Việc duy trì thói quen luyện tập điều độ với cường độ vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chị em phụ nữ.
  • Cần tránh sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,… và căng thẳng stress; những điều này đều mang tác động có hại đến sức khỏe của các chị em, và là nguyên nhân lớn góp phần khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chu kinh nguyệt không đều, nếu có điều gì còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline: 1900 3366 hoặc inbox trực tiếp fanpage Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.