Tại sao đau bụng dưới mà không có kinh

Đau bụng kinh

Đối với trẻ em gái và phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho thai kỳ. Trong suốt thời gian này khi lớp niêm mạc của tử cung đang bong ra, sự xuất hiện của một số cơn đau quặn ở bụng dưới là hoàn toàn bình thường. Thỉnh thoảng có thể có một số cơn đau ở phần lưng dưới hoặc phần trên của chân.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình tự nhiên xảy ra định kỳ hằng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng rụng từ buồng trứng [hay còn gọi là sự rụng trứng].1

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ phát triển thành em bé. Nếu thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc máu của tử cung sẽ bong ra vì nó không còn cần thiết nữa – tạo  nên chu kỳ, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt.1

 Vì sao bị đau bụng khi hành kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và phía trên đùi.2 Người ta gọi đó là đau bụng hành kinh.

Cơn đau xảy ra khi tử cung co lại [chèn ép] để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Chất hóa học prostaglandin gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại. 2

Một số phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị cơn đau bụng kinh nhẹ, nhưng một số người khác thì có thể nặng hơn. Nguyên do thực sự thì chưa ai biết rõ, nhưng cũng có thể là vì một số phụ nữ tiết ra quá nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau . Điều này có thể khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung nên làm đau nhiều hơn. 2,3

Không cần phải lo lắng về đau bụng hành kinh mà cần phải tìm hiểu làm thế nào để kiểm soát cơn đau, có thể dùng thuốc giảm đau,4,5 hoặc dùng phương pháp thử nghiệm khác như tập thể dục hoặc chườm nóng2,6

CHVN/CHPAN/0015/16t

Tài liệu tham khảo

1.    American Congress of Obstetricians and Gynecologists Especially for Teens: Menstruation. Available at: //www.acog.org/publications/patient_education/bp049.cfm. Accessed August 2010.

2.    Patient UK. Period pain [dysmenorrhoea]. Available at //www.patient.co.uk/health/Period-Pain-[Dysmenorrhoea].htm. Accessed July 2010.

3.    UK NHS Choices. Periods – painful. Available at //www.nhs.uk/Conditions/Periods-painful/Pages/Introduction.aspx. Accessed July 2010

4.    Milsom I, et al.  Comparison of the efficacy and safety of nonprescription doses of naproxen and naproxen sodium with ibuprofen, acetaminophen, and placebo in the treatment of primary dysmenorrhea: a pooled analysis of five studies. Clin Ther. 2002; 24:1384–1400.

5.    Ali Z, et al. Efficacy of a paracetamol and caffeine combination in the treatment of the key symptoms of primary dysmenorrhoea. Curr Med Res Opin. 2007; 23: 841–851.

6.    UK Clinical Knowledge Summaries. Dysmenorrhoea. Available at: //www.cks.nhs.uk/dysmenorrhoea. Accessed July 2010.

LờI khuyên để kiểm soát đau bụng hành kinh

Cứ mỗi 10 phụ nữ lại có 9 người bị đau bụng khi hành kinh, và cũng có nhiều cách giảm đau khác nhau mà ta có thể áp dụng.

Xem thêm

Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên, xảy ra trong cơ thể nữ giới, cần thiết cho quá trình sinh sản. Với nữ giới, thời kỳ kinh nguyệt là yếu tố phản ánh rõ nhất về sức khỏe của cơ thể nói chúng và sức khỏe sinh sản nói riêng. Những triệu chứng bất thường trong giai đoạn này có thể là dấu hiệu nhận biết bạn có đang thay đổi nội tiết tố hay mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm. Trong đó, triệu chứng đau bụng nhưng không có kinh là vấn đề thường hay gặp phải. Vậy, triệu chứng này do đâu? Cần khắc phục tình trạng đau bụng nhưng không có kinh như thế nào?

Đau bụng và dấu hiệu của kinh nguyệt

Theo số liệu thống kê mới đây, có khoảng 80% nữ giới có thể nhận biết những thay đổi của mình trước những ngày có kinh. Thế nhưng, một số dấu hiệu sắp có kinh có thể không bao gồm các đặc điểm sinh lý bình thường của cơ thể, mà là dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt nào đó trong cơ thể của nữ giới.

Dưới đây là những dấu hiệu của kinh nguyệt mà chị em thường gặp phải như sau:

Đau bụng dưới

Hiện tượng đau bụng dưới trước kỳ kinh nguyệt diễn ra với những chị em thiếu hụt axit béo omega 3 trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hụt omega 3, lượng hormone này sẽ được tiết ra nhiều hơn và gây đau thắt tại tử cung. Do đó, việc bổ sung omega 3 sẽ giúp chị em ức chế được các cơn đau bụng.

Đau bụng kinh là dấu hiệu có kinh điển hình, xuất hiện trước khi có kinh khoảng 1 - 2 ngày.

Khí hư ra nhiều

Trước khi đến ngày hành kinh, hormone estrogen của nữ giới gia tăng, khiến cơ thể tiết nhiều dịch khí hư, vùng kín luôn ẩm ướt hơn bình thường.

Tuy nhiên, nếu như khí hư ra nhiều mà kèm theo các biểu hiện bất thường như mùi hôi khó chịu, khí hư chuyển màu xanh, xám hoặc vàng, ngứa ngáy khó chịu... thì có thể chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa, cần phải đi thăm khám ngay.

Căng tức ngực khó chịu

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hầu hết chị em trước kỳ kinh nguyệt là căng tức ngực khó chịu. Trước khi có kinh, sự gia tăng hormone estrogen trong cơ thể khiến các mô ngực cương lên, chị em cảm thấy vòng 1 to ra, cảm giác sưng đau ở đầu ngực, sau đó lan ra cả vùng gần nách.

=> Có thể bạn cần tìm:

Dấu hiệu nhận biết có kinh trước 1 ngày, 1 tuần chị em cần lưu ý

Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Dấu hiệu giúp chị em nhận biết bản thân sắp đến kỳ kinh nguyệt

Da nhờn, nổi mụn

Mỗi chị em đều có tính chất da mặt khác nhau, nhưng da dầu thường tiết nhờn và nổi mụn nhiều hơn da thường. Tuy nhiên, dù là da mặt nào khi gần đến ngày hành kinh, da chị em cũng tiết ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn.

Để khắc phục hiện tượng này, chị em có thể ưu tiên dùng các thực phẩm chữa kẽm, ngăn chặn sự phát triển của da dầu, ngăn ngừa nguy cơ viêm da.

Tâm trạng bực bội, cáu gắt

Do phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn trước kinh nguyệt [đau bụng, đau lưng, da nổi mụn...] nên tâm trạng chị em thường trở nên cáu gắt, tức giận vô cớ, vui buồn thất thường.

Rối loạn tiêu hóa

Các vấn đề như tiểu chảy, táo bón, chướng bụng, thèm ăn... cũng có thể là dấu hiệu sắp đến chu kỳ kinh nguyệt. Một số người còn thấy buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.

Ham muốn tình dục giảm sút

Ham muốn tình dục của chị em thường có tính chu kỳ, thường tăng cao vào tuần thứ 2 của kỳ kinh nguyệt và giảm dần vào giai đoạn cuối của kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng nhưng không có kinh do đâu?

Đau bụng kinh [hay còn gọi là thống kinh] là hiện tượng mà hầu hết chị em đều gặp phải mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến, chúng thường xuất hiện vào đầu chu kỳ. Cơn đau thường bắt đầu từ vụng bụng dưới, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.

Thế nhưng, cũng có nhiều chị em gặp phải hiện tượng đau bụng kinh trong kỳ hành kinh nhưng lại không có kinh. Triệu chứng này xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và bất thường nên khiến chị em có tâm lý hoang mang, lo lắng.

Đau bụng nhưng không có kinh là hiện tượng thường gặp, khiến chị em lo lắng

Tuy nhiên, bạn cũng không nên căng thẳng, bởi theo bác sĩ chuyên khoa, đau bụng nhưng không có kinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Lạm dụng thuốc tránh thai

Sự ức chế các hormone mà thuốc tránh thai mang đến khiến chị em bị mất kinh hoặc chậm kinh hơn bình thường, kèm theo đó là cảm giác đau ở vùng bụng dưới. Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp chị em nạo phá thai dễ dẫn đến dính buồng trứng và gây mất kinh hoàn toàn.

Do căng thẳng

Tâm lý lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết trong cơ thể. Đây cũng là yếu tố phần lớn tác động đến chu kỳ kinh nguyệt mà chị em thường gặp phải.

Tâm lý căng thẳng cũng là nguyên nhân gây đau bụng nhưng không có kinh

Do mang thai

Dấu hiệu đau bụng nhưng không có kinh cũng rất có thể là dấu hiệu báo rằng bạn đã mang thai. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu người mẹ cũng có các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, chóng mặt, chán ăn... Để chắc chắn chị em hãy kiểm tra bằng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Đa nang buồng trứng

Đối với những chị em được chẩn đoán mắc phải hiện tượng này thường có triệu chứng đau bụng nhưng không có kinh và chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hoặc ít hơn bình thường, chậm kinh hay tắc kinh...

Do mắc bệnh phụ khoa

Chị em mắc các bệnh ở buồng trứng, viêm tắc vòi trứng, bệnh ở tử cung [viêm cổ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung]... khiến cho chị em bị đau bụng nhưng không có kinh, chậm kinh, mấy kinh hoặc xuất huyết âm đạo bất thường. Nếu bạn có biểu hiện đau bụng kinh kéo dài hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng.

Cơ thể bị bệnh lý cũng có thể gây đau bụng nhưng không có kinh

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu chị em đang trong thời gian điều trị bệnh với thuốc trầm cảm, thuốc điều trị hen, thuốc hóa trị thì tác dụng phụ đi kèm là đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt... Ngay cả việc chị em lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần cũng có thể khiến kinh nguyệt chậm thất thường.

Rối loạn nội tiết tố

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nội tiết tố điều hòa kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Không những là nguyên nhân gây chậm kinh, rối loạn nội tiết tố - đặc biệt là hormone tuyến giáp cũng có thể gây mất kinh và ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của chị em.

Khi bị đau bụng nhưng không có kinh cần làm gì?

Khi tình trạng đau bụng nhưng không có kinh xảy ra không thường xuyên hoặc chỉ xuất hiện vài lần thì chị em không cần quá lo lắng. Đôi khi đó chỉ là biểu hiện trong một thời điểm nhất định của cơ thể bất ổn. Thế nhưng, chị em cũng có thể khắc phục như sau:

Nếu nghi ngờ đây là dấu hiệu mang thai, bạn cần mua que thử thai để kiểm tra, sau đó đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Ăn uông khoa học, có chế độ sinh hoạt hợp lý, không để bản thân quá căng thẳng. Bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng như: sữa chua, cá hồi, thực phẩm chứa nhiều magie, táo, gừng, chuối, sữa ấm...

Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vùng kín cần phải được giữ gìn sạch để không xảy ra viêm nhiễm hay các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, chị em cần chú ý vấn đề này trước và sau khi quan hệ.

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh quá sức, đặc biệt trong kỳ kinh.

Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn: Nếu có chưa có ý định có con, bạn hãy dùng các biện pháp tránh thai an toàn. Không nên lạm dụng nạo phá thai, thuốc tránh thai cũng như phẫu thuật tử cung, buồng trứng để ảnh hưởng đến vấn đề kinh nguyêt.

Thăm khám phụ khoa định kỳ: Chị em cần đi khám phụ khoa định kỳ, nhất là khi phát hiện các bất thường ở cơ quan sinh sản. Đặc biệt, chú ý những bệnh lý gây đau bụng kinh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung...

Nếu phát hiện đau bụng nhưng không có kinh là dấu hiệu bệnh phụ khoa, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp. Nữ giới tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đến với Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc, chị em sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tuyệt bời, đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chi phí khám chữa bệnh đảm bảo hợp lý, được niêm yết công khai, thông tin cá nhân được bảo mật tuyệt đối, thủ tục đơn giản, không cần xếp hàng chờ đợi. Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8h00 – 20h00.

Nếu chị em vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm về chứng đau bụng nhưng không có kinh cũng như các vấn đề liên quan khác, vui lòng nhấp vào khung chat bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 0251 381 9288 để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề