Tại sao ngân hàng phát hành trái phiếu

Mười tháng đầu năm nay, nhóm doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu thị trường về giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp với 163,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,4% toàn thị trường.

Con số trên được Hiệp hội Thị trường trái phiếu [VBMA] vừa công bố, còn theo một thống kê khác của FiinRatings, tính đến hết tháng 6/2021, trái chủ của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chủ yếu là ngân hàng với 28,5% tổng giá trị phát hành tại nhóm này.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 16/2021/TT- NHNN thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.

LẠM DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Theo các chuyên gia, Thông tư 16 chỉ tập trung vào giao dịch trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Tức, thông tư này không ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường sơ cấp và thứ cấp của trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.

Và với tỷ lệ sở hữu như đã nêu trên, các chuyên gia cho rằng, động thái của Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn vốn tín dụng đổ vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Tại sao phải quy định như vậy?

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng ngành ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như: lượng tiền gửi giảm mạnh, nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, bị cạnh tranh dịch vụ bởi các công ty Fintech… Đặc biệt, rủi ro liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng đang hiện hữu.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản thường dùng chiêu “tay không bắt giặc”, nhưng điều này lại không thể áp dụng khi vay vốn tại ngân hàng. Bởi lẽ, điều kiện vay vốn tại ngân hàng rất chặt [như: cần tài sản thế chấp, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch trả nợ…], vì vậy, phương án huy động vốn tốt nhất là thông qua phát hành trái phiếu.

Đồng thời, khi phát hành trái phiếu, dòng tiền của doanh nghiệp cũng không bị kiểm soát. Nó có thể được doanh nghiệp phát hành tùy ý sử dụng mà các trái chủ không thể biết. Nhiều trường hợp, chủ đầu tư huy động trái phiếu để hoàn thành một dự án nhưng lấy khoản tiền đó để mua dự án khác, hay đem tiền đi đầu tư.

Điều này dẫn đến việc, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu có dòng tiền âm, ngoại trừ dòng tiền tài chính đang được hỗ trợ từ tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, tăng trưởng trên thị trường chứng khoán đang nóng và khó dự báo trong năm 2022, lạm phát đang là mối đe dọa lớn với thị trường. Các nhà đầu tư dường như đang đứng giữa ngã ba đường, nửa muốn đầu tư bảo toàn vốn, nửa muốn đầu tư để sinh lời [đầu tư vào sản xuất, chứng khoán] mà không biết cân nhắc thế nào.

“Chỉ cần thị trường chứng khoán hơi mất cân bằng, tài chính của các doanh nghiệp bất động sản khó lòng ổn định, ảnh hưởng tới khả năng trả lãi vay cho trái chủ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 16 là việc cần thiết và đã được dự báo từ trước, nhằm hạn chế vốn tín dụng đổ quá nhiều vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản”, ông Nghĩa đánh giá.

Một báo cáo của FiinRatings cũng chỉ ra, trong bối cảnh kênh tín dụng truyền thống bị siết chặt, kênh trái phiếu sẽ tiếp tục đóng vai trò là nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp bất động sản, nhất là doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Tuy nhiên, năng lực trả nợ vay của các đơn vị phát hành bất động sản chưa niêm yết hiện đang rất yếu.  “Các chỉ số đánh giá năng lực trả nợ vay và đòn bẩy đều đang ở mức đáng báo động”, FiinRatings nhấn mạnh. Điều này thể hiện ở mức độ đòn bẩy tài chính [Nợ vay ròng/Vốn chủ sở hữu] hiện ở mức lên tới 8,1 lần, trong khi các doanh nghiệp niêm yết chỉ ở mức 2,5 lần.

Hiện, cơ cấu trái phiếu chiếm khoảng 46% tổng nợ vay của các doanh nghiệp bất động sản, do đó chất lượng tín dụng của các đơn vị này không chỉ là vấn đề của thị trường trái phiếu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

"BA LẰN RANH ĐỎ" PHIÊN BẢN VIỆT

Theo chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long, Thông tư 16 của Ngân hàng Nhà nước đề cập đến ba vấn đề chính và nó giống như “ba lằn ranh đỏ” phiên bản Việt [nhưng mức độ nhẹ] tạo van nắn dòng vốn tín dụng không chảy vào lĩnh vực nóng, có thể gây bất ổn vĩ mô.

Thứ nhất, các ngân hàng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích đảo nợ hoặc phát hành để thâu tóm doanh nghiệp khác.

Thứ hai, không được mua trái phiếu phát hành với mục đích đầu tư vào doanh nghiệp khác, đây là nghiệp vụ LBO - Leveraged Buyout [vay để thâu tóm].

Thứ ba, không được mua lại trái phiếu vừa bán, chỉ được mua lại sau 12 tháng.

Bình luận chi tiết hơn, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup, cho rằng việc không cho ngân hàng mua trái phiếu để cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp là để tránh hiện tượng đảo nợ giữa tín dụng và trái phiếu. Đồng thời, việc ngân hàng bơm tiền ra để giúp doanh nghiệp trả nợ cho trái chủ thì cũng rủi ro hơn cho hệ thống ngân hàng, vì chưa có đánh giá tín nhiệm hoặc không rõ doanh nghiệp dùng tiền làm gì một cách cụ thể như yêu cầu của hoạt động tín dụng cho vay thông thường.

Ông Thuân cho biết thêm, riêng quy định không cho mua trái phiếu của nhà phát hành với mục đích đầu tư vào doanh nghiệp khác là hoàn toàn cần thiết. Vì đầu tư vốn cổ phần thì lợi nhuận là thu cổ tức, dòng tiền này thường thấp hơn và lâu thu hồi hơn là kỳ vọng từ dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường với nguồn tín dụng được cấp.

Mặt khác, không phải ngân hàng nào cũng có nghiệp vụ và năng lực để làm tốt nghiệp vụ đầu tư. Rủi ro sẽ xuất hiện như kiểu Lehman Brothers đã phá sản, hoặc chỉ làm động cơ cho việc ngân hàng bơm vốn để thực hiện cho các tập đoàn liên quan nhằm thâu tóm công ty dự án bất động sản.

Còn quy định không cho ngân hàng mua lại trái phiếu trong vòng 12 tháng sau khi đã bán lô/đợt trái phiếu mà ngân hàng đó đã bán trước đó, theo ông Thuân, là để tránh các ngân hàng dùng nghiệp vụ mua lại [repo] để bán đi [và cam kết mua lại] chỉ để có được room tín dụng mới lớn hơn về quy mô được giải ngân trong kỳ tới.

Ngoài ra, ông Thuân còn cho rằng, có 2 nội dung khác cũng cần phải chú ý. Trong đó, với quy định chỉ các ngân hàng có nợ xấu dưới 3% mới được mua trái phiếu doanh nghiệp là do Ngân hàng Nhà nước e ngại các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi ôm trái phiếu vốn có rủi ro lớn hơn rủi ro tín dụng thông thường vì kỳ hạn dài và điều kiện phát hành không chặt chẽ như điều kiện cho vay.

Ngoài ra, việc không cho ngân hàng mua trái phiếu của các doanh nghiệp đã nằm trong nhóm nợ xấu theo phân loại của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia [CIC] chủ yếu để tránh chiều ngược lại, tức là ngân hàng bơm tiền ra mua trái phiếu để doanh nghiệp trả nợ ngân hàng khác. Hiểu đơn giản, hạn chế đảo nợ và tiền cứ lòng vòng trong hệ thống thay vì đi vào sản xuất kinh doanh.

Trong lĩnh vực tài chính, trái phiếu ngân hàng có thể coi là kênh đầu tư sinh lời được nhiều người quan tâm hiện nay. Không chỉ bởi sự an toàn như gửi tiết kiệm dài hạn mà mức lãi suất dành cho nhà đầu tư cũng khá cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu trái phiếu ngân hàng là gì? Và đầu tư như thế nào? 

Trái phiếu ngân hàng được xem là công cụ tuyệt vời để tạo ra thu nhập, là hình thức đầu tư an toàn được nhiều cá nhân và tổ chức ưu tiên lựa chọn.

Trái phiếu ngân hàng là loại trái phiếu mà đơn vị phát hành là ngân hàng. Mục đích phát hành là huy động vốn lớn trong thời gian ngắn.

Trái phiếu ngân hàng giúp nhà đầu tư có cơ hội đầu tư an toàn như gửi tiết kiệm nhưng mức lãi suất cao hơn. Các ngân hàng có độ uy tín và tình hình kinh doanh ổn định hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Ngân hàng là nhóm tổ chức phát hành trái phiếu lớn thứ hai trên thị trường chỉ sau nhóm bất động sản, với tổng giá trị phát hành lên tới hơn 50 nghìn tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021.

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn. Một số cái tên phổ biến như:

  • Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [Techcombank]
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [VietinBank]
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu [ACB]
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh [HDB]
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV]
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] 
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam [Agribank]
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông [OCB] 
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong [TPB]
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam [MSB] 
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng [VPB]
  • ….

Tùy thuộc vào thời gian rảnh rỗi của khoản tiền đầu tư để bạn lựa chọn ngân hàng phù hợp để mua trái phiếu. 

BIDV là ngân hàng phát hành nhiều trái phiếu nhất với 15,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm. Kỳ hạn thực hiện quyền mua trung bình của các ngân hàng thường từ 2 – 5 năm với mức lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 5 – 6%/năm – cao hơn lãi suất tiền gửi gần 2% và các kỳ sau cũng cộng thêm biên độ từ 0,6 – 1,2%/năm. 

Xếp sau BIDV là hai ngân hàng tư nhân HDBank và VPBank với lượng trái phiếu phát hành lần lượt đạt 8.500 tỷ và 7.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm với kỳ hạn bình quân từ 2,83 đến 3 năm, lãi suất từ 5,93% – 6,06%.

VIB, TPBank và OCB là những ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu từ 3.000 tỷ đến dưới 4.000 tỷ đồng trong 6 tháng qua. Nhóm ngân hàng này cũng chủ yếu phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 – 5 năm, lãi suất 5,9 – 6,88%/năm.

Một số ngân hàng đã lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu rộng rãi ra công chúng, bên cạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp như trước kia. Bạn có thể tham khảo trái phiếu của các ngân hàng sau đây:

Vietcombank là ngân hàng lâu đời và luôn nằm trong TOP các ngân hàng uy tín nhất lại Việt Nam. Với mục tiêu cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính tốt nhất cho khách hàng, Vietcombank đã đem đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn thông qua hình thức Trái phiếu ngân hàng.

Tuy nhiên, trái phiếu Vietcombank phát hành trong thời gian khá lâu. Đợt đầu tiên là 2 năm, đợt 2 kỳ hạn 10 năm nhưng đã kết thúc. Vậy nên, trái phiếu Vietcombank chỉ phù hợp với các nhà đầu tư muốn an toàn và đầu tư dài hạn. Còn nguồn vốn của bạn chỉ rảnh rỗi tầm vài tháng hoặc 1 – 2 năm thì khá khó để mua trái phiếu Vietcombank.

Lợi tức của trái phiếu Vietcombank luôn ở mức cao:

  • Đợt 1: Phát hành năm 2002 ngân hàng trả lãi suất 8.5%/năm
  • Đợt 2: Lãi suất trái phiếu cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm trung bình 12 tháng 1%.

Ưu điểm của trái phiếu ngân hàng Vietcombank là tính thanh khoản cao, ngân hàng phát triển nhanh, bền vững và luôn trong top đầu. Vì vậy, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm với số vốn bỏ ra.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, là một cái tên khá nổi bật trong thương hiệu các ngân hàng hiện nay mà bạn không thể bỏ qua. Hiện nay, ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE, với tiềm lực tài chính lớn, được đánh giá là ngân hàng tiềm năng nên trái phiếu ngân hàng trong thời gian tới sẽ ổn định.

Ưu điểm khi mua trái phiếu Techcombank là sản phẩm an toàn, rủi ro thấp và linh hoạt. Lãi suất khi mua trái phiếu Techcombank khá cao, trên 7,1% / năm, có thể linh hoạt trong 1 năm và bán lại hoặc gia hạn thêm 1 năm nếu có nhu cầu. Hiện nay TechcomBank quy định số tiền tối thiểu để đầu tư là 100 triệu đồng với kỳ hạn đầu tư từ 6 tháng trở lên. 

Vietinbank là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam sở hữu 50% vốn nhà nước. Hoạt động kinh doanh của VietinBank đang khá tốt, tăng trưởng bền vững và có nhiều thay đổi theo hướng công nghệ 4.0 nên hứa hẹn sẽ phát triển bền vững.

Trái phiếu mới phát hành của Vietinbank cũng có lợi suất hấp dẫn với trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm. Đặc biệt, lãi suất trái phiếu VietinBank được điều chỉnh định kỳ: 

  • Đối với khách hàng doanh nghiệp: 6,3% / năm
  • Đối với cá nhân: Chỉ từ 4,5 – 5,2% với kỳ hạn từ 3 – 6 tháng

Giá trái phiếu sẽ phụ thuộc vào từng đợt phát hành, để mua được trái phiếu bạn cần theo dõi thông tin của ngân hàng phát hành vì không phải lúc nào cũng phát hành ra thị trường.

Ngoài ra, khi sở hữu trái phiếu VietinBank, khách hàng có quyền tự do chuyển nhượng hoặc cho/tặng người khác. Có thể đưa trái phiếu vào danh mục tài sản thừa kế cho người thân hoặc sử dụng như một tài sản bảo đảm, thế chấp… khi có nhu cầu tài chính. Số tiền tối thiểu để giao dịch trái phiếu VietinBank từ 10 triệu đồng. 

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV là lựa chọn không thể bỏ qua của các nhà đầu tư trái phiếu. Năm 2020, BIDV tiếp tục là đơn vị phát hành nhiều nhất với 15,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm.

Tất cả đều là trái phiếu đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 và BIDV có thể mua lại trước hạn sau 1-5 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10 năm kể từ ngày phát hành. Nếu BIDV không thực hiện quyền mua lại trái phiếu, lãi suất các kỳ tiếp theo sẽ tăng lên rất cao.

Nếu tính theo kỳ hạn thực hiện quyền mua, số trái phiếu BIDV phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 có kỳ hạn bình quân chỉ là 2,34 năm. Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm – cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm gần 2% và các kỳ sau cũng cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2% / năm.

Trên thực tế, BIDV phát hành trái phiếu nhiều nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã mua lại trái phiếu của mình. Như vậy, tính thanh khoản của trái phiếu cao nhưng không thích hợp với các nhà đầu tư lâu dài. Cụ thể, năm 2019 bên BIDV phát hành trái phiếu nhưng đến tháng 10 và 11/2020 thì đã bắt đầu tiến hành mua lại trái phiếu.

Agribank [Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam] có 100% vốn nhà nước. Vậy nên xét về mức độ an toàn và ít rủi ro nhất thì không có ngân hàng thương mại nào có thể vượt qua. Vậy nên trái phiếu ngân hàng Agribank là lựa chọn của các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn.

Đặc điểm của trái phiếu ngân hàng Agribank là có lãi suất tương đối cao và tùy thuộc vào lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng. Nếu các ngân hàng khác, phát hành trái phiếu thường cao hơn 1% so với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, thì đối với Agribank mức lãi suất trái phiếu cao hơn 1,2%/năm so với gửi tiết kiệm ngân hàng. 

Không sai khi nói trái phiếu ngân hàng là kênh đầu tư an toàn. Nhưng trên thực tế, kênh đầu tư nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Với trái phiếu khi quyết định xuống tiền bạn phải chấp nhận một số rủi ro như lãi suất, rủi ro tái đầu tư và lạm phát. 

Lãi suất và giá trái phiếu trên thị trường chứng khoán có mối quan hệ nghịch đảo. Khi lãi suất giảm, giá trái phiếu trên thị trường thường sẽ tăng lên. Ngược lại, lãi suất tăng thì giá trái phiếu có xu hướng giảm.

Ngoài ra, lợi tức nhà đầu tư nhận được từ việc mua trái phiếu thường dựa trên lãi suất gửi tiết kiệm của ngân hàng. Vậy nên trong bối cảnh các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất như hiện nay, lãi suất trái phiếu cũng không còn hấp dẫn như trước, khoản đầu tư của bạn thu về mức lợi nhuận giảm đi khá nhiều. Vì vậy, trước khi mua, nhà đầu tư cần cân nhắc đến mức lãi suất và kỳ hạn trái phiếu bởi nó ảnh hưởng tới quyền lợi được nhận sau này.

Một rủi ro khác mà các nhà đầu tư trái phiếu phải đối mặt đó là rủi ro tái đầu tư. Họ phải tái đầu tư số tiền thu được, với tỷ lệ thấp hơn những gì mà họ đã kiếm được trước đó. Mà biểu hiện của rủi ro này là khi, lãi suất giảm theo thời gian và ngân hàng phát hành đồng thời thực hiện mua lại các trái phiếu đó. Khi đó, trái chủ nhận được khoản thanh toán gốc, thường ở mức cao hơn một chút so với mệnh giá. 

Tuy nhiên, nhược điểm là nhà đầu tư sau đó sẽ để lại một đống tiền mặt [tiền vốn trái phiếu được nhà phát hành mua lại] mà có thể không tái đầu tư được với tỷ lệ tương đương.

Ví dụ: Mua trái phiếu 1 tỷ đồng với kỳ hạn 2 năm với mức lãi suất 8%. Nhưng hết năm thứ nhất ngân hàng phát hành đã mua lại trái phiếu, khi đó nhà đầu tư không còn được hưởng 8% lãi suất trái phiếu nữa. Nhà đầu tư có thể đem gửi ngân hàng nhưng lãi suất chỉ là 6%. Như vậy, họ đã bị mất một khoản không hề nhỏ. Ảnh hưởng tới lợi nhuận đầu tư trong một khoảng thời gian. 

Khi đầu tư trái phiếu ngân hàng, nhà đầu tư sẽ nhận được mức lãi suất được xác định trước. Tuy nhiên, nếu chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng nhanh hơn so với mức tăng lãi suất, thì sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm.

Hiểu một cách đơn giản, nếu một nhà đầu tư kiếm được mức lợi suất 5% khi đầu tư trái phiếu, nhưng lạm phát năm đó tăng lên đến 6%, thì lợi suất thực sự của nhà đầu tư chỉ còn là -1%.

Các rủi ro này có thể xảy ra, nhưng không phổ biến. Bởi tại Việt Nam, lạm phát thường được kiềm chế ở mức từ 2 – 3% trong ngưỡng cho phép. Vậy nên trái phiếu ngân hàng vẫn là kênh có khả năng thu hồi vốn cao và sinh lời dương. 

Trái phiếu ngân hàng không phải là sản phẩm lúc nào cũng có. Vì vậy, để mua được trái phiếu ngân hàng bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin đợt phát hành trái phiếu trên website của ngân hàng muốn mua.

Cụ thể về điều kiện và nơi giao dịch và thủ tục mua trái phiếu ngân hàng như sau: 

Để mua trái phiếu ngân hàng nhà đầu tư cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

  • Có tài khoản lưu ký tại ít nhất một công ty chứng khoán;
  • Có tài khoản thanh toán tại 1 ngân hàng, tại ngân hàng mua trái phiếu thì càng tốt;
  • Số dư trong tài khoản lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng 1 trái phiếu của ngân hàng đó;
  • Tùy ngân hàng mà mỗi đợt phát hành trái phiếu sẽ có quy định riêng. Tại một số ngân hàng lớn, đôi khi trái phiếu của họ chỉ phát hành cho doanh nghiệp hoặc các khách hàng lớn của đơn vị.

Để mua trái phiếu ngân hàng khách hàng có thể: 

  • Đến trực tiếp tại chi nhánh giao dịch của ngân hàng phát hành bất kỳ
  • Mua trái phiếu tại các công ty môi giới chứng khoán: Một số ngân hàng phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán vậy nên mọi người có thể mua trên đó.

Thủ tục mua trái phiếu rất đơn giản, bạn chỉ cần có đủ vốn và CMND/CCCD. Sau đó, nhân viên ngân hàng hoặc môi giới sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Thủ tục gồm: 

  • Giấy CMND bản gốc + bản photo
  • Giấy chứng minh mục đích mua trái phiếu
  • Giấy phép kinh doanh[ nếu có]
  • Mẫu đơn mua trái phiếu theo mẫu của ngân hàng

Nửa cuối năm 2021, dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, khi số lượng người mắc bệnh vẫn gia tăng trên thế giới và cả Việt Nam. Tình hình kinh tế khó phục hồi tốt, vậy nên nhiều người cho rằng trái phiếu ngân hàng là kênh trú ẩn an toàn cho những đồng tiền nhàn rỗi. 

Thực tế cũng có thể chứng minh điều đó đúng ít nhất là tại thời điểm biến động như hiện nay. Việc chọn đến các kênh đầu tư an toàn là phù hợp cho những nhà đầu tư mới chưa muốn mạo hiểm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về trái phiếu ngân hàng. Hi vọng rằng đã phần nào mở ra góc nhìn đa chiều hơn về đầu tư nói chung và trái phiếu ngân hàng nói riêng. Chúc bạn có những lựa chọn sáng suốt và đầu tư thành công trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn này!

Video liên quan

Chủ Đề