Tại sao tắm đêm đột quỵ

Bệnh nhân nhập viện đa khoa Cao Bằng trong tình trạng bất tỉnh, da tím tái, mạch yếu. Người nhà cho biết, anh tiền sử khoẻ mạnh, khoảng 4 ngày nay do công việc bận rộn nên thường xuyên thức khuya, tắm muộn.

Chẩn đoán bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, đã ngừng tim, ngừng thở, các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu liên tục trong 20 phút. Song do tiên lượng nặng, bệnh nhân không qua khỏi.

Bác sĩ cho biết, nhiệt độ ban đêm thường hạ thấp cùng với nhiệt độ nước tắm không phù hợp khiến cơ thể phải tự điều chỉnh bằng cách co mạch hoặc giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi mạch máu não bị co lại đột ngột sẽ dễ gây ra đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp dẫn tới đột qụy.

"Kể cả khi tắm bằng nước nóng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ở những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định", bác sĩ nhấn mạnh.

Bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên tạo thói quen tắm sớm, nhất là trong những ngày nắng nóng, cơ thể dễ mệt mỏi, giảm sức chống chịu. Thời điểm tốt nhất để tắm nên vào buổi sáng hoặc buổi tối trước 20h. Tuyệt đối không tắm sau 23h. Từ 19h trở đi nếu có gội đầu nên gội bằng nước ấm và sấy thật khô tóc trước khi ngủ, tránh dội nước lên người hoặc trên đầu xuống một cách đột ngột vì sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột dễ gây nguy cơ đột qụy. Trường hợp khi trời lạnh, bạn nên làm quen với nhiệt độ bằng cách đưa nước từ chân dần lên hai tay và sau đó mới tới toàn thân.

Vào mùa hè, người dân chủ động theo dõi thời tiết để lên kế hoạch hoạt động phù hợp. Người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, hoặc đã từng đột quỵ được khuyến cáo không nên đi lại, làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là cao điểm từ 10 đến 16 giờ. Khi ra ngoài trời, mọi người cần mặc quần áo dài và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh nắng. Lúc đói, khát, mệt cần hạn chế hoạt động gắng sức. Tránh đột ngột di chuyển từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay hoặc ngược lại.

Những người có sẵn bệnh lý tim mạch cần tuân thủ phác đồ đang điều trị. Khi có dấu hiệu chóng mặt đột ngột, khó thở, đau nhói khó chịu vùng xương ức, đổ mồ hôi lạnh, nhịp tim bất thường, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thùy An

    Đang tải...

  • {{title}}

Phần 1: TẮM ĐÊM CÓ THỰC SỰ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘT QUỴ NÃO KHÔNG?

TS. BS. Mai Đức Thảo

Khoa Thần Kinh Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội

Tắm là thói quen sinh hoạt hàng ngày nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hại tới sức khỏe. Tắm không chỉ giúp vệ sinh cơ thể sạch sẽ mà còn là cách để mọi người thư giãn cơ thể sau ngày dài làm việc. Tuy nhiên tắm quá muộn, tắm quá lâu, nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh... có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc mà có thể phòng tránh được như: liệt mặt, chóng mặt, đột quỵ, ngừng tim…lúc nửa đêm.

Ảnh minh họa: Thói quen tắm đêm gây nhiều hiểm họa cho sức khỏe

Tắm đêm có thực sự liên quan đến đột quỵ não không?

Cho đến nay chưa có nghiên cứu, bằng chứng nào chứng minh tắm đêm có liên quan đến đột quỵ. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể xác định được mối liên quan giữa đột quỵ và tắm đêm đó là phương pháp tắm, nhiệt độ, thời gian, tuổi và các nguy cơ.

Về mặt dịch tễ học, cho thấy tỉ lệ bị đột quỵ thay đổi theo mùa. Tỷ lệ đột quỵ vào mùa đông cao hơn so với mùa hè. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn vào mùa đông và đột quỵ xuất huyết phổ biến hơn vào mùa xuân. [1] Tiên lượng xấu với những bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông. [2] Tỷ lệ tử vong cho thấy sự thay đổi theo mùa với đỉnh điểm vào mùa đông [3] Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí dịch tễ học lâm sàng cũng cho thấy: nhiệt độ giảm 5°C có liên quan đến việc tăng 7% số người nhập viện vì đột quỵ. [4] Các tác giả cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao là do thay đổi thành phần lipid, huyết áp và đông máu trong mùa đông.

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ CHÊNH LỆCH VỚI NHIỆT ĐỘ BÊN NGOÀI

Do thời điểm ban đêm, nhiệt độ bên ngoài giảm xuống thấp, tạo ra sự chênh lệch về nhiệt độ so với cơ thể nên thói quen tắm khuya, tắm khi nhiệt độ cơ thể quá chênh lệch lớn với nhiệt độ nước như: tắm nước lạnh ngay khi vừa đi ngoài trời nóng về hoặc tắm, ngâm bồn nước nóng lúc trời lạnh, … rất dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyên chúng ta không nên đi tắm sau 23g00 giờ.

Ảnh minh họa: Các chuyên gia y tế cảnh báo tắm khuya có thể gây nhiều hiểm họa cho sức khỏe

Về mặt sinh lý bệnh, sự hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm và sự bài tiết catecholamine tăng lên khi phản ứng với nhiệt độ lạnh, có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim do tăng nhịp tim và sức cản mạch ngoại vi. Hơn nữa, trong quá trình ngâm nước lạnh, nhiệt độ da giảm gây ra phản ứng hô hấp mạnh mẽ, được gọi là "sốc lạnh", bao gồm thở hổn hển, tăng thông khí, giảm CO2, nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi và tăng huyết áp. Những phản ứng hô hấp này và những thay đổi sau đó trong lưu lượng máu não có thể dẫn đến chấn thương thần kinh, đột quỵ não [5]

Khi nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch để thích nghi. Khi mạch máu não bị co lại, nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột xảy ra nhanh hơn . Đặc biệt ở những người có bệnh lý đau thắt ngực do co thắt mạch vành khi tắm đêm rất dễ xảy ra cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

Ảnh minh họa: Cơn đau thắt ngực

Nếu may mắn, người bị tai biến khi tắm khuya chỉ bị liệt mặt ngoại biên, đau mỏi vai gáy do lạnh, gây chóng mặt té ngã. Trong trường hợp tệ hơn, bệnh nhân có thể bị đột quỵ, tử vong khi đang tắm. Ngay cả lúc tắm xong, nạn nhân cũng có thể bị cứng người, tím tái, ngưng tim ngưng thở, đột tử trong khi ngủ.

Đặc biệt vào đêm muộn cơ thể thường yếu hơn vì đây là thời gian sắp rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, đề kháng cũng yếu đi hẳn, việc tắm đêm bằng nước lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại, việc lưu thông máu lên não sẽ bị trì trệ hơn, khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt. Với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp thì nguy cơ bị đột quỵ lại càng cao hơn.

Với người trẻ, việc tắm đêm rất dễ dẫn tới hiện tượng co mạch máu, đặc biệt là khi tắm nước lạnh, máu khó lưu thông, từ đó dễ dẫn tới đau nhức toàn thân, thậm chí đau đầu kinh niên.

Ảnh minh họa: Máu khó lưu thông dẫn tới đau nhức toàn thân

Một thí nghiệm được thực hiện trong đó 9 nam thanh niên được ngâm phần dưới cơ thể trong nước lạnh [13˚C] và nước ấm [35 ˚C] sau đó trong 60 phút, cho thấy ngâm mình trong nước lạnh làm giảm nhiệt độ cơ thể và tăng tổng lực cản mạch ngoại vi, sau đó làm tăng huyết áp động mạch. [6] Theo lý thuyết, điều này có thể gây ra đột quỵ.

Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa [vôi hóa], máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường mắc bệnh huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.

Ảnh minh họa: Đột quỵ ở người cao tuổi

Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu lại tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến và đột quỵ.

[Còn tiếp]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Palm F, Dos Santos M, Urbanek C, Greulich M, Zimmer K, Safer A, et al . Stroke seasonality associations with subtype, etiology and laboratory results in the Ludwigshafen Stroke Study. Eur J Epidemiol 2013;20:117-23. 

2. Turin TC, Kita Y, Rumana N, Murakami Y, Ichikawa M, Sugihara H, et al . Stroke case fatality shows seasonal variation regardless of risk factor status in a Japanese population: 15-year results from the Takashima Stroke Registry. Neuroepidemiology 2009;32:53-60.  

3. Lichtman JH, Jones SB, Wang Y, Leifheit-Limson EC, Goldstein LB. Seasonal variation in 30-day mortality after stroke: Teaching versus non-teaching hospitals. Stroke 2013;44:531-3.

4. Chang CL, Shipley M, Marmot M, Poulter N. Lower ambient temperature was associated with an increased risk of hospitalization for stroke and acute myocardial infarction in young women. J Clin Epidemiol 2004;57:749-57 

5. Benedict PS, Pandian JD. Stroke after cold bath. CHRISMED J Health Res 2014;1:283-5

6. Muller MD, Kim CH, Seo Y, Ryan EJ, Glickman EL. Hemodynamic and thermoregulatory responses to lower body water immersion. Aviat Space Environ Med 2012;83:935-41

Video liên quan

Chủ Đề