Tên lửa rocket là gì

>>

Lizzy:
Trích dẫn

Cái missile  mình không hiểu nên gọi là gì nhỉ. Đạn tự hành thì có vẻ đúng, hay là đạn tự đẩy. Nhìn chung bây giờ nói đạn tự hành Tomahaw  có vẻ lạ tai nhỉ. Nhưng tên lửa Tomahaw là sai,  Tomahaw  có thể có hoặc không động cơ tên lửa xuất phát, nhưng động cơ chính là động cơ turbine, động cơ máy bay. Người nước ngoài cũng không nói Rocket Tomahaw  bao giờ cả.

Bác ạ, em search tiếp, thì thấy nước ngoài họ nói

Trích dẫn

The main difference between rockets and missiles are that rockets have no guidence. Missilse can turn and track a target, while a rocket has to be aimed directly at a target.

Simply put, a missile is a "smart" rocket.

Nếu cái missile là smart rocket, thì mình dịch là tên lửa cũng đâu có sai, nên việc gọi Tomahaw là tên lửa tomahaw cũng vẫn chấp nhận được đấy chứ ạ :D

chiangshan:
Có lẽ AGM-62 là trường hợp đặc biệt bác Phúc ạ. Trên wiki tiếng Anh nó cũng viết thêm thế này : The designation of the Walleye as an "air-to-ground missile" is something of a misnomer, as it is a unpowered bomb with guide avionics, similar to the more modern GBU-15.

Những thằng khác đều có động cơ cả. Hồi trước có lần em đã thử định nghĩa "rocket" là "đạn phản lực không điều khiển", vậy "missile" là "đạn phản lực có điều khiển". Nhưng em nhớ hình như những thằng dùng động cơ turbine cũng đều có động cơ tên lửa để khởi động trước thì phải, thế thì gọi là "tên lửa" cũng châm chước được :D

Trích dẫn từ: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Mười, 2007, 05:55:19 pm

- Nhưng các chức năng - Fighter Ground Attack - Fighter-Bomber - Ground Attack thì có thể làm trên một máy bay. Ví như F-4 có đủ Fighter và Bomber . SU-24 là bomber nhưng SU-25 là Ground Attack. SU-27 là Fighter-Ground Attack. F-4 khi đối đất thì chỉ là Fighter-Bomber vì không có khả năng chống tank, chống công sự kiên cố, chống mục tiêu di động.

Fighter Ground Attack nhà ta dịch là "tiêm kích bom", Ground Attack hay Fighter-bomber gọi chung hết là "cường kích". Nhưng bọn Mẽo thì khi kí hiệu Su-22/24/25 hay F-105/111 lại đều dùng F [fighter].

dongadoan:
Nhưng em nhớ hình như những thằng dùng động cơ turbine cũng đều có động cơ tên lửa để khởi động trước thì phải, thế thì gọi là "tên lửa" cũng châm chước được :D
----------------------------------------------------------------------------------------------
  Còn gọi là động cơ khởi tốc!

huyphuc1981_nb:
Trích dẫn từ: Lizzy trong 29 Tháng Mười, 2007, 05:35:42 pm

Trích dẫn

Cái missile  mình không hiểu nên gọi là gì nhỉ. Đạn tự hành thì có vẻ đúng, hay là đạn tự đẩy. Nhìn chung bây giờ nói đạn tự hành Tomahaw  có vẻ lạ tai nhỉ. Nhưng tên lửa Tomahaw là sai,  Tomahaw  có thể có hoặc không động cơ tên lửa xuất phát, nhưng động cơ chính là động cơ turbine, động cơ máy bay. Người nước ngoài cũng không nói Rocket Tomahaw  bao giờ cả.

Bác ạ, em search tiếp, thì thấy nước ngoài họ nói

Trích dẫn

The main difference between rockets and missiles are that rockets have no guidence. Missilse can turn and track a target, while a rocket has to be aimed directly at a target.

Simply put, a missile is a "smart" rocket.

Nếu cái missile là smart rocket, thì mình dịch là tên lửa cũng đâu có sai, nên việc gọi Tomahaw là tên lửa tomahaw cũng vẫn chấp nhận được đấy chứ ạ :D

Em nhỏ nói đúng đấy, smart rocket thì gọi là tên lửa được.
Nhưng smart rocket là missile, nhưng không phải tất cả missile là smart rocket.

Cái này thì không ít người nhầm lẫn. Những cái search ấy nó nhầm đấy. Bọn Wiki tiếng Anh cũng cãi nhau ỏn tỏi. Tên lửa tiếng Anh là rocket. Những gì chạy bằng động cơ tên lửa gọi là tên lửa cũng được. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực nhiệt, nhưng chỉ chạy bằng những gì nó mang theo, không hút vào cái gì cả. Động cơ turbine của Tomahaw là động cơ dùng không khí, động cơ máy bay, không phải động cơ tên lửa.

Thực ra thì từ điển Oxford English Dictionary nói cũng rõ. Missile là đạn tự di chuyển đến mục tiêu, chứ không phải bắn bằng súng.  Theo thói quen, ngày nay tiếng Anh người ta dùng missile như guided missile. Tức là đạn vừa tự đi, vừa được dẫn.  Tiếng Tầu gọi missile là đạo đạn [导弹], đạo ở đây là dẫn dắt, đạn được dắt, cũng nghĩa trên.

Phần lớn các đạn tự di chuyển đến mục tiêu là tên lửa, nên nhiều người cứ đinh ninh đạn tự đi đến mục tiêu là tên lửa. Ví dụ:
Đạn tự hành đạn đạo, ballistic missile, người tầu phát chuẩn tức là đạn đạo đạo đạn, 弹道导弹 [//army.news.tom.com/class/missile/dandao.html]. 道 đạo này là đường, 导 đạo này là dẫn, đạn được dẫn đường đạn. Phần lớn các đạn ballistic missile là tên lửa đúng nghĩa, như V-2,Scud, R-24, R-7... nên phần lớn trong trường hợp này đều có thể dùng tên lửa đạn đạo. Vậy nên người ta dùng quen từ tên lửa đạn đạo, chính điều đó đã dẫn đến việc nhiều người tưởng rằng missile là tên lửa.
Phần lớn các đạn chống tăng có điều khiển là tên lửa, nhưng nhiều đạn chống tăng bắn từ nòng pháo không có động cơ, tất cả chúng đều là ATGM [anti tank guided missile].
Các đạn không đối đất của Mẽo là AGM [Air to Ground Missile]. Ví dụ như đạn AGM-62 không có chút động cơ nào, không thể gọi nó là tên lửa được. //www.fas.org/man/dod-101/sys/smart/agm-62.htm
Tomahaw cũng vậy, Mỹ goi nó là Cruise missile BGM-109, đạn hành trình.  //www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/bgm-109.htm . Đạn này có nhiều bản, phiên bản không đối đất hoàn toàn không có tí tẹo tên lửa nào. Lúc đó, dùng tên lửa Tomahaw là sai. Người Nga gọi những đạn này là đạn có cánh крылатый снаряд [крылатый=có cánh; снаряд=đạn], không liên quan gì đến tên lửa. Крылатая ракета là tên lửa có cánh, vì dụ như P-15 trưng bầy ở Bảo tàng Quân Đội.
Người Nga có ngữ pháp và hệ thống từ rất rộng và chặt, nên dịch ra tiếng Việt nhiều người nhầm. Cùng là đạn chống hạm có cánh, nhưng KS-1 là đạn có cánh không phải là tên lửa có cánh, P-15 gọi là đạn có cánh cũng được mà tên lửa có cánh cũng được. KS-1 là máy bay MiG-15 không người lái, vậy gọi KS-1 là tên lửa tức là gọi MiG-15 là tên lửa được. P-15 có động cơ tên lửa nên gọi nó là tên lửa được, cũng như các đạn khác dùng động cơ tên lửa.

Vấn đề là như vậy, nhưng bây giờ thay đổi cách nói rất khó. Tuy vậy, theo mình thì cứ đúng mà làm.

Mình thấy rằng, gọi tất cả missile là đạn tự dẫn, đạn tự hành.... gì đó thì đơn giản hơn là tìm hiểu xem nó chạy bằng động cơ gì để gọi nó là tên lửa hay máy bay, hay bom, hay đạn, hay ngư lôi. Thay vì tìm hiểu nhức đầu ta cứ phang missile là đạn tự hành [giả sử ta đã thống nhất như thế], quá tít. Có mỗi việc cần làm là ta thống nhất xem gọi missile là gì một lần, sau cứ thế.

To Đại trưởng Cự. BGM-109 có những bản xuất phát từ tầu ngầm, tầu thủy, máy bay. Những phiên bản phóng từ ống phóng tiêu chuẩn thì có động cơ tên lửa khởi tốc. Nhiều loại đạn chạy bằng không khí, những động cơ ramjet [dùng tốc độ để nén khí], có động cơ khởi tốc đến tốc độ mà ramjet chạy được. Tuy vậy, những động cơ đó không phải là động cơ chính. Ví dụ như phiên bản BGM-109 thả từ máy bay, không hề có động cơ khởi tốc.

To Sơn. có đoạn đấy là cái mà những người không hiểu nghĩa lý giải để hợp thức hóa cái sai của họ đấy.
Chuyện coi missile là tên lửa nước nào cũng có. Không riêng gì AGM-62 đâu, có rất nhiều phiên bản [mình không nhớ lắm, hình như có AGM-130 hay 138] đều có những phiên bản nhỏ hơn không và có động cơ. Trước đây mình cũng đau đầu missile là gì lắm rồi cố lý giải như Sơn, sau này mới biết, đó là những thứ không bắn đi từ súng mà bằng gì đó cùng với điều khiển đến được mục tiêu thôi. Phần lớn các cách tự đi như thế bằng tên lửa nhưng có những cách không là tên lửa. Sơn thấy không, không thể gọi MiG-15 hay những bom không động cơ là tên lửa.
Trước đây wiki tiếng Anh cãi cọ ghê gớm vấn đề ấy lắm, nay nó đã thống nhất khá đúng và dọn dẹp lại rất gọn article //en.wikipedia.org/wiki/Missile. Nó cũng nói đến chuyện người ta thường dùnh chung missile và guided missile. Thực ra nghĩa gốc của missile chỉ là đạn tự đẩy, đạn tự hành, tức là có cả rocket không điều khiển. Nhưng không hiểu tại sao ngày nay đều dùng missile với nghĩa guided missile. Có thể là nói tắt thành quen.
Theo mình, có thể dùng đạn dẫn được không nhỉ. Có hai từ đạo trùng âm [đạo là dẫn và đạo là đường, mịe hai từ này lại cùng gốc mới ức]. Anh em nghĩ ra cách nào hay đi ????

To Sơn.
Về cái SU-25, mình thấy gọi là F chuối nhỉ. Con này thì không chiến gì. Đúng chức năng của nó là chống thiết giáp hạng nặng. Tốc độ cố lết bằng đốt đít mới lên đến M1 thì có mà không chiến với trực thăng.
SU-22 coi là Ground Attack được nhỉ.  SU-24 là ném bom hay tấn công mặt đất đều được.
Không thể hiểu. Bọm Mỹ còn có phong tục đặt tên máy bay bùn cừi lắm. Như, nó chế ra một con F-4 gốc, rồi từ đó chế ra các con F-4 ném bom, F-4 không chiến, F-4 trinh sát.... Nhưng đều gọi là F-4 cả.
F-111 tương ứng với MiG-23, nên MiG-23 cũng là dòng F ???? chuối???.

Thật ra ban đầu Tầu dùng Tiêm Kích chỉ đánh chặn-không chiến nhẹ-Interceptor, Cường Kích chỉ máy bay kiểm soát bầu trời-không chiến nặng-air superiority-fighter, đều là không chiến. Nhưng sau chúng loạn tùng bậy lên. Nhưng các chức năng của máy bay lại nhiều hơn là tiêm với cường.
Theo mình, hơi mệt nhỉ. Ví như F-4C=ném bom bổ nhào[Ground Attack], F-4D=không chiến nặng [fighter]. F-4E thêm tính năng đánh chặn-không chiến nhẹ-Interceptor. Tuy vậy, đây là máy bay đa năng, khác biệt giữa các loại không nhiểu, mỗi loại đều có thể làm cả ba nhiệm vụ: khống chế bầu trời, tấn công mặt đất chính xác và hỗ trợ mặt đất bám sát [Air Superiority, Ground Attack, Close Air Support].

Theo mình, đành bỏ công ra chọn cách dịch cho từng loại thôi. Nhưng cũng nên phiên phién đỡ mất công. Ví như MiG-15, MiG-17, MiG-21 là tiêm kích tất. MiG-19 và tất cả các loại F-4 là cường kích, tức là tất cả nhứng loại không chiến mạnh. SU-22 có các chức năng tấn công mặt đất chính xác và ném bom + hỗ trợ bám sát, dịch là F, cường kích cũng được. SU-24 thừa kế MiG-23 với F-111, ném bom được đánh nhau được, vậy cũng F. SU-25 thì không F được, nó chỉ hỗ trợ bám sát và tấn công mặt đất chính xác Ground Attack, Close Air Support, cái này tớ thua, chả tiêm cũng không cường.
Sơn có thể cho tớ biết cụ thể hơn cái tình huống đó không.

Chức năng tấn công mặt đất thông thường được chia ra 3 cái bombard, Ground Attack, Close Air Support.

Ground Attack là tấn công mục tiêu cụ thể kiên cố. Close Air Support là hỗ trợ mặt đất bám sát, đây là kiểu bám theo trận đánh hỗ trợ lục quân, yêu cầu bắn được xe cộ và thiết giáp hạng nặng, công sự kiên cố và cả người... những gì của lục quân. Nó cũng cần bay lâu trên bầu trời trận đánh.  SU-25 ban đầu là chống tank anti heavy armour, ngày nay gọi là Close Air Support. Cùng chức năng SU-25 Mỹ gọi là A-10, chắc là Ground Attack. Thật ra, Close Air Support chỉ là một nhóm nhỏ trong Ground Attack.

huyphuc1981_nb:
Lại còn thiết giáp. Mình gặp mấy ông dịch sách, ngay cả trang phim tầu cũng vậy. Hai chiếc Trấn Viễn và Định Viễn của Bắc Dương Thủy Sư họ dịch thành thiết giáp hạm. Rôi cả Chiến hạm Rạng Đông cũng dịch thành thiết giáp hạm.

Tiếng mình dùng Thiết Giáp Hạm chỉ loại tầu giáp dầy súng to như Yamato battleship, cái này Nhựt nó gọi là Chiến Hạm.
Cái tầu Chiến hạm Rạng Đông là tầu tuần dương thiết giáp, armoured cruisers.

Hay gặp nhất là hai chú Định Viễn với Trấn Viễn dở hơi ăn cám lợn. Đây là hai tầu ironclad, tầu bọc thép, nhưng tầu khựa nó phong là thiết giáp hạm cho oai. Nó cũng có từ tầu bọc thép, trang thiết hạm, nhưng bà Thái Hậu thích oai gọi là thiết giáp hạm. Thành ra rất nhiều người Tầu gọi kiểu tầu bọc thép là thiết giáp hạm, nhiều người còn không biết trang thiết hạm là gì nữa. Kệ tầu nó gọi là gì, nhưng hai chú Định Viễn với Trấn Viễn dở hơi ăn cám lợn không phải là thiết giáp hạm tiếng ta.

Rocket và tên lửa khác nhau thế nào?

Loại thứ nhất là rocket [đôi khi được phiên sang tiếng Việt là rốc két], dùng nhiên liệu rắn thường không có điều khiển, do đó được gọi là "tên lửa [không có điều khiển]". Loại thứ hai là missile, có thể dùng nhiên liệu rắn hoặc lỏng có hệ điều khiển, do đó được gọi là "tên lửa có điều khiển".

Tên lửa đẩy có tác dụng gì?

Tên lửa đẩy [hay còn gọi là tên lửa vũ trụ] là loại tên lửa đạn đạo để đưa các tàu vũ trụ hoặc vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất hoặc tiến hành du hành vũ trụ đến các hành tinh trong phạm vi Hệ Mặt Trời hoặc thoát khỏi Hệ Mặt Trời.

Tên lửa có từ bao giờ?

Tên lửa hành trình nguồn gốc từ rất sớm, năm 1917 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dự án "ngư lôi bay" [Kettering bug] của quân đội Hoa Kỳ: người ta thử nghiệm một loại máy bay hai tầng cánh [biplane] chất đầy thuốc nổ cho cất cánh về phía mục tiêu.

Súng rocket là gì?

Rốc két [tiếng Pháp: roquette; tiếng Anh: rocket] hay đạn phản lực loại đạn được phóng tới mục tiêu nhờ lực đẩy của động cơ phản lực. Rốc két có thể được phóng từ các thiết bị phóng [giá, ống, bệ, giàn phóng...] đặt trên mặt đất, xe, khí cụ bay hoặc tàu chiến.

Chủ Đề