Tại sao người Khmer không thích bị gọi la Miên

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc
Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh
Hoạt động của UBDT
Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011
Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa
Khóa XI Khóa XII
Các Dân tộc Việt Nam
Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam
Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc
Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt
Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online
Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo
Tin Hoạt động
Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp
Chủ trương - Chính sách
Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá
Thời sự - Chính trị
Trong nước Quốc tế
Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội
Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi
Y tế - Giáo dục
Y tế Giáo dục
Văn hoá - Thể thao
Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực
Công nghệ - Môi trường
Công nghệ Môi trường
Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

27/12/2006
Phiên âm, đọc tên dân tộc Khmer
Mỗi dân tộc đều có tộc danh riêng của mình. Cách gọi tộc danh của từng dân tộc thường theo âm của ngôn ngữ dân tộc đó. Tộc danh của mỗi dân tộc là một danh từ riêng có tính trân trọng. Tên gọi tộc danh của mỗi dân tộc, dù dân số ít hay nhiều đều gắn liền với những tình cảm thiêng liêng của người dân tộc thuộc tộc danh đó. Tâm lý chung của các dân tộc, ai cũng mong muốn mọi người đều gọi đúng và trân trọng tên của dân tộc mình. Thông thường, người cùng dân tộc hoặc người biết ngôn ngữ của dân tộc nào thì sẽ phát âm chuẩn về tên gọi tộc danh của dân tộc đó. Đối với một quốc gia có nhiều dân tộc, các dân tộc muốn gọi tên tộc danh của nhau đòi hỏi phải có cách gọi theo ngôn ngữ của dân tộc mình hoặc dựa vào cách phiên âm quốc tế hoặc cách phiên âm theo ngôn ngữ phổ thông của quốc gia đó. Thậm chí còn gọi theo cách dịch nghĩa hoặc phiên âm bằng cách đọc trại ra theo một cách hiểu nào đó.

Trong quan hệ cuộc sống, cách gọi tộc danh của dân tộc này đối với tộc danh của dân tộc khác nhìn chung là trung tín, không biểu lộ sắc thái tình cảm, không thể hiện cách cư xử hoặc quan điểm chính trị. Nhưng cũng có lúc vì một lý do nào đó, cách gọi sẽ tiềm ẩn những ý nghĩa không tốt. Để lại ấn tượng xấu trong quan hệ dân tộc, điều đó, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, khai thác, kích động.

Từ trước đến nay, các dân tộc gọi tộc danh của người Khmer Nam Bộ với nhiều tên gọi khác nhau. Trước ngày giải phóng 30/4/1975, ta gặp các tên gọi như: Khmer, Cul, Cur, Miên, Cao Miên, Việt gốc Miên, Thổ, Khmer Krom, người K Sau ngày giải phóng 1975, có nơi vẫn còn gọi là người Miên. Từ khi có Chỉ thị 117-CT/TW, ngày 29/9/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tên dân tộc Khmer được Chỉ thị nêu rõ là dùng tên người Khmer hoặc đồng bào Khmer; tránh gọi những tên không đúng hoặc có ý miệt thị như: Miên, Đàn Thổ, Việt gốc Miên, người K

Hiện nay, cách gọi tộc danh các dân tộc, nhìn chung đa số là đúng tên gọi truyền thống của dân tộc, được đồng bào dân tộc đồng tình. Nhưng cũng có trường hợp do ngẫu nhiên trong cách phiên âm theo âm tiếng Việt [tiếng phổ thông] trùng với một số âm, từ có nghĩa không tốt hoặc dung tục làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và tâm lý của đồng bào. Do vậy, khi gọi tên dân tộc làm cho người dân tộc đó cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm thấy như bị xem thường, bị nhục mạ, bị miệt thị.

Trường hợp tộc danh của dân tộc Khmer gọi theo Chỉ thị 117-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng là rất hợp với tâm lý của đồng bào dân tộc Khmer. Tuy vậy, do cách viết, cách phiên âm và cách đọc khác nhau; có nơi phiên âm và đọc không đúng làm cho đồng bào, sư sãi Khmer cảm thấy như bị miệt thị. Hiện nay, một số tờ báo, tạp chí và một số văn bản viết vẫn còn phiên âm tên dân tộc Khmer thành Khơ-me. Có người đọc chậm lại thành Khờ, me. Từ đó, có người pha trò tách từ, dịch nghĩa thành: Khờ là ngu, me là trái me và giải thích khi me chín thì sẽ dốt. Ghép nghĩa lại gọi thành dân tộc ngu dốt. Một cách gọi tên dân tộc làm cho đồng bào và sư sãi Khmer cảm nhận như là bị xúc phạm, miệt thị dân tộc.

Trong điều kiện chưa có cơ quan chức năng được Nhà nước giao thẩm quyền quyết định tên gọi của các dân tộc, thì đề nghị các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp cần tôn trọng ý kiến các dân tộc khi gọi tên, viết tên, phiên âm tộc danh của một dân tộc nào đó. Tránh tình trạng chỉ dựa vào nguyên tắc phiên âm theo tiếng phổ thông [tiếng Việt] một cách đơn thuần để dẫn đến cách gọi tộc danh của một dân tộc với một nghĩa không tốt hoặc có tính dung tục trong đó, tạo ra mặc cảm, gây tâm lý không thoải mái của đồng bào dân tộc.

Đối với dân tộc Khmer, xin kiến nghị trên các văn bản Nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng gọi và viết thống nhất chung là Khmer. Nó vừa phù hợp với tâm lý, ngôn ngữ dân tộc vừa đúng theo cách gọi và cách viết của quốc tế hiện nay.

Ngoài dân tộc Khmer, còn một số dân tộc thiểu số khác ở nước ta, trong cách phiên âm, cách gọi tên vẫn có thể trùng ngẫu nhiên với những âm, từ của tiếng phổ thông [tiếng Việt] có ý nghĩa không hay. Đề nghị Uỷ ban Dân tộc đề xuất với Trung ương và Chính phủ nên giao cho một Hội đồng hoặc một tổ chức nào đó có trách nhiệm nghiên cứu, xác định tộc danh, cách phiên âm, cách gọi thống nhất để tránh xúc phạm và ảnh hưởng đến tâm lý dân tộc.

Sơn Phước Hoan

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 64,289,531

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề