Tâm lý - Giáo dục Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trẻ chiếm ưu thế, nhiệt huyết, giàu năng lực và khát vọng cống hiến vào các hoạt động nhà trường và của ngành giáo dục. Nhà trường hiện đang đào tạo 19 ngành bậc Đại học, 17 chuyên ngành bậc Thạc sĩ, 05 chuyên ngành bậc Tiến sĩ và nhiều chương trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo. Các chương trình đào tạo được tổ chức linh hoạt, mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu và điều kiện học tập khác nhau của người học.

Nhà trường đã xác định SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI, KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC:

TUYÊN NGÔN SỨ MẠNG
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có sứ mạng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ trình độ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học giáo dục, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục khu vực nông thôn và miền núi phía Bắc với khu vực thành thị, thiết lập mô hình tiêu biểu về mạng lưới kết nối giữa trường sư phạm với các trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của đất nước.

TẦM NHÌN
Tới năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ:
Trở thành một trong những trường đại học sư phạm hàng đầu của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên khu vực phía Bắc và cả nước; là trường đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á về đào tạo giáo viên và kết nối với hệ thống các trường phổ thông, hướng tới các trường đại học sư phạm hàng đầu châu Á.

Cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học trình độ cao, đặc biệt là nghiên cứu khoa học giáo dục.
Đảm bảo người học tốt nghiệp có chất lượng cao, có năng lực làm việc, thích nghi, sáng tạo và tự học suốt đời.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Uy tín - Trí tuệ - Cống hiến


KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Trường Đại học Sư phạm 2 đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017-2022, tầm nhìn 2030. Đây là văn bản quản lý quan trọng, định hướng cho các hoạt động của Nhà trường theo 07 lĩnh vực:
    1. Tầm nhìn chiến lược, quản lý và đảm bảo chất lượng
    2. Chương trình đào tạo
    3. Nghiên cứu, phát triển và đổi mới
    4. Hoạt động đối ngoại
    5. Môi trường giáo dục và nguồn lực
    6. Hỗ trợ giảng dạy
    7. Hỗ trợ học tập
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cam kết tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt và tổ chức thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược đã đặt ra; quyết tâm đưa Nhà trường trở thành một trong những trường đại học sư phạm hàng đầu của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên khu vực phía Bắc và cả nước; là trường đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á về đào tạo giáo viên và kết nối với hệ thống các trường phổ thông, hướng tới các trường đại học sư phạm hàng đầu châu Á. Chi tiết về Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017-2022, tầm nhìn 2030 và Phụ lục.  

Địa chỉ:Phòng 302 - Nhà A4, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số 32 đường Nguyễn Văn linh, Phường Xuân Hòa, Thành phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Email:

Trưởng Bộ môn:           GV.TS. Doãn Ngọc Anh

Phó Trưởng Bộ môn:    GVC.TS. Lê Thanh Hà

Bộ môn Tâm lý - Giáo dục được thành lập từ năm 1967 gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của trường ĐHSP Hà Nội 2 trong suốt hơn 50 năm qua.

Bộ môn có tổng số 12 viên chức, trong đó: 01 PGS, 07 Tiến sĩ, 04 Thạc sĩ. Đội ngũ viên chức được biên chế thành 02 tổ bộ môn: Tổ Tâm lý học và Tổ Giáo dục học.

Chức năng, nhiệm vụ

- Giảng dạy các học phần Tâm lý học, Giáo dục học, Thực hành sư phạm và một số học phần tự chọn thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên hệ chính quy và học viên hệ vừa làm vừa học.

- Giảng dạy các môn Nghiệp vụ sư phạm cho học viên các cơ sở giáo dục không qua sư phạm.

- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật các thông tin mới về giáo dục cho giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp mầm non, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

- Biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên.

-  Nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến Tâm lý học, Giáo dục học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Thành tích của Bộ môn

Từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ giảng viên Bộ môn Tâm lý - Giáo dục luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ giảng dạy của một đơn vị trực thuộc trường, qua đó góp phần nâng cao kết quả học tập các môn nghiệp vụ sư phạm hướng tới sự phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của người học.

Trong trường sư phạm, mỗi giảng viên phải thực hiện hai nhiệm vụ chính đó là: đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ tương tác, luôn thống nhất và ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, ngoài công tác giảng dạy, các giảng viên trong bộ môn rất xem trọng hoạt động nghiên cứu khoa học, luôn tích cực thực hiện việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên, đề cương bài giảng; Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Trường đến cấp Bộ và công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí, thông báo, hội thảo khoa học; Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ cho học viên cao học Quản lí giáo dục, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non. Hằng năm, giảng viên luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu về số giờ nghiên cứu khoa học do nhà trường quy định.

Ngoài ra, giảng viên cũng rất tích cực tham gia các hoạt động văn, thể, mỹ...do nhà trường tổ chức, qua đó góp phần vào sự phát triển chung về các hoạt động phong trào của nhà trường. Vì vậy, đơn vị liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới công tác đào tạo giáo viên ở trường sư phạm nói riêng hiện nay ở nước ta, Bộ môn Tâm lý - Giáo dục sẽ tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 90% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Quyết tâm xây dựng đơn vị hợp tác, đoàn kết để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và nghiên cứu khoa học, đóng góp vào sự phát triển chung của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Chủ Đề