Tâm phan là ai

Tâm phan duyên là sao? Những kí ức của quá khứ rớt lại trong tâm,thời tiết, đài báo, sâu bọ, cơm áo gạo tiền...vv,thậm chí gió thổi cũng là 1 cái duyên, đủ thứ xung quanh chúng ta. Và cái Tâm chúng ta thì phan theo,chạy theo cái duyên đó.

Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội

Chữ “tâm” ở đây là chỉ cho thức thứ sáu (ý thức); chữ “phan” nghĩa là vin, níu, bám, chạy theo; chữ “duyên” ở đây là chỉ cho các trần cảnh. Ý thức chạy theo trần cảnh, khởi niệm phân biệt, tính toán so lường, rồi sinh ra yêu, ghét, lấy, bỏ, v.v… từ đó mà khởi vọng niệm, sinh phiền não, gây tội nghiệp.; có trần cảnh thì khởi lên, không có trần cảnh thì tiêu mất; lúc sinh, lúc diệt, hư vọng không có thật thể. Như thế, ý thức không phải là chân tâm, cũng không phải thật tánh.

Tâm phan là ai

 “Phật bảo A Nan: Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay điên đảo nhiều cách, tự nhiên tạo thành các giống nghiệp nhóm lại như chùm quả ác xoa. Những người tu hành không thành được đạo vô thượng Bồ đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác hoặc thành ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương hay quyến thuộc của Ma, đều do không biết hai pháp căn bản, tu tập sai lầm; cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dầu trải qua nhiều kiếp như vi trần, rốt cuộc vẫn không thể được.

2. Thế nào là hai pháp căn bản?

Này A Nan, một là căn bản sinh tử từ vô thỉ, chính là tâm phan duyên mà hiện nay ông và toàn thể chúng sinh nhận làm tự tánh. Hai là bản thể thanh tịnh của Bồ đề Niết bàn từ vô thủy. Đó chính là thức tinh nguyên minh của ông, hiện nay hay sinh khởi các duyên mà lại bị bỏ quên. Do các chúng sinh bỏ quên tánh bản minh này, nên tuy cả ngày sống trong nó mà không tự giác, còn bị cuốn trôi oan uổng vào trong lục đạo” …..trích từ kinh Lăng Nghiêm.

3. Tâm phan duyên là sao?

Những kí ức của quá khứ rớt lại trong tâm,thời tiết, đài báo, sâu bọ, cơm áo gạo tiền...vv,thậm chí gió thổi cũng là 1 cái duyên, đủ thứ xung quanh chúng ta. Và cái Tâm chúng ta thì phan theo,chạy theo cái duyên đó.

Khi gió thổi, có người cảm thấy mát mẻ, có người cảm thấy buồn ngủ, cái Tâm mổi người nó phan duyên mổi cách. Sơ hở 1 chút là nó dẩn Tâm mình đi liền. Nếu mình hiểu tự tánh vốn Không của nó thì chúng ta nhẹ nhàng, chứ nếu không thì chúng ta bị nó mê hoặc. Khi học giáo pháp Giác Ngộ, ngược luân hồi là nó rất dể bị mê hoặc sinh ra nhàm chán. Nhưng học cái Pháp nào mà thuận theo dòng đời, Pháp kiếm tiền, Pháp danh vọng…vv thì cái Tâm nó rất là say xưa thích thú, tinh tấn, và cho đó là cái Tâm của mình. cái Nghiệp chúng ta là như vậy, nó tích lũy nhiều đời nhiều kiếp đến nay. Căn bản sinh tử luân hồi từ vô thủy đến này cũng từ cái Tâm phan duyên này, và muốn dừng cái Tâm phan duyên này thì phải có phương pháp.

Ngồi thiền tập trung vào hơi thở là 1 phương pháp dừng cái tâm phan duyên lại, Hoặc gửi cái tâm vào 1 câu chú, chú đại Bi, chú Lăng Nghiêm, lục tự chân ngôn...cũng là hình thức dừng cái tâm Phan duyên này, Nam Mô A Di Đà Phật thì cũng là 1 hình thức dừng lại cái tâm phan duyên..Không cần biết dùng phương pháp gì, chỉ cần dừng lại được cái Tâm phan duyên thì đó là Chánh Pháp. Vậy Thiền, Tịnh, Mật có gì khác biệt không? Buổi sáng tụng chú Lăng Nghiêm, trì chú đại Bi thì cũng chỉ là dừng cái tâm phan duyên, Nghe pháp để thấu triệt những vọng đọng trong tâm thì cũng là dừng cái tâm phan duyên, Thiền hành để đi…cũng là dừng tâm phan duyên…nên làm gì có đạo lý rằng mổi ngày phải tụng bao nhiêu biến mật chú, bao nhiêu câu Phật hiệu, ngồi thiền phải bao nhiêu tiếng? miển sao tâm nó lắng đọng lại, dừng cái tâm phan duyên đó là được rồi. Sai 1 ly đi 1 dặm,nhận thức sai về giáo pháp nên sự dụng tâm không đúng thì kết quả sẽ đọa lạc.

Còn bản thể thanh tịnh trong Tâm chúng sanh, hay sinh khởi thiện pháp, giác ngộ, ai cũng có nhưng chúng ta lại quên mất nó đi, Hằng ngày chúng ta cứ đối thoại trong tâm mình hết chuyện này đến chuyện khác, còn mất, hơn thua, tính toán hết đủ thứ trong tâm mình, mà chúng ta lại quên mất tự tánh thanh tịnh trong lòng mình. Hồi đầu thị ngạn, còn phóng cái Tâm niệm niệm sinh khởi thì đọa lạc luân hồi, lục đạo.

Tâm phan là ai

Tâm Phan đang hạnh phúc bên người chồng cùng chị “lên giường” ngay khi mới quen.

Trong từng cuốn sách của mình, nhà văn Tâm Phan thường đưa tới độc giả thông điệp nhân văn qua những câu chuyện hết sức đời thường. Thế nhưng với cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống và tình yêu khá mới mẻ, hiện đại, nữ nhà văn cũng tạo ra hàng loạt tranh cãi về quan điểm hôn nhân, tình yêu. Để rộng đường dư luận, từ số báo này, báo GĐ&XH Cuối tuần sẽ gửi tới bạn đọc những lý giải thú vị của chính Tâm Phan về những quan điểm đặc biệt chị thể hiện.

Tôi thích làm “gái hư”

Trong cuốn "Yêu như là sống", chị chia sẻ một cách chân thật nhất đời sống “tình yêu” của mình. Và có không ít độc giả sau khi đọc cho rằng đã có sự dịch chuyển từ một cô gái “ngoan” sang một cô gái có lối sống “thoáng” và khá Tây. Thậm chí, người nặng nề cho rằng chị đã trở thành một “gái hư” khi chung sống như vợ chồng với bạn trai đầu rồi nhanh chóng “lên giường” với người đàn ông ngoại quốc xa lạ. Chị giải thích thế nào về điều này? Chị nghĩ sao về quan điểm “gái ngoan” – “gái hư” trong thời điểm hiện tại?

Hiện giờ trong tôi vẫn tồn tại cả 2 con người đó - gái ngoan & gái hư. Tôi không nghĩ gái ngoan là trao đời con gái người nào thì sống với người đó cả đời, dù người ta đối xử tệ bạc với mình. Vậy thì, tôi thà làm “gái hư” để khỏi phải sống với người không xứng đáng với mình. Vâng, tôi đã là một “gái hư” khi tôi tuyệt vọng kiếm tìm hạnh phúc. Tôi sẵn sàng lên giường với một người mình chưa yêu bởi vì tôi đã thử làm “gái ngoan” rồi. Sự thật, tôi đã lên giường với một người tôi yêu nhưng tôi không có hạnh phúc. Vậy thì có gì khác nhau nếu như cái đích cuối cùng của tôi là được hạnh phúc? Thực tế là tôi đã và đang hạnh phúc với người tôi nhanh chóng “lên giường” cho đến nay đã 13 năm. Sau cái đêm làm “gái hư” đó thì tôi lại trở về làm “gái ngoan” chỉ yêu anh và chung thủy với anh mà thôi. Vậy nên, các bạn có gọi tôi là “gái hư” thì tôi vẫn nhận. Điều quan trọng là tôi hạnh phúc với người mình yêu (cười).  

Mới đây, có nhà văn nữ khác cho rằng, làm một “gái ngoan” thì dễ, còn làm một cô “gái hư” thì rất khó, chị có đồng quan điểm này không? Nếu không, chị có thể giải thích vì sao không? Làm “gái hư” với Tâm Phan khó như thế nào?

Đúng! Làm “gái ngoan” thì rất dễ, chỉ việc cúi đầu nghe lời dạy, gọi dạ bảo vâng thì sẽ được khen ngay, nhưng đọng lại trong đầu “gái ngoan” là gì? Trống rỗng, không có gì hết. Làm “gái hư” phải động não hơn nhiều, một lời dạy đến tai nhưng còn phải phân tích đúng sai xem nó có phù hợp với cá tính, hoàn cảnh của mình không rồi mới quyết định nghe theo hoặc phản bác, làm theo ý mình. Làm “gái hư” đối với tôi không khó vì nó là bản năng tự nhiên của tôi. Trước kia, tôi che giấu cái bản năng “gái hư” của mình để làm “gái ngoan”, ai bảo gì nghe nấy vì tôi những tưởng rằng như vậy sẽ được hạnh phúc. Tuy nhiên, khi nhận ra rằng làm “gái ngoan” là phải sống cho người khác, sống cho dư luận, sống cho hàng xóm láng giềng thì tôi quyết định phải làm “gái hư” để được sống cho bản thân mình. Không ai sống hộ cho mình được nên mình phải sống cho mình. Đó không phải là sự ích kỷ mà đó là bản năng sống tự nhiên nhất của con người.  

Tâm phan là ai

Bìa cuốn "Yêu như là sống" vừa được Tâm Phan tái bản.

Học cách sống chính mình

Trong số những người đàn ông hiện đại, có người sau khi đọc câu chuyện của chị, liền kết luận nếu yêu thì yêu “gái hư” sẽ thú vị hơn nhiều nhưng lấy vợ nhất định phải lấy một cô “gái ngoan”. Quan điểm này đối với một nhà văn cá tính và nhiều trải nghiệm như Tâm Phan có hợp thời không?

Tôi nghĩ là người đàn ông có kết luận trên đây không có cơ hội lấy được một “gái hư” nên bắt buộc phải lấy một cô “gái ngoan” đấy. Bởi vì chỉ có “gái ngoan” mới chấp nhận lấy một ông chồng đi chơi gái thoải mái rồi về nhà vẫn có vợ hầu hạ cơm nước. “Gái hư” - vì họ luôn động não, luôn phân tích phải trái đúng sai nên họ không dễ gì lấy người đàn ông chỉ định lợi dụng họ. Thậm chí chưa chắc anh ta đã có cơ hội để yêu một “gái hư” đâu nhé. Đừng quá tự tin khi nghĩ rằng đàn ông muốn gì được nấy, đặc biệt là đối với “gái hư”.  

Đối với nhiều người đàn ông Việt Nam, việc kết hôn với một cô gái nhiều cá tình và trải nghiệm như Tâm Phan là một thử thách. Nhiều người cho rằng chỉ có một người chồng Tây mới chấp nhận vợ từng là “gái hư”. Vậy theo chị quan điểm về phụ nữ của đàn ông nước ngoài khác biệt như thế nào với đàn ông Việt?

Dân gian có câu “Có thể lấy đĩ về làm vợ chứ không ai lấy vợ về làm đĩ”. Nếu một người đàn ông lấy vợ là “gái ngoan” với tem đảm bảo là “cái màng trinh” thì có gì đảm bảo khi cưới nhau rồi, vợ chồng không hòa hợp cô ấy đi cặp bồ với những người đàn ông khác? Trường hợp của tôi, trước khi gặp chồng, tôi chỉ có quan hệ với đúng một người trong 5 năm. So với rất nhiều các cô gái cùng lứa, tôi thuộc loại “gái ngoan” vì tôi không yêu đương vài tháng bỏ một người, thay người yêu như thay áo. Vậy thì làm sao có thể đánh giá tôi qua một lần “lên giường”? Anh có biết tôi là ai không? Anh có biết hoàn cảnh, nội tâm tôi khi đó không? Khi mà tôi tuyệt vọng vì đã làm “gái ngoan” hết sức có thể mà vẫn không được hạnh phúc, tôi sẵn sàng vứt bỏ cái mác “gái ngoan” để được sống là mình, được hạnh phúc làm những điều mình muốn. Chồng yêu tôi không phải vì tôi là “gái ngoan” hay “gái hư”. Anh yêu tôi vì tôi là tôi, nguyên thủy một người đàn bà với trái tim và khát vọng sống mãnh liệt. Cho dù tôi có “làm đĩ” thì anh vẫn lấy tôi về làm vợ.  

Nếu có một lời khuyên dành cho một cô gái đang phân vân đứng giữ ranh giới trở thành một cô gái ngoan và một cô gái phá cách, chị sẽ đưa ra lời khuyên gì?

Đừng cố làm “gái ngoan” hay “gái hư” mà hãy sống thật là mình. Hãy vứt bỏ hết các nhãn mác người đời gán cho ta bởi những gì ta cảm nhận đó mới là cảm xúc thật. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, không ai có thể sống hộ cho ai được. Hãy sống cho bản thân mình và làm cho mình hạnh phúc. Khi bản thân hạnh phúc tự khắc mình sẽ có những hành động mang lại hạnh phúc cho người khác. Đó mới thực là sống và sống có ý nghĩa.      

Cuốn sách "Hồi ký Tâm Phan" của chị khi xuất bản đã gây nên những tranh cãi thú vị về cuộc sống, tình yêu. Vậy tại sao khi tái bản cuốn sách, chị lại thay đổi tên thành "Yêu như là sống". Nhan đề mới của tác phẩm có ý nghĩa như thế nào? Chị gửi gắm điều gì ở lần tái bản sách lần này?

Cuốn "Yêu như là sống" có 50% nội dung là cuốn "Hồi ký Tâm Phan", 50% còn lại tôi viết kể về quãng thời gian 2004-2005 mà trong cuốn Hồi ký Tâm Phan còn bị hổng. Khi viết cuốn Yêu như là sống, tôi cắt bỏ hết những gì riêng tư, mang tính chất hồi ký vì tôi muốn bạn đọc tập trung vào những câu chuyện. Những câu chuyện đó có giúp bạn đọc chiêm nghiệm được điều gì không? Có truyền được cảm hứng cho bạn đọc không? Có tác động tích cực cho bạn không? Đó mới là điều quan trọng.

Nếu như tôi vẫn để tựa đề là Hồi ký, bạn đọc sẽ bị mất tập trung vì còn mải xét nét xem đây là chuyện thật hay chuyện bịa mà quên mất cái hồn của câu chuyện. Vậy thì, tôi đổi tựa đề để bạn đọc đừng quan tâm đến khía cạnh đó nữa. Các bạn có thể tin đó là những câu chuyện đời thật của Tâm Phan, có thể coi đây là một cuốn tiểu thuyết, tưởng tượng (mặc dù hầu hết các nhân vật trong truyện đều còn sống và có mặt trên Facebook). Tôi sẽ mỉm cười hạnh phúc khi những câu chuyện nhỏ của tôi đã tiếp thêm sức mạnh hay đã làm thay đổi một cuộc đời ai đó.

Mai Khanh (t/h)

baocuoituan