Tại sao liên xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

1, Liên Xô ưu tiên tập trung cho phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu. Nguyên nhân, Liên Xô là nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, bị phương Tây bao vây, phong tỏa về kinh tế trong khi nền kinh tế có sự lạc hậu nhiều so với phương Tây. Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới mói có thể diễn ra. Vì vậy, tập trung cho phát triển công nghiệp nặng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề quốc phòng. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Liên Xô có thể huy động tối đa nguồn lực cho công nghiệp hóa. Cuối cùng, với đất nước mà kinh tế tiểu nông tồn tại khá phổ biến, phát triển công nghiệp nặng nhằm trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung cho nền kinh tế và có ý nghĩa quyết định với cải tạo kinh tế tiểu nông.

Từ năm 1926 đến năm 1929, Liên Xô tập trung ưu tiên cho công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ), ngành chế tạo máy móc nông nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng.

- Có máy móc nông nghiêp => sản xuất nông nghiệp phát triển và đạt năng suất cao hơn.

- Có công nghiệp nặng lượng, máy móc => thúc đẩy các ngành công nghiệp nhẹ phát triển.

- Có chú trọng công nghiệ quốc phòng => cũng cố quốc phòng vững mạnh, bảo vệ đất nước an toàn trước có thể lực chống phá.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 24

Đáp án A

Cho đến những năm đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là nước đế quốc phong kiến quân phiệt với ngành kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp và thương nghiệp mới hình thành chưa bắt kịp với các nước đế quốc khác như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Tình trạng đó cộng với tác động kéo dài của chiến tranh đế quốc và nội chiến làm cho kinh tế Liên Xô những năm sau nội chiến sa sút nghiêm trọng. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Liên Xô phải có một nền kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Chính sách Kinh tế mới đã nớ lỏng cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện để người nông dân yên tâm sản xuất nhờ đó mà đã đảm bảo an ninh lương thực và nước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu lúc này là phải xây dựng một nền công nghiệp đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các nước tư bản và thúc đẩy công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và củng cố nền quốc phòng.