Tại sao hợp tác xã không phải la doanh nghiệp

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hợp tác xã có thể hiểu là sự hợp tác xã hội để mang lại lợi ích cho nhau. Đây là mô hình rất được khuyến khích vì tạo được nhiều việc làm cho người nông dân, góp phần vào việc ổn định xã hội.

Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định khái niệm về hợp tác xã như sau:

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Cũng theo khoản 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, 4 hợp tác xã có thể liên kết thành Liên minh hợp tác xã. Liên minh này có thể lập nên các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Bất cứ cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đề có thể tham gia hợp tác xã. Đối với cá nhân, cần phải là người trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Pháp luật hợp tác xã không cấm một số thành phần tham gia hợp tác xã giống như doanh nghiệp.

Xem chi tiết: Infographic: 11 đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp từ 2021

Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký và nộp hồ sơ thành lập tại Cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Phòng Tài chính - Kế hoạch UBND cấp huyện.

Tại sao hợp tác xã không được ưa chuộng?

Hợp tác xã là một mô hình kinh tế nhưng lại không được ưa chuộng thành lập và hoạt động rộng rãi như hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, chủ yếu tập trung ở khi vực nông thôn. Mặc dù có tư cách pháp nhân, được tự do đăng ký kinh doanh các ngành nghề…nhưng lại ít được lựa chọn khi thành lập tổ chức kinh tế.

1. Số lượng thành viên đăng ký tối thiểu phải là 7 thành viên

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã là 7. Mô hình này được là coi khó thành lập, bởi lẽ việc thành lập tổ chức kinh tế vừa và nhỏ đang chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy, số lượng cá nhân, tổ chức góp vốn để thành lập không quá nhiều.  Bên cạnh đó, số lượng thành viên trên 7 thì cũng có nhiều lựa chọn khác như công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Khi thành lập Hợp tác xã thì không thể chuyển sang các mô hình kinh tế khác. Trong khi đó, nếu thành lập doanh nghiệp thì có thể chuyển sang các loại hình doanh nghiệp khác nếu đủ điều kiện.

Tại sao hợp tác xã không phải la doanh nghiệp
Có nên thành lập hợp tác xã (Ảnh minh hoạ)
 

2. Tỉ lệ phân quyền của các thành viên là ngang bằng nhau

Khoản 3 Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012 quy định, thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Như vậy, tỷ lệ vốn góp dù có chênh lệch thì các thành viên vẫn có quyền bình đẳng như nhau. Điều này hoàn toàn trái ngược với công ty cổ phần, tỷ lệ biểu quyết sẽ phục thuộc vào số cổ phần sở hữu, trường hợp góp vốn nhiều hơn, sở hữu nhiều cổ phần hơn thì sẽ có quyền biểu quyết cao hơn và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.

3. Cách thức phân phối lợi nhuận của hợp tác xã không được ưa chuộng

Khoản 3 Điều 46 quy định như sau:

“3. Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau dây:

a) Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;

b) Phần còn lại được chia theo vốn góp;

c) Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;”

Như vậy, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

Mặc dù Hợp tác xã phải có quy định về tỷ lệ và phương thức phân phối lợi nhuận nhưng cách thức phân phối này có phần không rõ ràng khi đánh giá mức độ sản phẩm và công sức đóng góp của thành viên. Bên cạnh đó, người góp vốn vào các tổ chức kinh tế luôn mong muốn được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.

4. Hình thức huy động vốn không linh hoạt

Hợp tác xã không có nhiều hình thức huy động vốn như doanh nghiệp.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 43 Luật Hợp tác xã quy định, vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tăng trong trường hợp đại hội thành viên quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu hoặc huy động thêm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc kết nạp thành viên, hợp tác xã thành viên mới.

Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu…

5. Quyền góp vốn, mua cổ phần tại các tổ chức kinh tế khác bị hạn chế

Đây cũng là một hạn chế lớn của Hợp tác xã. Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, hợp tác xã không được góp vốn, mua cổ phần đối với các ngành, nghề không phải ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã.

Tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không được vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.

Như vậy, có rất nhiều lý do để cá nhân, tổ chức chọn thành lập doanh nghiệp thay vì hợp tác xã. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thành lập mới hợp tác xã được hỗ trợ 100% chi phí

Hợp tác xã và doanh nghiệp đều là những mô hình kinh doanh mang bản chất là thương nhân có những ưu điểm và nhược điểm nhất định đối với các chủ thể kinh doanh dựa trên nhu cầu thực tế. Có nhiều người chưa nắm rõ về mô hình hợp tác xã, còn nhầm lẫn giữa hợp tác xã với doanh nghiệp. Vậy hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp hay không?

1. Khái quát về hợp tác xã

Hợp tác xã là mô hình kinh doanh được sự điều chỉnh bởi pháp luật hợp tác xã. Theo đó thì hợp tác xã do ít nhất 07 thành viên đồng sở hữu là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập hợp tác xã, là tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân từ thời điểm đăng ký kinh doanh.

– Các thành viên hợp tác xã hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh và tạo việc làm để đáp ứng được nhu cầu chung của các thành viên dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý hợp tác xã.

– Doanh nghiệp là mô hình kinh doanh được sự điều chỉnh bởi quy định pháp luật doanh nghiệp, theo đó thì doanh nghiệp là tổ chức có tên, tài sản riêng, có địa điểm trụ sở tiến hành giao dịch và được đăng ký thành lập với mục đích kinh doanh phát sinh lợi nhuận.

– Nguồn vốn của mô hình hợp tác xã và mô hình doanh nghiệp đều chủ yếu dựa trên nguồn vốn góp của các thành viên của mình hoặc có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng cũng như các nguồn huy động khác.

Tại sao hợp tác xã không phải la doanh nghiệp

2. Hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp?

Vì bản chất của hợp tác xã và doanh nghiệp là khác nhau nên các nhà làm luật mới ghi nhận hai mô hình này ở hai văn bản pháp luật khác nhau.

Bản chất của hợp tác xã và doanh nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh sau:

* Mục đích thành lập hợp tác xã và doanh nghiệp là khác nhau:

+ Đối với mô hình hợp tác xã được thành lập dựa trên nhu cầu chung của các thành viên trong hợp tác xã, dựa trên các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhu cầu chung của thành viên hợp tác xã là nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ giống nhau, phát sinh thường xuyên và ổn định từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trường hợp là hợp tác xã tạo việc làm thì nhu cầu chung chính là việc làm do hợp tác xã tạo ra.

+ Còn mục đích khi góp vốn vào doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu khi tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty.

– Khi hợp tác xã tạo ra sản phẩm, dịch vụ thì các thành viên bắt buộc phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó thông qua hợp đồng dịch vụ để đáp ứng được các nhu cầu chung của thành viên hợp tác xã. Còn khi doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ thì thành viên doanh nghiệp không bắt buộc phải sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đó.

– Thành viên của hợp tác xã thì có quyền bình đẳng và biểu quyết ngang nhau mà không phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của thành viên đó bởi mục đích của hợp tác xã chính là việc giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Còn thành viên trong doanh nghiệp thì có quyền biểu quyết và hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ vốn – góp trong tổng số vốn điều lệ của công ty.

Có thể nói, mô hình hợp tác xã là mô hình kinh doanh mang tính xã hội cao, có vai trò nâng cao đời sống cho người lao động và tiến hành hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng giữa thành viên hợp tác xã.

Vì mục đích và bản chất của hợp tác xã là khác nhau và mang tính xã hội hóa cao nên không thể nói hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về vấn đề này, liên hệ ngay đến luật sư hỗ trợ doanh nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Xem toàn bộ nội dung về: Thủ tục đăng ký thành lập mới Hợp tác xã

Trên đây là toàn bộ các thông tin có liên quan đến việc hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp hay không. Để được thông tin cụ thể hơn vui lòng liên hệ Việt Luật qua số điện thoại 0985989256