Tại sao thân thanh truyền có tiết diện hình chữ I

Động cơ đốt trong hiện là dạng động cơ được sử dụng chủ yếu trong việc chế tạo ô tô. Nhưng không phải tất cả người dùng đều biết các chi tiết của động cơ đốt trong.

Hôm nay DPRO sẽ giới thiệu cho các bạn về cấu tạo thành truyền, một chi tiết rất quan trọng của động cơ đốt trong.

Thanh truyền ô tô là gì ?

Thanh truyền là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu của hệ thống động cơ đốt trong. Nó là bộ phận giúp kết nối trục khuỷu và piston để có thể chuyển động một cách nhịp nhàng.

Thanh truyền ô tô

Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản là thanh truyền là một chi tiết trung gian của sự chuyển động. Giúp các chi tiết được liên kết với nhau. Nó có hình dạng càng. Trên thanh truyền có một hoặc một số lỗ cơ bản khi gia công cần chính xác coa mà tâm của chúng thì song song với nhau.

Nhiệm vụ của thanh truyền

Như đã nói ở trên Thanh truyền là bộ phận trung gian, giúp kết nối các chi tiết giúp chúng hoạt động. Thanh truyền dẫn lực từ chi tiết này tới chi tiết khác và ngược lại. T

Cấu tạo thanh truyền

Vậy cấu tạo thanh truyền như thế nào để có thể hoàn thành nhiệm vụ truyền dẫn này? Đồng thời nhiệm vụ trung gian này cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu rõ về nó nhé

Thanh truyền là một trong những chi tiết quan trong được vận dụng trong việc chế tác và sản xuất ô tô. Cấu tạo thanh truyền gồm 3 phần chính: đầu nhỏ, nhân thanh truyền và đầu to thanh truyền.

Cấu tạo thanh tryền ô tô

>> Bạn có thể tham khảo thêm

  • Bảo vệ xe toàn diện với Phủ gầm cao su non cho ô tô

Đầu nhỏ thanh truyền

Đầu nhỏ thanh truyền có hình trụ rỗng, được gắn với piston. Bên trên có lỗ dầu bôi trơn cho bạc, bên trong có bạc lót được gắn chặt vào đầu nhỏ.

Đầu nhỏ thanh truyền được cấu tạo dựa trên sự phụ thuộc vào phương pháp được gắn với chốt của piston.

  • Đầu nhỏ của thanh truyền có lỗ để gắn gắn chặt bu lông và chốt nếu lắp chốt piston là cố định
  • Khi nắp piston là từ do, thì đầu nhỏ của thanh truyền sẽ có bạc lót.
Các phần của thanh truyền

Đầu nhỏ của thanh truyền ở một số các động cơ người ta có thể làm vấu lồi lên trên. Nhằm giúp cho đồng đề giữa các xi lanh, điều chỉnh trọng tâm của thanh truyền.

Chúng ta có thể bôi trơn cưỡng bức hoặc dùng rãnh hứng dầu để bôi trơn piston và bạc lót.

Thân thanh truyền

Thân thanh truyền là chi tiết quan trọng của cấu tạo thanh truyền. Thân thanh truyền có vị trí là nằm ở giữa đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền. Thân thanh truyền có thể có nhiều dạng tiết diện khác nhau như: hình tròn, hình chữ nhật, hình ôvan,

Dọc theo thân của thanh truyền, các nhà sản xuất thường bố trí các lỗ dẫn dầu. Những lỗ này nhằm dẫn dầu để bôi trơn các chốt của piston bằng một số áp lực.

Thân của thanh truyền

Đối với động cơ dạng 2 kỳ. việc bôi trơn khó khăn hơn so với 4 kỳ. Nên thường thì sẽ có những rãnh chứa dầu được gắn ở đầu nhỏ để thực hiện nhiệm vụ bôi trơn lót bạc. Người ta cũng có thể dùng ổ bi kim để thay thế cho bạc lót.

Để khoan lỗ dẫn đầu cũng như để tăng độ cứng, vững chắc cho thanh truyền. Cấu tạo thân thanh truyền thường có gân trên suốt chiều dài. Việc gia công lỗ dầu là điều yêu cầu kỹ thuật rất cao và khá khó, đặc biệt là đối với những thanh truyền dài. Nên nhiều khi người ta có thể gắn ống dẫn dầu ở phía bên ngoài của thanh truyền.

Đầu to thanh truyền

Đầu to thanh truyền là bộ phận cuối cùng của cấu tạo thanh truyền. Có nhiều tiết diện khác nhau và được gắn với cổ biên hay chốt khuỷu của trục khuỷu thanh truyền.

Để gắn được vào với trục khuỷu một cách dễ dàng. Đầu to của thanh truyền thường được chia ra làm hai nửa. Phần rời là nắng đầu to và phần này được ghép với các phần bên trên bằng bu lông.

Tổng thể bộ phận trục khuỷu thanh truyền

Đầu to của thanh truyền mà để nguyên, không cắt đôi, thì chúng có ưu điểm là có cấu tạo đơn giản. Nhưng bắt buộc phải dùng để trục khuỷu ghép. Nên chúng chỉ được sử dụng ở một số các động cơ có công suất nhỏ.

>> Ngoài bài viết này bạn có thể đọc thêm

  • Trục khuỷu thanh truyền
  • Cấu tạo turbo tăng áp

Yêu cầu kĩ thuật của các chi tiết cấu tạo thanh truyền

Khi chế tạo các chi tiết cấu tạo thanh truyền thì cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Kích thước các lỗ cơ bản được gia công đạt độ chính xác cấp 7 đến 9, độ nhám bề mặt Ra=0,63 0,32.
  • Độ không song song của các tâm lỗ cơ bản khoảng 0,03 0,05 mm trên 100 mm bán kính.
  • Độ không song song của các mặt đầu các lỗ cơ bản khác trong khoảng 0,05 0,25 mm trên 100 mm bán kính mặt đầu.
  • Các bề mặt làm việc được nhiệt luyện đạt độ cứng 50 55 HRC

Hy vọng các thông tin trên mà DPRO cung cấp cũng đã giúp bạn phần nào hiểu về cấu tạo thanh truyền. Nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ cho mọi người nhé !

Video liên quan

Chủ Đề