Tại sao miền trung bị lũ lụt

Sự tương tác của nhiều tổ hợp thời tiết kèm áp thấp nhiệt đới và bão vào dồn dập khiến mưa lũ tại miền Trung kéo dài. Các đợt mưa lớn quá sát nhau, cứ hết đợt này đến đợt khác.

Bạn đang xem: Vì sao miền trung hay bị lũ lụt


Tại sao miền trung bị lũ lụt

Miền Trung vừa bước qua hai tuần mưa lũ lịch sử. Chưa năm nào, người dân phải nhận nhiều tin bão, áp thấp nhiệt đới vào dồn dập như thời gian qua.

Hai cơn bão (số 6, số 7), một áp thấp nhiệt đới và một vùng áp thấp liên tiếp vào Biển Đông, gây lên những trận mưa lớn chưa từng có tại khu vực.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 20 ngày đầu tháng 10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi ghi nhận lượng mưa phổ biến 1.000-2.000 mm, có nơi mưa đến 2.000-3.000 mm. Số liệu này cao gấp 3-5 lần so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổ hợp thời tiết cực đoan

Trao đổi với Zing, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, nhận định mưa lũ ở miền Trung không phải điều lạ, năm nào cũng xảy ra, nhưng mưa với lượng lớn như những ngày qua là rất bất thường.

Đợt mưa kỷ lục này xảy ra do sự kết hợp của hai hình thái thời tiết là không khí lạnh và bão, áp thấp nhiệt đới.

Tại sao miền trung bị lũ lụt

Số liệu lượng mưa 20 ngày đầu tháng 10 tại các trạm từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đều cao gấp nhiều lần so với trung bình các năm. Đồ họa: Minh Hồng.

Cụ thể, chỉ trong gần 2 tuần, khu vực đón liên tiếp hai đợt không khí lạnh. Ngoài ra, sườn phía đông của dãy Trường Sơn cũng đón một luồng gió mùa Đông Bắc đem hơi ẩm từ trên cao lục địa vào đất liền.

Tiếp đó, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập, mang nước từ Biển Đông vào cũng gây mưa.

"Đây là hai hình thái thời tiết rất điển hình gây ra mưa lớn cho Trung Bộ trong các năm. Năm nay, các hình thái này xuất hiện cùng lúc, dồn dập, tạo thành một tổ hợp thời tiết cực đoan khiến mưa lũ xuất hiện với lượng lớn và kéo dài nhiều ngày", bà Lan cho biết.

Xem thêm: Win 7 Pro Oa Là Gì - Thử Cài Bản Win 7 Pro Dell Oem Xem Có Gì Khác Lạ

So sánh với các đợt lũ lịch sử, chuyên gia lấy mốc năm 1999 và cho rằng miền Trung năm đó xảy ra lũ lớn cũng do sự kết hợp của không khí lạnh, nhiễu động gió đông và bão.

Khác với năm nay, 3 đợt lũ liên tiếp tại Trung Bộ năm 1999 trải dài qua 8 tỉnh thành, kéo dài một tháng nhưng lại có những khoảng nghỉ giữa các đợt, chứ không dồn dập như thời gian qua. Đó là lý do nhiều tỉnh miền Trung năm nay ghi nhận các đỉnh lũ lịch sử, cao hơn năm 1999.

"Chỉ một tuần lễ mà 2-3 đợt lũ liền nhau. Nước của đợt trước chưa kịp rút thì nước của đợt sau đã trút xuống. Các đợt mưa lớn quá sát nhau, cứ hết đợt này đến đợt khác", bà Lan nói.

Nói thêm về nguyên nhân nhiều nơi nước lũ xuống rất chậm dù mưa đã giảm như ở Lệ Thủy (Quảng Bình), chuyên gia cho rằng cửa sông Kiến Giang chảy qua khu vực này khá hẹp. Ngoài ra, triều cường xuất hiện khiến nước bị giữ lại, tốc độ thoát lũ chậm hơn so với các khu vực khác.

Hiện, lũ trên sông Kiến Giang đã rút xuống mức 2,93 m nhưng vẫn trên báo động 3 là 0,23 m. Đêm 22 và ngày 23/10, lũ tiếp tục xuống dưới báo động 3, tình trạng ngập lụt sẽ khả quan hơn.

Vì sao bão dồn dập?

Theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), nguyên nhân Biển Đông liên tục đón bão và áp thấp nhiệt đới trong thời gian qua là ảnh hưởng của La Nina. Đây là trạng thái bề mặt nước biển lạnh hơn một cách bất thường.

Trong những năm có La Nina, mưa bão thường xuất hiện dồn dập vào cuối năm. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến các hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên cực đoan.

Tại sao miền trung bị lũ lụt

Hình ảnh vệ tinh của bão số 8 trên Biển Đông chiều 22/10. Ảnh: Windy.

Cùng quan điểm này, bà Lan cho rằng năm miền Trung hứng lũ lịch sử 1999 cũng là một năm có La Nina. Hình thái này năm đó còn hoạt động mạnh hơn nhiều so với năm nay.

Tuy nhiên, thời gian qua, Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của một dải hội tụ nhiệt đới nối từ vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương vắt qua Thái Bình Dương và đi qua đất liền Trung Bộ.

Chuyên gia ví dải hội tụ này như một chuỗi hạt, những cơn bão và áp thấp nhiệt đới là những hạt cườm đính trên đó, hết hạt này lại đến hạt khác, liên tiếp vào Biển Đông.

Nhận định thêm về việc các cơn bão ngày càng khó lường, bà Lan cho rằng trước kia những cơn siêu bão rất ít xuất hiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhưng nhiều năm trở lại đây, hiện tượng siêu bão quét qua Philippines hoặc đổ bộ Nhật Bản ngày càng nhiều. Điều này xảy ra là hệ quả của biến đổi khí hậu.

Miền Trung mưa lũ đến bao giờ?

Nhận định về cơn bão số 8 đang hoạt động trên Biển Đông, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão có dấu hiệu suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước thời điểm tiến vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị ngày 25/10.

Dù vậy, hoàn lưu bão sẽ gây ra một đợt mưa cho các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ đêm 24/10 đến ngày 26/10. Mưa có khả năng tập trung ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh với lượng phổ biến 200-300 mm, những nơi khác mưa với lượng nhỏ hơn.

Theo ông Trần Quang Năng, lượng mưa này dù không quá lớn nhưng vẫn gây nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía tây do đất đai đều đã ngấm nước, lũ ở nhiều nơi chưa kịp rút hết. Do đó, người dân vẫn cần lưu ý về đợt mưa những ngày tới.

"Mưa lớn xảy ra trong 4 ngày cuối tháng 10 khả năng tập trung ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi", bà Lan đưa ra dự báo.

Chuyên gia cũng cho biết chưa thể khẳng định thời điểm kết thúc mưa lũ ở miền Trung, do sắp tới, khu vực tiếp tục hứng chịu nhiều tổ hợp thời tiết cực đoan. Mưa chỉ gián đoạn trong một vài ngày chứ chưa chấm dứt hoàn toàn.

Sự tương tác của nhiều tổ hợp thời tiết kèm áp thấp nhiệt đới và bão vào dồn dập khiến mưa lũ tại miền Trung kéo dài. Các đợt mưa lớn quá sát nhau, cứ hết đợt này đến đợt khác.

Tại sao miền trung bị lũ lụt

Miền Trung vừa bước qua hai tuần mưa lũ lịch sử. Chưa năm nào, người dân phải nhận nhiều tin bão, áp thấp nhiệt đới vào dồn dập như thời gian qua.

Hai cơn bão (số 6, số 7), một áp thấp nhiệt đới và một vùng áp thấp liên tiếp vào Biển Đông, gây lên những trận mưa lớn chưa từng có tại khu vực.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 20 ngày đầu tháng 10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi ghi nhận lượng mưa phổ biến 1.000-2.000 mm, có nơi mưa đến 2.000-3.000 mm. Số liệu này cao gấp 3-5 lần so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổ hợp thời tiết cực đoan

Trao đổi với Zing, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, nhận định mưa lũ ở miền Trung không phải điều lạ, năm nào cũng xảy ra, nhưng mưa với lượng lớn như những ngày qua là rất bất thường.

Đợt mưa kỷ lục này xảy ra do sự kết hợp của hai hình thái thời tiết là không khí lạnh và bão, áp thấp nhiệt đới.

Tại sao miền trung bị lũ lụt

Số liệu lượng mưa 20 ngày đầu tháng 10 tại các trạm từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đều cao gấp nhiều lần so với trung bình các năm. Đồ họa: Minh Hồng.

Cụ thể, chỉ trong gần 2 tuần, khu vực đón liên tiếp hai đợt không khí lạnh. Ngoài ra, sườn phía đông của dãy Trường Sơn cũng đón một luồng gió mùa Đông Bắc đem hơi ẩm từ trên cao lục địa vào đất liền.

Tiếp đó, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện dồn dập, mang nước từ Biển Đông vào cũng gây mưa.

"Đây là hai hình thái thời tiết rất điển hình gây ra mưa lớn cho Trung Bộ trong các năm. Năm nay, các hình thái này xuất hiện cùng lúc, dồn dập, tạo thành một tổ hợp thời tiết cực đoan khiến mưa lũ xuất hiện với lượng lớn và kéo dài nhiều ngày", bà Lan cho biết.

So sánh với các đợt lũ lịch sử, chuyên gia lấy mốc năm 1999 và cho rằng miền Trung năm đó xảy ra lũ lớn cũng do sự kết hợp của không khí lạnh, nhiễu động gió đông và bão.

Khác với năm nay, 3 đợt lũ liên tiếp tại Trung Bộ năm 1999 trải dài qua 8 tỉnh thành, kéo dài một tháng nhưng lại có những khoảng nghỉ giữa các đợt, chứ không dồn dập như thời gian qua. Đó là lý do nhiều tỉnh miền Trung năm nay ghi nhận các đỉnh lũ lịch sử, cao hơn năm 1999.

"Chỉ một tuần lễ mà 2-3 đợt lũ liền nhau. Nước của đợt trước chưa kịp rút thì nước của đợt sau đã trút xuống. Các đợt mưa lớn quá sát nhau, cứ hết đợt này đến đợt khác", bà Lan nói.

Nói thêm về nguyên nhân nhiều nơi nước lũ xuống rất chậm dù mưa đã giảm như ở Lệ Thủy (Quảng Bình), chuyên gia cho rằng cửa sông Kiến Giang chảy qua khu vực này khá hẹp. Ngoài ra, triều cường xuất hiện khiến nước bị giữ lại, tốc độ thoát lũ chậm hơn so với các khu vực khác.

Hiện, lũ trên sông Kiến Giang đã rút xuống mức 2,93 m nhưng vẫn trên báo động 3 là 0,23 m. Đêm 22 và ngày 23/10, lũ tiếp tục xuống dưới báo động 3, tình trạng ngập lụt sẽ khả quan hơn.

Vì sao bão dồn dập?

Theo ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), nguyên nhân Biển Đông liên tục đón bão và áp thấp nhiệt đới trong thời gian qua là ảnh hưởng của La Nina. Đây là trạng thái bề mặt nước biển lạnh hơn một cách bất thường.

Trong những năm có La Nina, mưa bão thường xuất hiện dồn dập vào cuối năm. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến các hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên cực đoan.

Tại sao miền trung bị lũ lụt

Hình ảnh vệ tinh của bão số 8 trên Biển Đông chiều 22/10. Ảnh: Windy.

Cùng quan điểm này, bà Lan cho rằng năm miền Trung hứng lũ lịch sử 1999 cũng là một năm có La Nina. Hình thái này năm đó còn hoạt động mạnh hơn nhiều so với năm nay.

Tuy nhiên, thời gian qua, Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng của một dải hội tụ nhiệt đới nối từ vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương vắt qua Thái Bình Dương và đi qua đất liền Trung Bộ.

Chuyên gia ví dải hội tụ này như một chuỗi hạt, những cơn bão và áp thấp nhiệt đới là những hạt cườm đính trên đó, hết hạt này lại đến hạt khác, liên tiếp vào Biển Đông.

Nhận định thêm về việc các cơn bão ngày càng khó lường, bà Lan cho rằng trước kia những cơn siêu bão rất ít xuất hiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhưng nhiều năm trở lại đây, hiện tượng siêu bão quét qua Philippines hoặc đổ bộ Nhật Bản ngày càng nhiều. Điều này xảy ra là hệ quả của biến đổi khí hậu.

Miền Trung mưa lũ đến bao giờ?

Nhận định về cơn bão số 8 đang hoạt động trên Biển Đông, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão có dấu hiệu suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trước thời điểm tiến vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị ngày 25/10.

Dù vậy, hoàn lưu bão sẽ gây ra một đợt mưa cho các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ đêm 24/10 đến ngày 26/10. Mưa có khả năng tập trung ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh với lượng phổ biến 200-300 mm, những nơi khác mưa với lượng nhỏ hơn.

Theo ông Trần Quang Năng, lượng mưa này dù không quá lớn nhưng vẫn gây nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía tây do đất đai đều đã ngấm nước, lũ ở nhiều nơi chưa kịp rút hết. Do đó, người dân vẫn cần lưu ý về đợt mưa những ngày tới.

Trong khi đó, chuyên gia Lê Thị Xuân Lan nhận định kết thúc bão số 8, Biển Đông tiếp tục đón một áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão số 9. Ảnh hưởng của hình thái này tiếp tục gây mưa cho các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ trong các ngày 28-31/10.

"Mưa lớn xảy ra trong 4 ngày cuối tháng 10 khả năng tập trung ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi", bà Lan đưa ra dự báo.

Chuyên gia cũng cho biết chưa thể khẳng định thời điểm kết thúc mưa lũ ở miền Trung, do sắp tới, khu vực tiếp tục hứng chịu nhiều tổ hợp thời tiết cực đoan. Mưa chỉ gián đoạn trong một vài ngày chứ chưa chấm dứt hoàn toàn.

'Lụt làm gạo trôi, thóc trôi, không còn thứ gì trong nhà' "Ăn uống thì chỉ có mì tôm. Lụt làm gạo trôi, thóc trôi, không còn thứ gì trong nhà. Đây là đợt lũ lịch sử, xưa nay chưa từng có", ông Nguyễn Đức Thuận (Quảng Bình) nói.