Tại sao kiến lại bâu vào nước tiểu

Nhiều người cho rằng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu vào thì là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này không hoàn toàn đúng. Kiến bu vào nước tiểu không có nghĩa là nước tiểu có đường. Một số người bị nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hoặc các chất tiết đường sinh dục làm nước tiểu có bạch cầu, hồng cầu, chất đạm kích thích kiến tập trung.

Ngay cả khi nước tiểu có glucose không có nghĩa là bạn mắc đái tháo đường. Ở người bình thường, chỉ khi glucose máu cao trên 200 mg/dl (11.1 mmol/l), nước tiểu mới có đường niệu. Tuy nhiên, ở một số người bị rối loạn chức năng ống thận như bệnh toan hóa ống thận, có thai, trẻ đẻ non, khả năng tái hấp thu glucose của thận bị rối loạn nên có glucose trong nước tiểu ngay cả khi glucose máu bình thường (không bị đái tháo đường). 

Hiện nay, bác sĩ không dựa vào triệu chứng đường niệu để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, người có hiện tượng khi đi tiểu, nước tiểu có kiến bu cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, và làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường kịp thời.

Ai nên đi xét nghiệm sớm đái tháo đường?

Bộ Y tế cho hay, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất châu Á, và nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới.

Để phòng tránh, người dân nên chủ động kiểm soát tình hình và sớm phát hiện bệnh. Các đối tượng nên đi xét nghiệm sớm căn bệnh này bao gồm người  trên 45 tuổi, hoặc người dưới 45 tuổi nhưng thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI > 23) kèm theo có 1 trong các yếu tố nguy cơ sau:

- Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc THA.

- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2).

- Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.

- Phụ nữ có tiền sử  đái tháo đường thai kỳ, sinh con to - nặng trên 4.000 gram, mắc hội chứng buồng trứng đa nang. 

- Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycrid trên 2,2 mmol/l.

- Tiền sử bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Nước tiểu bị kiến bu có thể do bệnh tiểu đường nhưng cũng có khi là các bệnh lý nguy hiểm khác như thận bị tổn thương, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chia sẻ, đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc trưng với biểu hiện đường máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Khi đường huyết của cơ thể cao hơn khả năng tái hấp thu của thận (lớn hơn hoặc bằng 180mg%), lúc này lượng đường đã vượt ngưỡng cho phép sẽ bài tiết qua nước tiểu nên thu hút kiến. Như vậy, bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường nhưng không được phát hiện hoặc không kiểm soát tốt đường huyết, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên có những trường hợp trong nước tiểu có đường nhưng đường huyết vẫn bình thường. Người bệnh cần đến bệnh viện khám và xét nghiệm đường máu để xác định có bị bệnh tiểu đường hay không, đôi khi không cần uống thuốc hạ đường huyết.

Tại sao kiến lại bâu vào nước tiểu

Nước tiểu có kiến bu cho thấy bạn đã mắc bệnh đáo tháo đường nhưng không kiểm soát tốt. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ Duy chia sẻ, nước tiểu có kiến bu cũng có thể do nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Đơn cử như thận bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu thu hút kiến. Thận không đủ khả năng tái hấp thu lượng đường trong máu nên dù đường huyết không cao vẫn bị bài tiết qua nước tiểu. Điều này khiến kiến bu quanh nước tiểu. Các tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục hoặc các chất tiết đường sinh dục làm nước tiểu có chứa bạch cầu, hồng cầu, chất đạm... cũng thu hút kiến.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Bác sĩ Nguyên Duy cho biết, y học hiện đại không căn cứ vào đường niệu để chẩn đoán bệnh tiểu đườngmà phải xét nghiệm máu. Nếu một người thấy các triệu chứng sau nên đi tầm soát bệnh tiểu đường:

Tiểu nhiều: trung bình một người bình thường đi tiểu từ 4-7 lần một ngày tùy thuộc vào lượng nước uống trong ngày. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều lần hơn do đường huyết cao, thận không thể tái hấp thu glucose hoàn toàn.

Uống nhiều: đi tiểu nhiều lần so với bình thường khiến cơ thể bài tiết nước tiểu liên tục, kích thích cảm giác khát nước. Điều này khiến người mắc bệnh tiểu đường uống nhiều nước hơn để bù lượng nước đã mất.

Ăn nhiều, suy nhược cơ thể: glucose là chất sinh năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Để thực hiện quá trình tạo ra năng lượng, cơ thể cần sử dụng insuline. Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường, insuline bị thiếu hụt hoặc hoạt động không hiệu quả, khiến glucose không thể đi vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng để duy trì hoạt động. Do đó, dù ăn nhiều liên tục nhưng vẫn thấy đói, mệt mỏi, thiếu sức sống là một trong những dấu hiệu rõ rệt cảnh báo bệnh tiểu đường.

Sụt cân nhanh: dù ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân không rõ nguyên nhân, bạn nên nghĩ đến mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là sự thiếu hụt hoặc hoạt động không hiệu quả của insuline khiến cơ thể không tổng hợp được năng lượng nên phải lấy năng lượng dự trữ từ mô mỡ, mô cơ. Điều này khiến cơ thể gầy đi nhanh chóng. Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp một, những dấu hiệu điển hình sẽ thể hiện rõ ràng.

Tại sao kiến lại bâu vào nước tiểu

Sụt cân nhanh là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock

Với bệnh tiểu đường tuýp hai, các dấu hiệu cảnh báo thường biểu hiện thoáng qua hoặc diễn ra trong thời gian dài. Nhiều trường hợp người bệnh không nhận ra cho đến khi xuất hiện triệu chứng của biến chứng tiểu đường như: viêm lợi, hay nổi mụn nhọt, vết thương lâu lành, viêm âm đạo dai dẳng, tê chân tay,...

Bác sĩ Duy khuyên mọi người nên đi khám định kỳ để được tầm soát sức khỏe. Khi thấy các dấu hiệu tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân nhanh... bạn nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết để được chẩn đoán và điều trị tiểu đường ở giai đoạn sớm, tránh các biến chứng.

Người bệnh tiểu đường nếu tăng glucose kéo dài có thể làm mạch máu bị tổn thương. Nếu tổn thương ở mạch máu lớn sẽ gây ra các bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hẹp động mạch tứ chi, thậm chí gây tắc mạch dẫn đến hoại tử chi. Trường hợp tổn thương mạch máu nhỏ sẽ gây rối loạn hoạt động các chức năng các cơ quan như: thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên... Khi không được điều trị hiệu quả, người bệnh đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo, ghép thận, mù lòa...

Kiểm soát đường huyết không hiệu quả cũng khiến người bệnh dễ bị các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu... nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyễn Trăm

Nước tiểu của bạn bị kiến bu có thể mắc bệnh tiểu đường, nhưng có khi là bệnh lý nguy hiểm khác.

Tại sao kiến lại bâu vào nước tiểu

Nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Bác sĩ CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ: Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc trưng với biểu hiện đường máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Cụ thể, khi đường huyết của cơ thể cao hơn khả năng tái hấp thu của thận (lớn hơn hoặc bằng 180mg%), lúc này lượng đường đã vượt ngưỡng cho phép sẽ bài tiết qua nước tiểu. Như vậy, trong nước tiểu có chứa đường nên thu hút kiến. Điều này cho thấy bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường nhưng không được phát hiện hoặc không kiểm soát tốt đường huyết, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên có những trường hợp trong nước tiểu có đường nhưng đường huyết vẫn bình thường. Người bệnh cần đến bệnh viện khám và xét nghiệm đường máu để để xác định có bị bệnh đái tháo đường hay không, đôi khi không cần uống thuốc hạ đường huyết.

Tại sao kiến lại bâu vào nước tiểu

Nước tiểu có kiến bu cho thấy bạn đã mắc bệnh đáo tháo đường nhưng không kiểm soát tốt.

Bác sĩ Duy chia sẻ, nước tiểu có kiến bu cũng thể hiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Đơn cử như thận bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu thu hút kiến. Lúc này, thận không đủ khả năng tái hấp thu lượng đường trong máu, nên dù đường huyết không cao vẫn bị bài tiết qua nước tiểu. Chính điều này khiến kiến bu quanh nước tiểu. Ngoài ra, các tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục hoặc các chất tiết đường sinh dục làm nước tiểu có chứa bạch cầu, hồng cầu, chất đạm,… cũng thu hút kiến.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Bác sĩ Nguyên Duy cho biết, tại Việt Nam, hiện cứ mỗi 16 người sẽ có 1 người mắc đái tháo đường; nhưng y học hiện đại không căn cứ vào đường niệu để chẩn đoán bệnh đái tháo đường mà phải xét nghiệm máu. Riêng với người dân, nếu thấy các triệu chứng sau nên đi tầm soát bệnh tiểu đường:

  • Tiểu nhiều: Trung bình một người bình thường đi tiểu từ 4 – 7 lần một ngày tùy thuộc vào lượng nước uống trong ngày. Tuy nhiên, người mắc bệnh đái tháo đường sẽ đi tiểu nhiều lần hơn do đường huyết cao, thận không thể tái hấp thu glucose hoàn toàn.
  • Uống nhiều: Đi tiểu nhiều lần so với bình thường khiến cơ thể bài tiết nước tiểu liên tục, kích thích cảm giác khát nước. Điều này khiến người mắc bệnh đái tháo đường uống nhiều nước hơn để bù lượng nước đã mất.
  • Ăn nhiều, suy nhược cơ thể: Glucose là chất sinh năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Để thực hiện quá trình tạo ra năng lượng, cơ thể cần sử dụng insuline. Tuy nhiên, với người mắc bệnh đái tháo đường, insuline bị thiếu hụt hoặc hoạt động không hiệu quả, khiến glucose không thể đi vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng để duy trì hoạt động. Do đó, dù ăn nhiều liên tục nhưng vẫn thấy đói, mệt mỏi, thiếu sức sống là một trong những dấu hiệu rõ rệt cảnh báo bệnh đái tháo đường.

Tại sao kiến lại bâu vào nước tiểu

Sụt cân nhanh là một trong những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

  • Sụt cân nhanh: Dù ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân không rõ nguyên nhân, bạn nên nghĩ đến mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là sự thiếu hụt hoặc hoạt động không hiệu quả của insuline khiến cơ thể không tổng hợp được năng lượng nên phải lấy năng lượng dự trữ từ mô mỡ, mô cơ. Điều này khiến cơ thể gầy đi nhanh chóng. Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, những dấu hiệu điển hình sẽ thể hiện rõ ràng. 

Với đái tháo đường tuýp 2, các dấu hiệu cảnh báo thường biểu hiện thoáng qua hoặc diễn ra trong thời gian dài. Nhiều trường hợp người bệnh không nhận ra cho đến khi xuất hiện triệu chứng của biến chứng đái tháo đường như: Viêm lợi, hay nổi mụn nhọt, vết thương lâu lành, viêm âm đạo dai dẳng, tê chân tay,…

Vì vậy, bác sĩ Duy khuyên người dân nên đi khám định kỳ để được tầm soát sức khỏe. Đặc biệt, khi thấy các dấu hiệu tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân nhanh,… nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết với bác sĩ giỏi,  nhiều kinh nghiệm để được chẩn đoán và điều trị tiểu đường ở giai đoạn sớm, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm tính mạng.

Bởi ở người bệnh đái tháo đường, việc tăng glucose kéo dài có thể làm mạch máu bị tổn thương. Nếu tổn thương ở mạch máu lớn sẽ gây ra các bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hẹp động mạch tứ chi, thậm chí gây tắc mạch dẫn đến hoại tử chi. Trường hợp tổn thương mạch máu nhỏ sẽ gây rối loạn hoạt động các chức năng các cơ quan như: Thận, võng mạc mắt, thần kinh ngoại biên,… Khi không được điều trị hiệu quả, người bệnh đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo, ghép thận, mù lòa,…

Thậm chí, việc kiểm soát đường huyết không hiệu quả cũng khiến người bệnh dễ rơi vào các biến chứng cấp tính: Nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu,… nguy hiểm đến tính mạng.

Chủ đề:
  • Nội tiết - Đái tháo đường