Tại sao lại bị giãn tĩnh mạch ở chân?

9 nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

twitter zalo mail printer

09/06/2022 | 06:00

BS PHAN THỊ MỸ HẠNH, Viện Tim TP.HCM

Facebook Youtube Trở lại Bác sĩ online

0:00 / 0:00

0:00

Nam miền Bắc

  • Nam miền Bắc

  • Nữ miền Bắc

  • Nữ miền Nam

  • Nam miền Nam

(PLO)- Trên thực tế, tỉ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch của nam và nữ được thống kê lần lượt là khoảng 20% và 40%.

1. Tuổi tác

Bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thường phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bước sang tuổi 70, tỉ lệ được chẩn đoán mắc suy giãn tĩnh mạch cao gấp hai lần so với người ở tuổi 40.

Như vậy, có thể thấy tuổi già là dấu hiệu thông báo trước của căn bệnh về tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Giãn tình mạch được cho là chịu sự ảnh hưởng của tuổi già do ở tuổi này, hầu hết tĩnh mạch dã dần mất đi sự đàn hồi cần thiết. Khi tuổi cao, các van trong cơ thể dần yếu hơn, gây sự trào ngược dòng máu thay vì chảy về tim và ứ đọng tại một vùng trên cơ thể.

Khi tình trạng ứ đọng máu kéo dài quá lâu tại một vị trí, nó thúc đẩy các tĩnh mạch giãn ra và phồng to để lưu thông, gây ra giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện. Lúc này tĩnh mạch dần hằn lên da và trở nên dễ thấy do máu bị thiếu ô xy.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

- Khi ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ thấy có những cơn đau, mỏi âm ỉ vùng đùi, bắp chân.

- Tĩnh mạch sưng tấy và co giãn.

- Chuột rút và chứng rung chân.

- Tĩnh mạch có màu xanh nhạt hoặc tím thẫm.

- Ngứa vùng xung quanh tĩnh mạch như khu da chân hoặc bị loét đầu gối.

- Sự di chuyển của chân trở nên khó khăn hơn do cảm giác tức nặng, mỏi chân.

2. Mang thai

Khi mang thai, người phụ nữ sẽ chịu một áp lực từ gia tăng thể tích máu để cung cấp cho thai nhi. Sự thay đổi này là cần thiết nhằm nuôi dưỡng cho sự phát triển của thai. Ngoài ra, khi thai phát triển lớn sẽ gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu gây khó khăn cho máu từ chân chảy về tim.

Giãn tĩnh mạch thường xuyên xuất hiện vào giai đoạn đầu của ba tháng cuối thai kỳ. Lúc này thai phụ phải chịu áp lực lớn trên đôi chân cùng các tĩnh mạch vùng chân. Sự thay đổi hormone cũng trở thành một lý do cho việc này

Mặc dù những tĩnh mạch sẽ dần tự cải thiện thông qua phương pháp trị liệu sau 3-4 tháng, nhưng không phải ai cũng nhận biết được và điều trị bệnh kịp thời.

3. Gene di truyền

Nếu trong gia đình từng có người bị bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thì người thân sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này với tỉ lệ là 50%. Tỉ lệ mắc bệnh sẽ là tuyệt đối nếu cả cha và mẹ đều chịu ảnh hưởng của bệnh giãn tĩnh mạch.

Sự phát triển của y học không giúp em bé tránh được sự di truyền từ bố mẹ, nhưng không có nghĩa là không thể can thiệp vào điều trị và phòng ngừa chúng.

4. Béo phì, thừa cân

Béo phì, thừa cân thường kéo theo nhiều căn bệnh, trong đó có giãn tĩnh mạch. Do vậy, tốt nhất không nên để bị béo phì.

Trường hợp không may béo phì thừa cân, người bệnh nên tìm sự giúp đỡ từ những phương pháp giảm cân. Trong đó hiệu quả nhất chính là chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục...

Béo phì, thừa cân làm tăng thể tích máu trong hệ tuần hoàn, từ đó tăng áp lực cho tĩnh mạch ở chân, làm những vết hằn của tĩnh mạch dần trở nên dày đặc hơn.

5. Giới tính

Trên thực tế, tỉ lệ mắc bệnh của nam và nữ được thống kê lần lượt là khoảng 20% và 40%.

Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới có liên quan đến việc mang thai và sự biến đổi hormone tuổi dậy thì và mãn kinh. Tuy vậy, thường họ lại được phát hiện và điều trị sớm, tích cực hơn, theo đó tỉ lệ biến chứng thấp hơn.

ng bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện có khả năng phát triển những biến chứng nặng như loét, xuất huyết nội, máu tụ...

6. Ít vận động

Hầu hết người mắc bệnh này là do giữ tư thế ngồi quá lâu, đứng lâu trong nhiều giờ liền khiến cơ bắp yếu đi và dần phát triển theo chiều hướng xấu. Tập thể dục là cần thiết để máu lưu thông và giảm áp lực trong hệ thống tĩnh mạch một cách hợp lý.

7. Chấn thương ở chân

Hầu hết không biết rằng chấn thương ở chân có thể gây nên giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng neehnj. Tĩnh mạch phải chịu một tác động lớn khi cơ thể chịu một vết thương. Cú va đập không cần tác động trực tiếp lên những sợi tĩnh mạch và van, những va đập gián tiếp đã có thể gây ra sự tổn thương cho bệnh nhân.

Tình mạch khá nhạy cảm và nó dễ bị ảnh hưởng. Việc xảy ra cú va chạm có thể làm van bị suy yếu và hư hỏng, sau đó máu bị rò rỉ về gây nên sự tích tụ máu trong có thể. Lượng máu bị ứ đọng này làm cho tĩnh mạch trở nên giãn nở, sau đó căn bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện đến với họ gần hơn sau khi gặp phải chấn thương ở chân.

8. Tác động từ ánh nắng mặt trời

Sẽ không chính xác nếu nói ánh nắng mặt trời là nguyên nhân trực tiếp gây suy giãn tĩnh mạch. Tuy vậy, những tĩnh mạch đã giãn và suy giảm hoạt động chức năng sẽ tệ hơn khi bị tác động bởi ánh nắng mặt trời.

Phơi chân ở ngoài nắng ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới tĩnh mạch, gây cảm giác bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Sức nóng mặt trời làm giãn tĩnh mạch, máu được đưa gần hơn tới làn da để giúp bạn làm mát cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây ra lưu lượng máu sản sinh nhiều, ảnh hưởng đến tĩnh mạch, gây đau đớn về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Do vậy, chúng ta nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng bức gây giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện như: Tắm bồn nước nóng, vòi sen nước nóng quá lâu, dùng túi chườm giữ nhiệt cho vết thương hở...

Tại sao lại bị giãn tĩnh mạch ở chân?

20 năm ho ra máu, mủ vì mảnh xương heo to bị bỏ quên trong phổi

(PLO)- Kể từ khi bị hóc xương heo, bệnh nhân ho ra máu và mủ kéo dài đến nay đã 20 năm mà không tìm ra nguyên nhân.

BS PHAN THỊ MỸ HẠNH, Viện Tim TP.HCM

Tin liên quan

Huyết khối tĩnh mạch não xảy ra sau tiêm vaccine COVID-19

Lấy tĩnh mạch chân con cứu trái tim người bố lùn bẩm sinh

Đau chân, coi chừng bị chèn ép tĩnh mạch

Từ khóa

giãn tĩnh mạch tĩnh mạch mạng nhện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch bác sĩ phan thị mỹ hạnh viện tim TP.HCM nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch