Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ cần chăm sóc bé kỹ lưỡng để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ có thêm thông tin về sốt phát ban ở trẻ và cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban hiệu quả tại nhà. 

1. Bệnh sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là bệnh khiến sau sốt trẻ phát ban. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi (tức từ 6 tháng tuổi – 2 tuổi).

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban

Theo các chuyên gia, có đến 70-80% nguyên nhân làm trẻ bị sốt phát ban là do nhiễm virus như virus sởi, rubella, adenovirus, ech virus… Do đó, sốt phát ban ở trẻ có thể là biểu hiện của bệnh sởi, bệnh ban đào, bệnh tay – chân miệng…

Nguyên nhân khiến trẻ 6 – 36 tháng tuổi dễ bị sốt và phát ban là bởi đề kháng của bé còn khá yếu. Cụ thể, lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ đã giảm đáng kể. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, vì thế trẻ rất dễ bị các virus gây ra sốt phát ban tấn công. 

Đồng thời, đây là bệnh lý dễ lây nhiễm và các bé ở độ tuổi này cũng chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, thường xuyên cho mọi thứ vào miệng. Chính vì thế, môi trường trường học hoặc khu vui chơi công cộng là những yếu tố tìm ẩn khiến trẻ có nguy cơ bị mắc bệnh. 

3. Những triệu chứng sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Biểu hiện chung của trẻ bị sốt phát ban là sốt nhẹ 37,5- 38 độ C  hoặc sốt cao đến 39,4 độ C. Khi tình trạng sốt giảm thì da của trẻ bắt đầu xuất hiện các vết ban. Tuy nhiên, tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng của trẻ phát ban sau sốt sẽ khác nhau:

Bệnh ban đào

Đối với nguyên nhân sốt phát ban do bệnh ban đào, sẽ có hiện tượng trẻ sốt cao phát ban. Đầu tiên trẻ sẽ sốt cao đột ngột từ 38,8 độ C đến 40,5 độ C và kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày. Một số trẻ sau khi bị sốt có thể kèm các triệu chứng như kén ăn, tiêu chảy, ho, sổ mũi, sưng mắt, sưng hạch bạch huyết, khó chịu….

Đến giai đoạn sau sốt trẻ phát ban, trẻ sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu hồng, rộng khoảng 5mm trên da. Ngoài ra, các vết ban đôi lúc sẽ hơi sưng lên, xuất hiện trên thân người và dần lan ra tay, mặt, cổ, không có cảm giác đau đớn hoặc ngứa, vết ban biến mất khi ấn vào và nhạt dần sau 1- 2 ngày. Vì vậy, nếu mẹ theo dõi thấy bé bị sốt 3 ngày rồi phát ban, rất có thể bé đã bị bệnh ban đào.

Tay – chân – miệng:

Trẻ bị sốt phát ban do tay – chân – miệng sẽ kèm theo đau họng, chán ăn và các vết loét quanh miệng. Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng phổ biến của bệnh này là các đốm ban đỏ có thể xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. 

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Nếu bé trẻ bị sốt và phát ban trong lòng bàn tay hoặc bàn chân thì rất có thể bé đã bị bệnh tay – chân – miệng.

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng bố mẹ không thể bỏ qua

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có nguy cơ gây tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết sau sẽ gửi đến bố mẹ 3 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ dễ nhận thấy…

Bệnh sởi

Khác với tay – chân – miệng, các vết ban của sởi xuất hiện ở tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Đồng thời, các vết ban này cũng có đặc điểm là  dạng sẩn (ban gồ lên mặt da) và khi ban lặn sẽ để lại những vết thâm trên da (còn được gọi là “vằn da hổ”). 

Không chỉ sốt và phát ban, bệnh sởi có thể kèm theo một số triệu chứng như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. 

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Khi khởi phát bệnh, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn xuất hiện các triệu chứng gần giống với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, khoảng 7-10 ngày sau, các vết ban đỏ trên má sẽ xuất hiện. Ban đỏ có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể. 

4. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban nhanh khỏi

Để tình trạng sốt phát ban ở trẻ nhanh khỏi, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau: 

  • Để bé tích cực nghỉ ngơi. 
  • Cho bé uống nhiều nước. 
  • Cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen của trẻ em nếu nhiệt độ cao khiến trẻ cảm thấy khó chịu 
  • Có thể thông mũi cho trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm để giúp trẻ dễ ăn uống hơn.
  • Tăng cường dưỡng chất trong các bữa ăn cho bé. Đặc biệt những trẻ bị trẻ bị sốt phát ban do nhiễm sởi cần được bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu:

  • Trẻ sốt cao phát ban: Trẻ dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên hoặc từ 3 ​​đến 6 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 39 độ C trở lên.
  • Nhiệt độ liên tục cao (không có dấu hiệu giảm) trong 5 ngày hoặc lâu hơn.
  • Bỏ ăn hoặc bỏ bú
  • Không hạ sốt dù đã dùng thuốc. 
  • Có dấu hiệu mất nước – chẳng hạn như tã lót không ướt, mắt trũng sâu và không có nước mắt khi khóc
  • Bị co giật. 

5. Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ như thế nào?

Mặc dù sốt phát ban ở trẻ rất dễ lây lan, thế nhưng bố mẹ vẫn có thể chủ động phòng ngừa cho bé bằng các biện pháp như:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ mắc sốt phát ban.
  • Không đưa trẻ đến khu vực có dịch sốt phát ban.
  • Tiêm chủng vắc xin phòng ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia.
  • Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
  • Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin để tăng đề kháng.

Sốt phát ban ở trẻ xảy ra vô cùng phổ biến. Trong một số trường hợp, trẻ phát ban sau sốt có thể tự khỏi bệnh trong khi một số khác cần sự can thiệp của y tế. Vì thế khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ không nên chủ quan mà cần liên tục theo dõi trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Với hàm lượng 250mg paracetamol, Hapacol 250 giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật…, và có thể dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt phát ban. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt dễ uống nên rất phù hợp với các bé.

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Hapacol 250 giúp bé hạ sốt nhanh chóng, mẹ an tâm.

Nguồn tham khảo:

Roseola (for Parents) – Nemours KidsHealth

https://suckhoedoisong.vn/hieu-dung-ve-chung-phat-ban-sau-sot-o-tre-n182246.html

This post is also available in: English (English)

Sốt phát ban (Roseola) là một căn bệnh truyền nhiễm lành tính, do virus gây ra với triệu chứng điển hình là sốt và xuất hiện những nốt ban hồng trên da. Đây là một bệnh nhiễm trùng nhẹ thường ảnh hưởng đến trẻ em ở độ tuổi lên 2 và đôi khi ảnh hưởng đến người lớn. 

Hãy cùng Pacific Cross Việt Nam tìm hiểu về các thông tin tổng quan của căn bệnh này!

1. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban hay Roseola – ban đào, là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.

2. Trẻ thường có triệu chứng sốt phát ban thế nào?

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Tình trạng sốt phát ban ở trẻ sẽ xuất hiện những chấm đỏ

Những triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1 đến 2 tuần sau khi mắc bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ. Những biểu hiện của bệnh có thể bao gồm:

  • Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Trẻ có thể sốt cao trên 39°C ngay khi nhiễm bệnh và kéo dài khoảng 3-5 ngày.
  • Viêm họng, sổ mũi, ho cũng thường là những triệu chứng đi kèm.
  • Các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ.
  • Phát ban: Thường xuất hiện sau những cơn sốt, da trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó.

Phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ.

Ngoài ra, còn một số biểu hiện sốt phát ban khác như:

  • Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Chán ăn
  • Sưng mí mắt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, vì triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với sốt xuất huyết.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đưa trẻ bị sốt phát ban đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ sốt cao hơn 39,4°C
  • Tình trạng kéo dài hơn 7 ngày
  • Phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày
  • Khi hệ miễn dịch bị tổn hại và bé từng tiếp xúc với người bệnh. 

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Nếu trẻ sốt quá cao, bố mẹ nên đưa trẻ đến trạm y tế ngay

3. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban có lây không? Câu trả lời là có. Đây là bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6 hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Virus lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ. Ví dụ như, một đứa trẻ khỏe mạnh có thể sẽ nhiễm virus nếu dùng chung cốc với trẻ khác bị bệnh. Bệnh không lây truyền qua giao tiếp.

Người lớn chưa từng bệnh nếu tiếp xúc với trẻ bị bệnh có thể sẽ ảnh hưởng về sau. Tuy nhiên, đối với người lớn khỏe mạnh, bệnh sẽ không nặng. Nếu không bị phát ban hoặc chỉ sốt nhẹ, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm virus qua con cái của mình và các thành viên khác trong gia đình thông qua dịch tiết hô hấp hoặc nước bọt.

4. Những ai thường mắc bệnh sốt phát ban?

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em xảy ra trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi. Phần lớn trẻ bị nhiễm bệnh khi đi nhà trẻ. Đôi khi, căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở người lớn. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban?

Trẻ nhỏ đi mẫu giáo thường là đối tượng dễ nhiễm virus nhất vì hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Hơn nữa, trong cùng một môi trường lớp học có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus từ trẻ này sang trẻ khác. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh là trẻ từ 6 đến 15 tháng tuổi.

6. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh sốt phát ban thế nào?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua bệnh sử, sau khi thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu. Trẻ thường được xác định bị sốt phát ban khi có các dấu hiệu bao gồm: nổi những chấm đỏ trên da và sốt cao.

Điều trị bệnh sốt phát ban

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để kiểm soát sốt cao. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (như Advil hoặc Motrin).

Bạn cũng nên lau người cho trẻ để hạ sốt. Nếu bạn cho trẻ sơ sinh uống thuốc, hãy theo sát chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng. Không cho người dưới 20 tuổi dùng thuốc aspirin vì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Nếu các triệu chứng không nặng, sốt phát ban có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị.

7. Chế độ sinh hoạt cho trẻ bị sốt phát ban

Những thói quen sinh hoạt ngăn sốt phát ban trở nặng?

Cách tốt nhất là hãy cho trẻ nghỉ ngơi trên giường, việc này sẽ tránh nguy cơ lây lan virus tới trẻ khác.

Nếu bạn bị nhiễm virus hoặc phải chăm sóc trẻ bị bệnh, hãy nhớ rửa tay thường xuyên. Việc này sẽ tránh làm virus lây lan tới những người có hệ miễn dịch yếu.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, soda chanh, nước luộc thịt, các loại nước khoáng hoặc nước uống thể thao như Gatorade hoặc Powerade để ngăn chặn mất nước.

Trẻ cần kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Khi bị sốt phát ban trẻ em không nên ăn kem.

Để giúp trẻ mau khỏi bệnh, cần cho trẻ tránh xa các loại thực phẩm như trứng, các loại thức ăn gây khó tiêu, nước lạnh, nước đá và kem.

Một số lưu ý để sốt phát ban mau thuyên giảm

  • Không để người bệnh ở nơi chật kín, tù túng và ẩm ướt.
  • Không để trẻ dùng tay gãi lên da.
  • Thận trọng khi tắm rửa. Khi bị sốt phát ban, cơ thể còn rất yếu. Nếu tắm rửa không cẩn thận, trẻ sẽ dễ bị cúm hoặc chuyển sang các bệnh nghiêm trọng khác.
  • Hạn chế đến những nơi công cộng, đông người.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm từ khói bụi, hóa chất, lông thú nuôi trong nhà để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng.
  • Tránh mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải dễ gây kích ứng da.
  • Không ăn trứng, thực phẩm khó tiêu, nước lạnh, nước đá và kem.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Tại sao trẻ bị sốt phát ban

Nguồn tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/roseola/basics/definition/con-20023511.

  • Roseola – topic overview.

http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/roseola-topic-overview#1.