Tại sao nổi nhiều nốt ruồi

Cập nhật: 14/05/2019 11:51 | Người đăng: Lường Toán

Thông thường, nốt ruồi xuất hiện khi còn nhỏ và trước 25 tuổi. Chúng có nhiều loại tùy vào hình dạng và kích thước. Hầu hết những nốt ruồi này đều vô hại, tuy nhiên ở một vài trường hợp thì nốt ruồi này còn là biểu hiện của một số bệnh. Vậy tự nhiên mọc nốt ruồi có sao không? Và cần lưu ý những gì. Bài viết này có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Nguyên nhân xuất hiện nốt ruồi đột ngột

Tự nhiên mọc nốt ruồi là tình trạng không ít người gặp phái r. Những nốt ruồi này là những đốm nhỏ màu trên da do các tế bào Melanocytes gây nên. Các tế bào này sẽ có trách nhiệm sản xuất ra Melanin và những sắc tố cung cấp cho da với màu sắc tự nhiên của nó. Sự xuất hiện của một nốt ruồi là do các tế bào Melanocyte Nevus tập trung các tế bào sắc tố.

Tại sao nổi nhiều nốt ruồi
Tự nhiên mọc nốt ruồi có sao không?

Nguyên nhân gây nên sự xuất hiện của nốt ruồi trong độ tuổi trưởng thành không được thấy rõ. Tuy nhiên bên cạnh những nốt ruồi lành tình còn có một số loại do ung thư.

Tự nhiên mọc nốt ruồi ở mặt lành tính là do đột biến gen BRAF gây nên với tỉ lệ 78%.

Những tương tác của tia cực tím  ( nhân tạo hay tự nhiên) với những DNA gây ra những tổn thương di truyền và có khả năng phát triển khối u ác tính và các bệnh ung thư da khác. Trường hợp này có thể xảy ra với trẻ em tuổi thơ ấu hay trong độ tuổi trưởng thành.

Tham khảo thêm:

Tổng hợp những nguyên nhân tăng khả năng tự nhiên mọc nốt ruồi:

  • Da trắng và tóc sáng hoặc đỏ
  • Có tiền sử gia đình
  • Tương tác với một số loại thuốc ức chế hệ miễn dịch của bạn
  • Một số loại thuốc khác như kháng sinh, hoocmon đáp ứng với cơ thể bạn
  • Thuốc trầm cảm, đột biến gen
  • Do tuổi tác
  • Do phơi nắng hoặc cháy nắng

Ở độ tuổi trưởng thành, một nốt ruồi mới có nhiều khả năng gây ung thư. Tính đến năm 2017 có một số đánh giá cho rằng có đến 70.9% các khối u ác tính được phát sinh từ nốt ruồi mới. Do vậy hiện tượng tự nhiên mọc nốt ruồi tại bất kỳ vị trí nào ở cơ thể cũng cần phải được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra.

Vậy tự nhiên mọc nốt ruồi có sao không?

Tự nhiên mọc nốt ruồi ở độ tuổi trưởng thành hay sự biến đổi nốt ruồi cũ cũng cần phải đưa đi gặp các bác sĩ để được thăm khám. Đặc biệt nhất là những trường hợp nốt ruồi bị ngứa, đau, chảy máu, chảy nước thì cần đi thăm khám gấp.

Trong tất cả những nguy hại của nốt ruồi thì ung thư hắc tố được xem là nguy hiểm nhất với làn da của bạn. Tuy nhiên chúng có thể là ung thư tế bào đáy hoặc tế bào vảy. Những nốt ruồi này xuất hiện tại những vị trí hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, đầu…

Những triệu chứng phát hiện nốt ruồi do khối u ác tính

  • Hình dáng không đối xứng. Một nửa nốt ruồi là khác nhau
  • Biên không đều. Nốt ruồi có đường viền không đều.
  • Màu sắc . Nốt ruồi đã thay đổi màu sắc hoặc có nhiều hoặc nhiều màu hỗn hợp.
  • Đường kính . Nốt ruồi trở nên lớn hơn – đường kính hơn 1/4 inch.
  • Tiến hóa . Nốt ruồi luôn thay đổi kích thước, màu sắc, hình dạng hoặc độ dày.

Việc kiểm tra qua da cũng dễ dàng phát hiện được những sự thay đổi của nốt ruồi.Trong đó, những khối u ác tính thường xuất hiện ở cánh tay và bàn chân của phụ nữ.

Đối với nam giới, các khối u ác tính thường xuất hiện ở cổ, đầu, lưng và thân.

Bên cạnh đó những người không phải da trắng thì khối u ác tính cũng phát triển ít hơn. Tuy nhiên khi xuất hiện dấu hiệu bất thường dưới đây thì những người không phải người da trắng cũng cần phải đi kiểm tra:

  • Tự nhiên mọc nốt ruồi ở bàn chân
  • Tự nhiên mọc nốt ruồi ở lòng bàn tay
  • Mọc nốt ruồi ở giữa các ngón tay, ngón chân
  • Nốt ruồi tự nhiên xuất hiện ở móng tay, móng chân.

Tổng hợp những loại nốt ruồi phổ biến nhất hiện nay

Việc phát hiện những biểu hiện bất thường hay các dạng nốt ruồi giúp bạn xác định được tình trạng bệnh. Bạn cũng không nên vội vàng đi thăm khám bởi các bác sĩ, nó sẽ gây lãng phí tiền bạc và thời gian của bạn. Thay vào đó, bạn có thể dựa vào các loại dưới đây để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Tại sao nổi nhiều nốt ruồi
Nốt ruồi mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Loại 1: Những nốt ruồi bẩm sinh

Những loại nốt ruồi dị tật bẩm sinh này có khả năng cao phát triển thành ung thư sắc tố, đặc biệt là những loại nốt ruồi có kích thước to. Do vậy khi bản thân gặp phải những loại nốt ruồi này thì cần phải đi thăm khám bác sĩ ngay.

Loại 2: Những loại nốt ruồi không điển hình

Những loại nốt ruồi không điển hình này thường xuất hiện ở những người da trắng, và được nhận định là lành tình. Đặc điểm phân biệt loại nốt ruồi này là chúng không đồng đều về màu sắc với một màu nâu sẫm hơn, các cạnh không đều màu và có viền trắng, đỏ, đen xung quanh. Về cơ bản, tự nhiên mọc nốt ruồi không điển hình bạn không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên bạn cũng nên bảo vệ da khỏi những tia UV có hại và theo dõi sự thay đổi về màu sắc, kích thước nốt ruồi để đi khám.

Loại 3: Nốt ruồi thu được

Trong tất cả các loại nốt ruồi thì nốt ruồi thu được là loại phổ biến nhất. Chúng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nguyên nhân chính là do phơi nắng. Tự nhiên mọc nốt ruồi thu được thường rất lành tính, ít có nguy cơ cảnh báo ung thư.

Về cơ bản thì việc tự nhiên mọc nốt ruồi đều là lành tính, bạn không cần phải quá lo lắng. Trong một số trường hợp đặc biệt kể trên thì các bạn nên đi thăm khám bác sĩ tìm ra nguyên nhân, dạng bệnh và cách điều trị phù hợp nhất.

Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tự nhiên mọc nốt ruồi trên cơ thể mình. Nếu có thắc mắc nào, hãy liên hệ với ban tư vấn Trường Cao Đẳng Y Dược HCM để được giải đáp nhé.

Ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu,… nốt ruồi được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương – cho biết nốt ruồi là tên gọi để chỉ các nốt đen, nâu trên da. Nhiều bệnh lý có thể gây nên các nốt này. Tuy nhiên, nốt ruồi được hiểu thông dụng nhất là các bớt sắc tố.

Nốt ruồi bắt đầu mọc từ khi nào?

Theo bác sĩ Sơn, có hai dạng nốt ruồi (bớt sắc tố) là bẩm sinh và mắc phải. Nốt ruồi bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ vừa chào đời hoặc trong khoảng thời gian trước 2 tuổi. Nốt ruồi mắc phải xuất hiện sau 2 năm đầu, nhưng bản chất của chúng vẫn có nguồn gốc từ bào thai. Đa số nốt ruồi mọc sau giai đoạn 2 tuổi.

Tại sao nổi nhiều nốt ruồi

Tại sao nốt ruồi có các màu khác nhau?

Lý giải nguyên nhân nốt ruồi có các màu khác nhau như đen, nâu, xanh,… thạc sĩ Sơn cho hay các tế bào sắc tố chứa các hoạt chất có màu khác nhau, tùy theo vị trí, mức độ đậm đặc của các sắc tố, độ nông sâu của nốt ruồi mà chúng có biểu hiện màu ra bên ngoài khác nhau. Trong đó, đa số là màu đen, một số ít có màu nâu. Về bản chất, các nốt ruồi là giống nhau.

Những vị trí dự báo ung thư?

Bác sĩ Sơn cảnh báo do bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Bên cạnh đó, ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… nốt ruồi cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Các nốt ruồi ở vị trí khác khi có sự thay đổi nhất định cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo ung thư.

– Thay đổi về kích thước: Những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.

– Thay đổi về màu sắc: Đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.

– Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang nhẵn nhui, nhô hẳn lên.

– Thay đổi về ranh giới: Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, chảy máu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư.

“Đó là những dấu hiệu báo trước. Lúc đó, người dân rất cần đến khám bác sĩ. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ngoài ra, nếu chúng xuất hiện ở các vị trí nguy cơ như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được khuyến cáo nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt”, thạc sĩ Sơn cho hay.

Nguồn: https://news.zing.vn