Tại sao phải chốt sổ bhxh

Gộp sổ hay chốt sổ BHXH là những thủ tục mà người lao động vừa nghe qua sẽ chẳng hiểu gì cả vì không nắm rõ quy định BHXH. Hiện nay, nhiều người lao động vẫn còn nhầm lẫn về việc chốt sổ. Một số bạn khi liên hệ AZTAX vẫn chưa nắm được chốt sổ là gì. Vậy, chốt sổ BHXH là gì? Vì sao nó lại quan trọng đến như thế?

1. Chốt sổ BHXH là gì?

Chốt sổ BHXH nói nôm na là việc xác nhận quá trình đóng BHXH của người lao động tại đơn vị. Nói dễ hiểu hơn thì khi bạn làm việc ở đâu, quá trình đó phải được ghi lại và đóng mộc tròn đỏ. Đây gọi là xác nhận thời gian đóng BHXH của bạn tại đó.

Khi bạn làm ở công ty thứ nhất, bạn phải nhận được xác nhận này tại công ty thứ nhất, có mộc xác nhận tại BHXH quận/huyện nơi công ty thứ nhất đóng BHXH. Tương tự với công ty thứ hai. Có nghĩa là, công ty thứ hai không thể thay công ty thứ nhất xác nhận quá trình bạn làm trước đó được, mà chỉ làm được tại chính công ty họ.

Để dễ hiểu hơn, quá trình chốt như thế này:

– Bạn làm công ty A, thì khi nghỉ phải được chốt thời gian tại công ty A hoặc BHXH quận/huyện nơi công ty A đóng BHXH.

– Bạn làm công ty B, thì khi nghỉ phải được chốt thời gian tại công ty B hoặc BHXH quận/huyện nơi công ty B đóng BHXH.

– Tương tự với các công ty sau đó.

Tại sao phải chốt sổ bhxh
Chốt sổ BHXH là gì?

2. Làm sao để biết sổ đã được chốt hay chưa?

Sổ được chốt là một trong những điều kiện quan trọng khi thực hiện thủ tục BHXH. Vậy nên, nếu sổ chưa được chốt thì bạn không thể nào làm hồ sơ chế độ. Cách nhanh nhất để nhận biết là nhìn vào sổ bạn đang giữ, xem có đầy đủ quá trình tham gia BHXH của bạn hay không. Nếu có, thì là chốt rồi. Và ngược lại.

Giả sử công ty đã chốt sổ nhưng chưa trả quá trình ấy cho bạn thì bạn cũng buộc phải liên hệ để lấy lại hoặc liên hệ BHXH quận/huyện nơi bạn đóng BHXH để xin lại tờ chốt, hoặc nhiều bạn gọi là chốt lại. Có nghĩa là, nếu không có tờ rời, bạn không thể làm được gì cả.

3. Làm sao để được chốt sổ BHXH?

Chốt sổ BHXH là trách nhiệm của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp phải thực hiện ngay cả khi bạn nghỉ ngang. Lúc này, có thể doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn bồi thường trước do bạn đang làm sai quy định của Bộ Luật lao động.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như:

– Doanh nghiệp giải thể, phá sản

– Doanh nghiệp nợ BHXH 

– Doanh nghiệp cố tình không chốt sổ

Thì bạn đều có thể liên hệ BHXH để được hỗ trợ chốt sổ nhé.

Tại sao phải chốt sổ bhxh
Làm sao để được chốt sổ BHXH?

4. Không chốt sổ, bỏ luôn quá trình đóng có được hay không?

Theo quy định là được. Bạn được phép bỏ quá trình đóng BHXH của mình (không hoàn trả lại tiền đóng) nhưng hồ sơ cực kỳ phức tạp và bạn phải chứng minh được những điều sau:

– Bạn thật sự không hề làm việc vào thời gian đó, tại công ty đó

– Bạn thật sự không biết do người khác đã dùng hồ sơ của bạn để xin việc

Nếu chứng minh được, bạn hoàn toàn được hỗ trợ xoá quá trình. Nhưng sẽ lâu hơn rất nhiều so với việc bạn đề nghị được chốt sổ. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên chốt sổ, dù làm 1 tháng hay 2 tháng.

Tại sao phải chốt sổ bhxh
Bỏ quá trình đóng BHXH có được không?

5. Không chốt sổ ở công ty 1, sang công ty 2 đóng BHXH tiếp được không?

Câu trả lời là được. Khi sang công ty thứ 2, bạn chỉ cần đọc số sổ BHXH là đã được đóng tiếp. Tuy nhiên, sau này khi nghỉ tại công ty mới, bạn cũng cần quay lại công ty 1 để chốt trước, rồi công ty này mới chốt được.

Vậy là, vẫn phải chốt sổ tại nơi làm việc cũ nhé!

6. Không chốt sổ có ảnh hưởng gì không?

Khi bạn không chốt sổ, dĩ nhiên quá trình đóng của bạn không được xác nhận. Vậy thì nếu bạn có nhu cầu nhận trợ cấp, bạn không thể nào làm hồ sơ. Vậy nên, AZTAX khuyên bạn dù đi đâu làm việc thì cũng phải nhớ trong đầu 5 chữ sau khi nghỉ việc: “PHẢI LẤY SỔ ĐÃ CHỐT”

7. Dịch vụ chốt sổ cho người lao động nhanh gọn, uy tín

Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã hiểu chốt sổ cực kỳ quan trọng. Nếu chẳng may rơi vào tình trạng không được chốt sổ, bạn hoàn toàn có thể liên hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo toàn bộ dịch vụ của chúng tôi tại đây:

Tại sao phải chốt sổ bhxh
Dịch vụ chốt sổ BHXH

Qua bài viết này, AZTAX đã chia sẻ tầm quan trọng của chốt sổ BHXH cũng như giải thích chốt sổ BHXH là gì. Hy vọng bạn hiểu hơn để tránh rắc rối trong quá trình làm việc. Liên hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ xử lý sổ BHXH nhanh nhất nhé!

Tại sao phải chốt sổ bhxh

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội khá đơn giản nhưng cũng rất quan trọng khi đơn vị có lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhiều vướng mắc về việc này, chưa biết phải thực hiện thế nào đúng quy định. Dưới đây là những hướng dẫn giúp đơn vị chốt sổ cho nhân viên nhanh chóng nhất.

Tại sao phải chốt sổ bhxh

Thủ tục chốt sổ BHXH

1. Khi nào cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội là việc tất toán và chấm dứt quá trình đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang thực hiện đóng Bảo hiểm. Thủ tục này được thực hiện khi:

- Người lao động nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.

- Đơn vị chuyển sang địa chỉ khác dẫn tới việc phải chuyển Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý nên phải chốt quá trình đóng với Cơ quan cũ.

2. Điều kiện để chốt được sổ Bảo hiểm xã hội

Tại sao phải chốt sổ bhxh

Sổ BHXH

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong quá trình người lao động làm việc tại đơn vị, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là đóng Bảo hiểm xã hội đầy đủ cho nhân viên. Khi kết thúc hợp đồng, đơn vị có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động. Vì vậy, đơn vị chốt được sổ chỉ khi đóng đầy đủ tiền Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan Bảo hiểm, không nợ tiền tính đến tháng cuối cùng mà lao động làm việc.

* Người lao động có tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được không?

Theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động”.

Cũng theo nội dung được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, người lao động không thể tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được. Trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động (trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho người lao động).

Trường hợp, công ty không chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ.

4. Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động (dành cho người sử dụng lao động)

Tại sao phải chốt sổ bhxh

Lưu ý khi chốt sổ BHXH

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện sau khi đơn vị báo giảm thành công, trình tự chốt sổ BHXH được thực hiện như sau:

* Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chốt sổ BHXH

Chốt sổ bảo hiểm cần những thủ tục giấy tờ gì? Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.

- 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.

- Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.

- 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý).

- Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).

- Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.

* Bước 2: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội

Đơn vị có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ giấy tờ trên qua bưu điện hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng (nếu không đính kèm thẻ BHYT còn hạn) cho Cơ quan BHXH đang quản lý nơi công ty đặt trụ sở chính.

- Thời gian thực hiện chốt sổ Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2012, trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng với NLĐ, đơn vị phải thực hiện báo giảm cho NLĐ. Sau khi báo giảm có kết quả trả về thì đơn vị thực hiện chốt sổ BHXH. Một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày.

Sau khi bên Cơ quan Bảo hiểm nhận đủ hồ sơ, thời gian giải quyết sẽ là 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ do thiếu hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ hoặc có vấn đề phát sinh thì bên Cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo gửi về đơn vị.

Trên đây là hướng dẫn để đơn vị thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội đơn giản, nhanh chóng nhất. Đơn vị cần lưu ý, khi người lao động nghỉ việc cần thanh toán đủ tiền Bảo hiểm xã hội và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, để thực hiện thủ tục chốt sổ nhanh chóng nhất để hoàn trả cho người lao động.

Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 (miền Bắc) hoặc 19006139 (Miền Nam) để được hỗ trợ.