Tần Hoài bát diễm là gì

Trần Viên Viên [chữ Hán: 陳圓圓 ; 1624 – 1681], tự Uyển Phân [chữ Hán: 畹芬], là một mỹ nhân thời Minh mạt Thanh sơ trong lịch sử Trung Hoa. Nàng từng được xưng tụng là một trong Giang Nam Bát Diễm [Tám người đẹp ở Giang Nam] và cũng bị quy cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh chiếm Trung Nguyên.

Trần Viên Viên [gọi tắt là Viên Viên], nguyên họ tên là Hình Nguyên [邢沅], xuất thân từ một gia đình lao động nghèo ở thôn Thái Nguyên, Vũ Tiến, Hình Châu [nay thuộc tỉnhGiang Tô, Trung Quốc].

Cha vốn là một người buôn bán nhỏ nhưng do hoàn cảnh bần hàn nên đã bỏ đi xa, để lại cô con gái duy nhất cho người em vợ nuôi. Khi trưởng thành, Viên Viên đã lọt vào “mắt xanh” của một kỹ viện nổi tiếng nhất Giang Tô. Do hoàn cảnh mồ côi sớm, nên lớn lên Viên Viên mang theo họ Trần của chồng người dì ruột nuôi dưỡng.

Ngoài nhan sắc, Viên Viên còn có kỳ tài về cầm, kỳ, thi, họa nổi bật so với những kỹ nữ cùng thời. Khi ấy, vua Minh là Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ nhà vua. Kề cận được Viên Viên, vua Sùng Trinh cứ ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều.

Khoảng thời gian này, các nhóm khởi nghĩa chống lại nhà Minh đã dần lớn mạnh, trong số ấy có lực lượng của Lý Tự Thành. Sau khi hay tin quân nổi dậy đánh lấy ba thành trì lớn, cộng thêm lời can gián của các quan, vua Sùng Trinh mới cho nàng ra ở trong phủ Chu quốc trượng.

Trong một bữa tiệc tại phủ, quốc trượng Chu Khuê cho Viên Viên ra múa hát, và nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào mắt xanh của Ngô Tam Quế. Và khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải Quan [nay thuộc tỉnh Hà Bắc], để ngăn chặn quân Mãn Châu, thì vua Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho ông. Sau đó, Viên Viên cũng được họ Ngô sủng ái, tuy nhiên, nàng không theo ra trận, mà vẫn ở lại Bắc Kinh.

Ngày 26 tháng năm 1644, lực lượng của Lý Tự Thành [tự xưng là Sấm vương] vào chiếm lấy Bắc Kinh, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thuận. Vua Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Quân nổi dậy bắt được Viên Viên, đem nạp cho Lý Tự Thành.

Theo GS. Phan Khoang thì khi nghe tin quân nổi dậy uy hiếp kinh đô, Ngô Tam Quế liền dẫn binh về cứu. Dọc đường, biết Bắc Kinh đã thất thủ, vua Minh đã chết, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ nên họ Ngô đã định hàng. Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên bị Tự Thành chiếm đoạt, Ngô Tam Quế nổi giận, đến xin hợp với quân Đa Nhĩ Cổn.

Lực lượng Lý Tự Thành, sau đó bị liên quân Ngô Tam Quế và Mãn Thanh đánh bại, phải bỏ chạy khỏi kinh đô, rồi Lý Tự Thành bị dân làng giết chết. Tiếp theo, Ngô Tam Quế diệt luôn được nhà Nam Minh ở Nam Kinh, nên được nhà Thanh phong là Tây Bình vương, cho trấn thủ ở Vân Nam.

Nhà văn Kim Dung trong tác phẩm Lộc Đỉnh Ký đã mô tả đoạn nhân vật chính Vi Tiểu Bảo của mình gặp Trần Viên Viên tại một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô thành Côn Minh [tức thủ phủ của Vân Nam]. Dù ít học và thô lậu, lại quen biết nhiều người đẹp, trong đó có con gái của Viên Viên [Nhân vật A Kha], nhưng Vi Tiểu Bảo vẫn xiêu lòng trước tài sắc của người phụ nữ gấp đôi tuổi mình.

Nhà văn Vũ Đức Sao Biển có bình luận về Viên Viên như sau: “Cuộc đời của Trần Viên Viên đúng là bi kịch của nhan sắc: hết làm trò chơi cho các danh sĩ và nhà hào phú đất Tô Châu; nàng lần lượt trở thành trò chơi cho Sùng Trinh Hoàng đế, Sấm vương Lý Tự Thành rồi Bình Tây vương Ngô Tam Quế. Cuộc chiến giữa Ngô Tam Quế và Lý Tự Thành tại Nhất Phiến Thạch làm chết cả vạn người, bị dư luận lịch sử Trung Hoa trút lên đầu của Trần Viên Viên. Chỉ có một người thông cảm với kiếp hồng nhan, đã làm một bài thơ để giãi bày hộ Trần Viên Viên. Đó là danh sĩ Ngô Vĩ Nghiệp với “Viên Viên khúc“…Và với một bút pháp kể chuyện có xen mô tả khá tinh tế, nhà văn Kim Dung đã xây dựng một Trần Viên Viên trở thành đệ nhất đại mỹ nhân trong hàng ngàn nhân vật nữ trong tiểu thuyết của mình. Những “Tiểu Long Nữ, Nhậm Doanh Doanh, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Siêu, Hân Tố Tố, Viên Tử Y, Vương Ngữ Yên”… cũng là những đại mỹ nhân nhưng là đại mỹ nhân ở tuổi 18-20. Họ không thể sánh bằng Trần Viên Viên ở tuổi 40 tươi đẹp, chân tình, trí tuệ, tài hoa và đau khổ!”

Khời đầu của Viên Viên khá giống mỹ nhân Trương Lệ Hoa thời Nam Bắc triều. Nàng cũng xuất thân từ một gia đình lao động nghèo hèn tại thôn Thái Nguyên. Viên Viên lẽ ra mang họ Hình, nhưng là con nuôi của gia đình họ Trần nên lấy họ cha mẹ nuôi và trở thành dưỡng nữ của họ, rồi sau đó đến Tô Châu làm ca kỹ. Viên Viên vốn có sắc đẹp hơn người, xinh đẹp hơn cả hai cô Trường Bình công chúa và Chiêu Ân công chúa, con gái vua Sùng Trinh lúc bấy giờ, thông thạo đàn hát nên có rất nhiều nam nhân đến xem nàng biểu diễn. Trong đó có Điền Văn là một phu` hộ có thế lực lớn do con ông ta là quý phi được Sùng Trinh sũng ái. Điền Văn trong một dịp tình cờ thưởng thức tài nghệ của Viên Viên và bỏ ra một số tiền lớn để mua nàng về.

Trần Viên Viên từ khi gặp được Ngô Tam Quế, một danh tướng của Sùng trinh tại phủ của Điền Văn thì cả hai đã phải lòng nhau. Có thể nói nguyên nhân khiến Ngô Tam Quế phản quốc hiến cho sụp đổ cả một vương triều Đại Minh phần lớn đều do Trần Viên Viên mà ra. Sự chuyển biến quan trọng đó là việc Trần Viên Viên bị Lý Tự Thành bắt giữ khiến Ngô Tam Quế sau nhiều lần suy tính, cuối cùng thỏa hiệp với Đa Nhĩ Cổn mở đường cho quân Thanh vào Sơn Hải quan, thẳng tiến đén Bắc Kinh

  • Ngô Tam Quế vốn yêu thích Trần Viên Viên khi nàng đang là ái thiếp của Điền Văn, nhân cơ hội Điền Văn lo sợ nghĩa quân Lý Tự Thành vây đánh cướp bóc gia trang của mình nên ông hứa sẽ bảo vệ Điền Văn, của cải và gia quyến được an toàn, đổi lại ông muốn Viên Viên thuộc về mình.
  • Khi đã có Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế lại phải tiếp nhận thánh chỉ dẫn quân ra quan ải chặn đường quân Thanh. Lý Tự Thành thừa cơ hội bắt giữ gia quyến của Ngô Tam Quế và luôn cả nàng Viên Viên mang đi. Trong khi đó vua Sùng Trinh chỉ còn biết cách dối gạt ông và bịa chuyện Viên Viên đang dưỡng bệnh tại hậu viên tránh tiếp xúc người ngoài.
  • Lý Tự Thành khi ấy đã tự phong mình là Đại Thuận Đế, tiến quân đến Sơn Hải quan và dùng gia quyến của Ngô Tam Quế làm điều kiện buộc ông quy hàng. Tuy nhiên, sau khi lật đổ nhà Minh, Lý Tự Thành sau đó lại cố chấp không thả người còn giết hết cả nhà Ngô Tam Quế gồm cha mẹ và anh chị em hơn ba mươi người [nhưng trong đó không có Trần Viên Viên]. Việc làm này khiến Ngô Tam Quế căm giận và về quy hàng nhà Thanh.
  • Liên minh Ngô Tam Quế – Đa Nhĩ Cổn nhà Thanh tổ chức nhiều đợt tấn công, đẩy lùi nghĩa quân Lý Tự Thành về Cửu Cung Sơn, Lý Tự Thành trúng tên bị thương nặng và qua đời.

Khi nhà Thanh chiếm được Trung Nguyên thì Trần Viên Viên gửi mật thư cho Ngô Tam Quế để ông đến đón nàng tại một thôn làng xa xôi nơi nàng lánh nạn. Tiếc thay hạnh phúc không được bao lâu thì Ngô Tam Quế rắp tâm làm phản mặc cho Viên Viên hết lời can ngăn. Ông lui quân về Hồ Nam, nơi mình được phong vương rồi chiêu binh mãi mã, tự đế lấy hiệu Chiêu Võ. Viên Viên quá bất mãn xuất gia đi tu và chết trong lúc Ngô Tam Quế lập quốc xưng vua. Lúc bấy giờ Khang Hi đã lên ngôi, thông minh sáng suốt, nhờ nhiều mưu thần người Mãn và các quan người Hán đã qui thuận tiếp sức, một mặt vừa lo đối phó với gian thần Ngao Bái, mặt khác tăng cường nhiều trận đánh khiến quân Ngô Tam Quế kinh hoàng. Quân Thanh vây kín thành Nhạc Châu, Ngô Tam Quế khi ấy thất thế chỉ biết rượu chè say sưa rồi một hôm trúng gió qua đời, nhà Thanh đại thắng.

Trích bản dịch của Viên Viên khúc

“…Mệt vì tăm tiếng lẫy lừng,

Rước mời, biếu xén tưng bừng đua nhau

Một hộc châu, vạn hộc sầu,

Quan sơn phiêu bạt dãi dầu mình ve.

Cuồng phong hoa rụng thảm thê,

Vô biên xuân sắc biết về nơi nao.

Đường thơm nay cảnh đìu hiu,

Chim kêu khắc khoải, sân rêu xanh rì.

Dời cung, thay áo sầu bi,

Lời ca điệu múa nhớ về Lương Châu.

Khúc Ngô chớ hát thêm sầu,

Ngày đêm sông Hán dạt dào về Đông.”

 

Tagged: khuynh quốc danh cơ, lý tự thành, minh mạt thanh, mỹ nhân, ngao bái, ngô tam quế, nhà Minh Thanh, sùng trinh đế, tần hoài bát diễm, trần viên viên, trung hoa

Thuận Trị hoàng đế yêu nhất phi tử là Đổng Ngạc là chuyện xưa ai cũng nghe nhiều nên thuộc. Thế nhưng rất nhiều dã sử ghi lại rằng, Đổng Ngạc Phi tên thật là Đổng Tiểu Uyển, một danh kỹ trước đây từng gả cho tài tử Giang Nam tên Mạo Tích Cương.

Sau, vì nhan sắc đẹp lộng lẫy, Đổng Tiểu Uyển bị Hồng Thừa Trù - một tướng lĩnh nhà Thanh thèm thuồng mỹ sắc mà bắt đi rồi hiến lên hoàng đế. Từ đó, Đổng Tiểu Uyển là phi tử được Thuận Trị hoàng đế cả đời yêu nhất. Thế nhưng, trên thực tế Đổng Ngạc Phi không phải là Đổng Tiểu Uyển, hậu thế đã nhầm lẫn quá nhiều.

Đổng Ngạc phi thường bị nhầm thành Đổng Tiểu Uyển. - Ảnh minh họa.

Theo tìm hiểu, có nhiều bộ tiểu thuyết như "Thanh cung diễn nghĩa", "Thanh cung 13 triều đại" đều đem Đổng Ngạc Phi viết thành Tần Hoài danh kỹ Đổng Tiểu Uyển kỳ danh là Bạch, tự Thanh Liên.

Đổng Tiểu Uyển nổi tiếng là nhan sắc tú lệ, rực rỡ lại tinh thông cầm kỳ thư hoa, năm 19 tuổi được gả cho tài tử Giang Nam Mạo Tích Cương. Đáng tiếc, nhan sắc trời sinh cũng khiến nàng truân chuyên.

Đam mê nhan sắc của Đổng Tiểu Uyển, sau khi chiếm được vùng Giang Nam, tướng quân nhà Thanh Hồng Thừa Trù liền bắt nàng về. Thế nhưng Đổng Tiểu Uyển trước sau không khuất phục vì vậy Hồng Thừa Trù đem nàng hiến cho hoàng đế.

Đổng Tiểu Uyển đúng thật là một kỹ nữ nổi tiếng xinh đẹp, tài giỏi nhưng nàng không có liên hệ gì với Đổng Ngạc phi. - Ảnh minh họa.

Qua khảo chứng của các chuyên gia, trong lịch sử quả thật có một danh kỹ dung mạo kinh diễm, tài năng hơn người tên Đổng Tiểu Uyển. Nàng cũng là một trong Tần Hoài bát diễm [8 đại mỹ nhân ở Tần Hoài].

 Tuy nhiên, chính xác thì Đổng Tiểu Uyển không phải là Đổng Ngạc phi, vị mỹ nữ Thuận Trị đế yêu nhất.

Theo Triệu Anh Kiện, nguyên phó chủ nhiệm sở quản lý văn vật Đông Lăng ở Hà Bắc cho biết, Đổng Ngạc phi và Đổng Tiểu Uyển là hai người khác nhau, không có bất cứ quan hệ gì. 

Chẳng qua chỉ chung một chữ Đổng. Vì dã sử thường thêm thắt các tình tiết cho ly kỳ hơn, hấp dẫn hơn, vì vậy viết Đổng Ngạc phi xuất thân là kỹ nữ, tên thật Đổng Tiểu Uyển.

Đổng Ngạc phi xuất thân con nhà võ tướng, tuyệt đối không phải danh kỹ nằm trong Tần Hoài bát diễm. - Ảnh minh họa.

Nếu chịu khó tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy, Đổng Ngạc phi không phải họ Đổng mà là Đổng Ngạc, xuất thân Mãn Châu Chính Bạch kỳ, quê quán ở Bát Đạo Giang, Liêu Ninh. 

Nàng phi này nổi tiếng xinh đẹp vô song lại có tài hiểu được lòng người, nhận được tình yêu và sự chuyên sủng của Thuận Trị đế, đến mức khiến nhiều người bất bình. 

Thậm chí có nhiều sử gia cho rằng, cái chết chóng vánh của Thuận Trị Đế là do bị tác động bởi sự ra đi của bà.

Còn về Đổng Tiểu Uyển, nàng cũng thực là thiếp của tài tử Mạo Tích Cương, tuy nhiên những năm cuối Minh triều là thời kì biến động khôn lương, mặc dù lang bạt kỳ hồ, hai vợ chồng nàng vẫn sống nương tựa lẫn nhau.

Đến thời Thuận Trị nhà Thanh, Đổng Tiểu Uyển chết vì bệnh nặng, hưởng thọ 28 tuổi. Lúc này, Thuận Trị mới chỉ 14 tuổi, hai người tuổi tác cách quá xa, không thể nào ở bên nhau. Vị danh kỹ này tuyệt đối không phải Đổng Ngạc phi, cũng không bị Hiếu Trang hoàng hậu hại chết.

Video liên quan

Chủ Đề