Tại sao lại bị tụt lợi

Tình trạng tụt nướu có thể khá đáng sợ và gây đau đớn, nhưng bạn không cần phải quá lo lắng. Có một số biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để điều trị tình trạng tụt nướu hiệu quả, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề về sức khỏe răng miệng này là tham khảo ý kiến của nha sĩ để biết liệu sức khỏe răng miệng của bạn có cần phải thực hiện các biện pháp khác hay không.

Nguyên Nhân Gây Tụt Nướu

Tình trạng tụt nướu hay còn gọi là tụt nướu là hiện tượng mô nướu bị lõm xuống và hạ thấp vị trí của nướu trên răng, làm lộ chân răng. Tụt nướu có thể do một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày gây ra và quá trình điều trị của bạn thường phụ thuộc vào nguyên nhân của vấn đề.

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của tụt nướu:

  • Chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh. Nhiệt tình với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất tốt, nhưng theo một bài báo trên Tạp chí Nha Chu Trực truyến, bạn nên chắc chắn rằng bạn đang chải răng chứ không phải là cọ răng! Không bao giờ nên sử dụng bàn chải đánh răng nào mà không có nhãn "mềm."Hãy nhẹ nhàng với răng của bạn và nhớ rằng việc chăm sóc răng miệng không được làm tổn thương răng.
  • Do di truyền. Giống như phần còn lại của cơ thể, đặc điểm của nướu răng được xác định bởi gen di truyền của bạn. Nếu cha hoặc mẹ của bạn hoặc cả hai người bị tụt nướu, bạn có nguy cơ bị tụt nướu cao hơn.
  • Vị trí bất thường của răng. Nếu răng của bạn không thẳng hàng với nhau, hiện tượng tụt nướu có thể xảy ra.
  • Nghiến răng. Bạn có thường thức dậy với một cơn đau đầu không? Vợ / chồng hoặc bạn đời của bạn có phàn nàn rằng bạn nghiến răng trong khi ngủ không? Thói quen này có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng, chứ không riêng chỉ tụt nướu, vì vậy hãy chia sẻ với nha sĩ biết ngay nếu bạn cho rằng mình đang gặp phải tình trạng nghiến răng. Nghiến răng có thể được điều trị dễ dàng và không gây đau đớn bằng dụng cụ bảo vệ miệng và một số biện pháp khác.
  • Chấn thương mô nướu. Mô nướu có thể bị tụt lại khi chấn thương xảy ra trên một răng hoặc nhiều răng.
  • Sức khỏe răng miệng không được đảm bảo. Nếu thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn có vấn đề, thì tình trạng tụt nướu có thể là kết quả của bệnh viêm nha chu.

Đừng quá lo lắng. Bất kể vấn đề gì gây ra tình trạng tụt nướu của bạn, đều có cách để điều trị.

Điều Trị Tụt Nướu

Nếu bạn chỉ bị tụt nướu nhẹ, việc điều trị sẽ càng đơn giản! Phát hiện sớm có nghĩa là bạn có thể sẽ không cần phải thực hiện điều trị nha khoa chuyên nghiệp để khắc phục vấn đề này. Nha sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và hướng dẫn bạn cách xử lý vấn đề. Bạn có thể phải đánh giá lại thói quen dùng chỉ nha khoa của mình, mua dụng cụ bảo vệ miệng và mua một bàn chải đánh răng khác, chẳng hạn như bàn chải đánh răng Colgate® Wave Gum Comfort.

Nếu bạn cần phải điều trị, nha sĩ sẽ làm việc với bác sĩ chuyên khoa nha chu, bác sĩ chuyên khoa nướu, để tìm ra phương án điều trị tối ưu nhất. Cùng với việc giúp bạn thay đổi những thói quen gây ra tình trạng tụt nướu, nha sĩ cũng sẽ xác định xem bạn có được hưởng lợi từ việc làm sạch sâu hơn, đặc biệt gọi là cạo cao răng và bào láng chân răng hay không. Đây thường là giải pháp khi tụt nướu là do viêm nha chu gây ra. Bạn cũng sẽ nhận được bàn chải đánh răng mới và được hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng tốt nhất để giúp phục hồi sức khỏe răng miệng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tụt nướu, bạn có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Thủ thuật này sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa nha chu của bạn và được gọi là thủ thuật ghép nướu. Bác sĩ chuyên khoa nha chu của bạn có thể cho bạn biết thêm về thủ thuật này và thủ thuật này bao gồm những gì.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn là rất quan trọng. Sức khỏe răng miệng là một dấu hiệu quan trọng về sức khỏe tổng thể của bạn và nhiễm khuẩn miệng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Hãy chăm sóc răng miệng một cách nhẹ nhàng và đi khám răng nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề khó chịu dai dẳng nào.

Tại sao lại bị tụt lợi

Hiện nay có rất nhiều người đang gặp phải nhiều phiền toái do bệnh tụt lợi chân răng gây ra. Không chỉ khiến cho hàm răng kém đẹp, ăn uống gặp nhiều khó khăn mà bệnh tụt lợi chân răng còn có nguy cơ gây mất răng vô cùng nguy hiểm. Vậy cụ thể bệnh tụt lợi là gì? Cần phải điều trị như thế nào hiệu quả?

Tại sao lại bị tụt lợi

Tụt lợi là gì?

Bệnh tụt lợi chân răng là một trong những bệnh lý về nướu có thể gây mất răng hàng loạt nhưng mọi người lại thường hay lơ là và ít quan tâm đến. Cho đến khi bệnh có xu hướng trở nặng thì chúng ta mới nghĩ đến việc điều trị, lúc này khả năng hồi phục sẽ không cao so với việc điều trị sớm ngay từ đầu.

Tụt lợi chân răng là tình trạng các mô lợi xung quanh răng mòn đi, hạ thấp xuống, phần xi măng liên kết giữa phần lợi và chân răng, để lộ bề mặt chân răng. Khi lợi bị tụt thì chân răng có cảm giác như dài ra nhưng thực chất là do lợi bị khuyết thiếu.

Bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn nhai, rất khó chịu. Thức ăn dễ dàng bị giắt lại ở kẽ chân răng dễ gây những bệnh lý khác. Sau đó vi khuẩn gây bệnh răng miệng sẽ lan đến các răng bên cạnh và nghiêm trọng có thể dẫn tới mất răng.

Không những vậy, khi cổ răng và hân răng không còn được bao bọc và che chắn bởi nướu. Sẽ rất dễ bị mài mòn do tác động của axit trong thức ăn và của bàn chải khi đánh răng.

Tại sao lại bị tụt lợi
Hình ảnh tụt lợi chân răng

Những hậu quả của tụt lợi chân răng

Khi không sớm phát hiện và có biện pháp điều trị hiệu quả kịp thời. Bệnh tụt lợi chân răng có thể gây nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe như:

1. Mất thẩm mỹ

Răng bị tụt lợi sẽ dài hơn so với các răng còn lại. Không những vậy, kẽ răng thường có khoảng hở rộng làm cho thức ăn thừa dễ bám dính vào. Từ đó làm cho hàm răng trông kém thẩm mỹ khiến bệnh nhân e ngại, tự ti trong giao tiếp với mọi người.

Tại sao lại bị tụt lợi
Hàm răng bị tụt lợi trông kém thẩm mỹ

2. Nguy cơ mất răng cao

Tụt lợi nếu không khắc phục sớm sẽ làm cho cấu trúc xương của răng cũng như các mô lợi bị tổn thương nặng nề. Khi cấu trúc xương nâng đỡ không còn sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị mất răng rất nguy hiểm.

Tại sao lại bị tụt lợi
Tụt lợi nguy cơ gây mất răng rất cao

3. Khiến răng dần trở lên nhạy cảm

Tụt lợi làm lộ nhiều ngà răng ra bên ngoài nên làm cho răng trở nên nhạy cảm nhiều hơn. Nhất là khi ăn uống các món ăn lạnh, nóng, chua ngọt,… Thậm chí ngay cả khi chải răng hay hít không khí lạnh bệnh nhân cũng thấy răng rất ê buốt và khó chịu.

Tại sao lại bị tụt lợi
Răng nhạy cảm khi ăn uống

Dấu hiệu khi bị tụt lợi chân răng

Bệnh nhân bị tụt lợi chân răng thường gặp phải các triệu chứng như sau:

  • – Vùng chân răng bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa, khi chải răng hoặc dùng tay ấn nhẹ cũng có thể chảy máu.
  • – Thân răng dài ra hơn so với bình thường, nướu răng thu hẹp lại.
  • – Lợi có biểu hiện sưng lên, đỏ thẫm gây đau nhức, khó chịu.
  • – Răng dần yếu đi và có thể bị lung lay.
  • – Hơi thở có mùi hôi nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • – Răng ê buốt, nhạy cảm hơn khi ăn uống hoặc chải răng.
Tại sao lại bị tụt lợi
Khi bịt tụt lợi thân răng thường dài hơn so với bình thường

Nguyên nhân tụt lợi hở chân răng

Có nhiều nguyên nhân gây tụt lợi chân răng có thể kể đến như:

1. Do viêm quanh răng

Không lấy vôi răng định kỳ tại nha khoa làm vôi răng tích tụ quá nhiều. Dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, phá hủy mô nướu và cấu trúc nâng đỡ răng. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nướu răng bị tụt xuống, khiến răng lung lay gây mất răng sớm.

Những bệnh nhân bị tụt lợi do bệnh nha chu còn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như vùng lợi bị sưng đỏ, chảy máu.

Tại sao lại bị tụt lợi
Vôi răng tích tụ nhiều lâu ngày sẽ gây tụt lợi

2. Do cấu trúc răng

Lớp xương ổ răng bao bọc bên ngoài chân răng quá ít, dễ bị tổn thương dẫn tới tụt lợi. Với những người có hàm răng mọc lệch, khớp cắn hô vẩu cũng hay gặp tình trạng này.

3. Đánh răng sai cách

Đánh răng với lực mạnh bằng bàn chải cứng. Đánh răng theo chiều ngang lâu ngày sẽ làm mòn khuyết phần mô lợi và để lộ chân răng.

Tại sao lại bị tụt lợi
Tụt lợi chân răng có thể là do việc chải răng sai cách

4. Vệ sinh răng miệng kém

Khi lười đánh răng hoặc đánh răng quá vội vàng, không loại bỏ được hết các mảng bám sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trên răng ngày càng nhiều. Điều này góp phần hình thành nhiều cao răng dẫn đến tụt lợi.

5. Do mất răng

Khi bị mất răng lâu ngày nếu không có biện pháp khắc phục sẽ khiến xương hàm tiêu nhiều dẫn đến teo nướu. Lúc này các răng còn lại sẽ có xu hướng mọc ngã về vị trí răng mất và gây tụt lợi.

6. Do di truyền

Qua nhiều thống kê còn cho thấy tụt lợi còn có thể do cha mẹ mắc bệnh và khả năng di truyền sang cho thế hệ con cháu khá cao.

7. Do viêm nướu – nha chu

Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất của hiện tượng tụt nướu. Bệnh sẽ làm cho nướu răng bị sưng phồng, mềm, dễ chảy máu khi gặp các kích thích. Một số trường hợp còn có thể xuất hiện ổ mủ ở chân răng, áp xe.

Tại sao lại bị tụt lợi
Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tụt lợi

Cách chữa tụt lợi chân răng theo từng mức độ

Dựa trên từng mức độ tụt nướu mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

1. Răng tụt lợi dạng nhẹ, không kèm ê buốt

Khi bệnh chưa tiến triển rõ ràng, chưa xuất hiện cảm giác ê buốt răng nhiều thì cách chữa trị bệnh tụt lợi cực kỳ đơn giản:

– Thay đổi cách đánh răng nếu bạn đang đánh răng sai cách. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay tròn, để lấy sạch mảng bám thức ăn mà không làm mòn chân răng. Tuyệt đối không chải ngang vì sẽ làm nướu tụt nhiều hơn.

– Dùng nước súc miệng chứa thành phần chống khuẩn có tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng.

– Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng, tránh làm mòn kẽ răng.

– Đến nha khoa thực hiện cạo vôi làm sạch vôi răng dưới nướu, loại bỏ các ổ viêm nhiễm, phục hồi mô nha chu.

Với những bệnh nhân có men răng bị mòn khuyết và lộ nhiều chân răng thì cách chữa trị tốt nhất là hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.

Giải pháp này đem lại hiệu quả làm đầy tại vùng răng bị mòn khuyết, che lấp phần chân răng bị hở ra bên ngoài. Từ đó khắc phục nhanh chóng và hiệu quả tình trạng tụt nướu. Bệnh nhân không còn cảm thấy ê buốt, ăn uống và sinh hoạt thoải mái hơn.

Tại sao lại bị tụt lợi
Bọc răng sứ cho răng bị tụt lợi

2. Bệnh tụt lợi răng nặng, có kèm theo các biểu hiện khó chịu khác

Giai đoạn này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cảm giác ê buốt răng trở nên nghiêm trọng thì cần xác định nguyên nhân gây ra mà có phương án điều trị triệt để:

– Đa số nguyên nhân tụt lợi đều có thể điều trị được bằng cách ghép vạt lợi để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

Các giải pháp che phủ chân răng có thể áp dụng như:

  • – Ghép vạt có chân nuôi.
  • – Ghép lợi tự do tự thân.
  • – Ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.

Tùy theo mức độ tụt như thế nào, cấu trúc răng, số lượng răng và vị trí tụt lợi mà các bác sĩ sẽ có đánh giá và đưa ra phương án chữa trị ghép vạt lợi phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Tại sao lại bị tụt lợi
Ghép vạt lợi che phủ chân răng

– Tụt lợi do mất răng lâu ngày làm tiêu xương: bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước sau đó thực hiện cấy ghép Implant để phục hình lại răng đã mất. Sau đó, kiểm tra tình trạng khắc phục tụt lợi rồi mới xem xét có cần ghép vạt lợi hay không.

Tại sao lại bị tụt lợi
Cấy ghép Implant giúp phục hình răng đã mất hiệu quả

Trên thực tế, việc xác định phương pháp điều trị tụt nướu răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng thực tế của mỗi người. Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Một số phương pháp dân gian chữa tụt lợi

Nếu bệnh tụt lợi được phát hiện sớm và điều trị dần sẽ giúp cải thiện tình trạng đáng kể. Nếu chưa thể đến nha khoa để thăm khám, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian chữa tụt lợi như sau:

+ Điều trị tụt lợi bằng trà xanh

Không thể phủ nhận công dụng của trà xanh rất tốt trong các trường hợp điều trị bệnh lý răng miệng, do trong trà xanh có chứa hoạt chất Catechin, tannin được biết đến giúp cải thiện mô liết kết giữa răng và nướu.

Tại sao lại bị tụt lợi
Điều trị tụt lợi bằng trà xanh

Cách thực hiện với trà xanh cũng rất đơn giản, chỉ cần đun sôi nước trà và uống hoặc dùng nước để súc miệng sau khi chải răng mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng  tụt lợi nhanh chóng.

+ Điều trị tụt lợi bằng dầu mè

Nguyên liệu dầu mè rất dễ kiếm cũng như cách thực hiện rđơn giản được đông đảo mọi người áp dụng để chữa hở lợi chân răng. Vì thành phần chính trong dầu mè có khả năng làm lành các mô lợi tổn thương, chống viêm kháng khuẩn rất tốt.

Tại sao lại bị tụt lợi
Điều trị tụt lợi bằng dầu mè

Bạn có thể dùng dầu mè khoảng 1 – 2 muỗng canh đun ấm lên, tiếp đến dùng đánh răng như bình thường, thao tác chải răng nhẹ nhàng, hay ngậm dầu mè súc miệng vài phút sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm do tụt lợi.

+ Điều trị tụt lợi bằng hỗn hợp chanh và dầu oliu

Chanh và dầu oliu đều có hoạt chất kháng khuẩn rất tốt khi kết hợp lại để chữa tụt lợi, tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nướu, loại sạch các mảng bám tốt hơn.

Tại sao lại bị tụt lợi
Điều trị tụt lợi bằng hỗn hợp chanh và dầu oliu

Bạn có thể sử dụng 240ml nước cốt chanh trộn với 1 thìa cà phê dầu oliu để tạo thành hỗn hợp điều trị tụt chân răng. Có thê dùng để súc miệng hoặc massage nhẹ nhàng tại vị trí đó 2 lần/ tuần, kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách phòng ngừa hiện tượng tụt lợi chân răng

Để phòng ngừa nguy cơ bị tụt lợi chân răng, bạn nên thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

1. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

  • – Vệ sinh răng đúng cách kết hợp dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày.
  • – Ưu tiên dùng bàn chải đánh răng có đầu lông tròn, mềm mượt. Nên thay mới sau 2 – 3 tháng sử dụng.
  • – Có thể sử dụng nước ấm để chải răng. Thao tác chải răng cần nhẹ nhàng, tránh chải quá mạnh để không làm tổn thương vùng nướu và mô mềm.
  • – Đồng thời dùng thêm nước muối sinh lý, dung dịch súc miệng để làm sạch sâu các mảng bám còn tồn đọng trong khoang miệng.
Tại sao lại bị tụt lợi
Vệ sinh răng đúng cách mỗi ngày 2 lần

2. Từ bỏ các thói quen xấu

  • – Hạn chế tối đa hoặc cai bỏ việc hút thuốc.
  • – Không nên cắn siết hoặc nghiến răng.
  • – Tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm không tốt cho răng và lợi như các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, bánh kẹo ngọt, nước có gas, bia rượu,…
Tại sao lại bị tụt lợi
Tránh dùng các chất kích thích có hại

3. Khám răng định kỳ

Định kỳ 6 tháng nên đến nha khoa để thăm khám, kiểm tra răng miệng. Nếu có vấn đề bệnh lý phát sinh sẽ sớm có giải pháp điều trị kịp thời. Đồng thời bác sĩ sẽ cạo vôi răng giúp răng của bạn sạch khỏe để phòng ngừa các bệnh răng nướu tốt hơn.

Tại sao lại bị tụt lợi
Khám răng định kỳ tại nha khoa uy tín 6 tháng/lần

Mọi thắc mắc về bệnh tụt lợi chân răng hay có nhu cầu đặt lịch khám chữa bệnh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141. Hoặc bạn có thể đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ khám và tư vấn MIỄN PHÍ.

Xem thêm:

Tại sao lại bị tụt lợi

Tại sao lại bị tụt lợi

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.