Tha phương cầu thực là gì

Đi xa khổ nhưng trắng trẻo, tết nhứt có quà bánh và được chờ đón là "người Sài Gòn" về quê, ai cũng vui, cũng mừng.

Câu chuyện của người dân quê tôi tha phương cầu thực giữa Sài Gòn, khó khổ ở đâu không thấy, nhưng về quê có chút quà, có ít tiền ăn Tết là một điều gì đó hãnh diện, ước mơ... Đó là những lý do thôi thúc họ lên đường!

Và nó hẳn cũng là câu chuyện của ngày hôm nay - thời sự không chỉ trong nước mà còn cả thế giới - khi thông tin về 39 người chết trong một chiếc xe container ở Anh khiến thế giới bàng hoàng.

Họ quyết lòng đi tha hương cầu thực, với niềm tin về một tương lai rạng ngời hơn...

Hẳn, họ cũng như Dần, như bao thanh niên khác ở những vùng quê miền Trung 2 mùa nắng mưa khắc nghiệt, hoặc ra Hà Nội hoặc vào TP.HCM tìm việc để làm.

Thoạt tiên, tha phương cầu thực phản ánh việc bỏ quê hương, bản quán đến với phương trời xa lạ để kiếm ăn.

Ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này thực ra là sự tổng gộp nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó: tha khác, lạ [tha phương: phương khác, xứ lạ] cầu: xin, tìm kiếm, thực: ăn [cầu thực: kiếm ăn, xin ăn, kiếm sống]. Trong nhiều trường hợp ý nghĩa của thành ngữ tha phương cầu thực không tách khỏi ý nghĩa các thành tố. Ý nghĩa của nó là sự phản ánh trực tiếp ý nghĩa các thành tố trong sự kết hợp với nhau. Vì vậy, tha phương cầu thực chỉ có nghĩa là xin ăn, kiếm sống ở nơi khác.

Tuy nhiên, đã là thành ngữ thì tất yếu ý nghĩa của nó phải vượt ra ngoài ý nghĩa của các thành tố, để tạo thành một chỉnh thể khái quát hơn, với sắc thái ngữ nghĩa bóng bẩy hơn. Tha phương cầu thực cũng vậy. Nó không đơn thuần chỉ sự xin ăn, kiếm sống nơi khác, mà biểu thị sự lang thang nay đây mai đó để kiếm sống. Trong trường hợp này, tha phương cầu thực được dùng như một phụ từ, có khả năng kết hợp và hạn định động từ đi để tạo nên dạng thức đi tha phương cầu thực.

Đặc biệt, tha phương cầu thực được dùng để nhấn mạnh về sự phiêu bạt của những cuộc đời, những số phận con người lênh đênh chìm nổi. Với nét nghĩa này, tha phương cầu thực có khả năng kết hợp với các từ chỉ hướng tới, đến, lên, xuống, qua, sang, về, lại... để tạo các dạng thức tha phương cầu thực...

Thành ngữ tha phương cầu thực còn có biến thể khác là tha hương cầu thực. Ý nghĩa và cách dùng của hai dạng thức này hoàn toàn giống nhau.

Từ xưa đến nay, mọi người luôn cố gắng, nỗ lực đấu tranh cho tương lai. Họ thường lựa chọn rời xa quê hương, tìm đến nơi “đất lành chim đậu” để có nhiều cơ hội phát triển bản thân. Họ “Tha hương cầu thực” với khát khao đạt được những mục tiêu mình đề ra, đứng trên đỉnh cao của danh vọng.

Khi nhắc đến những người con xa xứ để lập nghiệp, chúng ta thường ví von với câu “Tha hương cầu thực”. Câu thành ngữ này có ý nghĩa gì? Liệu rời xa quê hương để chinh phục những mục tiêu mới có thực sự đáng sợ? Hãy cùng bài viết tìm hiểu khái niệm, thông điệp và bài học sâu xa mà câu thành ngữ muốn truyền đạt nhé!

Để hiểu rõ hơn nghĩa đen và nghĩa bóng của câu “Tha hương cầu thực”, chúng ta cần đi khai thác ý nghĩa của từng thành tố trong câu. Thành ngữ trên còn có biến thể khác là “Tha phương cầu thực”. Ý nghĩa của hai câu là hoàn toàn giống nhau.

Theo nghĩa Hán Việt, “tha” có nghĩa là khác, lạ; “hương” là quê hương; “cầu” có nghĩa là xin, tìm kiếm, còn “thực” là ăn. “Cầu thực” được hiểu là xin ăn, kiếm sống, kiếm ăn. Đại ý của câu “tha hương cầu thực” là xin ăn, kiếm sống ở nơi khác, phản ánh chân thực hình ảnh con người lựa chọn rời bỏ quê hương để đến nơi xa xôi để tìm kiếm cuộc sống.

Tuy nhiên, đa số các câu thành ngữ luôn có sự lồng ghép nhiều lớp ý nghĩa với nhau nhằm biểu đạt một cách hoàn chỉnh những lời dạy bảo, khuyên răn của ông cha ta dành cho thế hệ mai sau. Câu “Tha hương cầu thực” cũng vậy. Nó không chỉ đơn thuần diễn đạt ý nghĩa con người đi đến một nơi xa lạ để kiếm sống, mà nó còn thể hiện sự rải rác, lưu luyến của những số phận bấp bênh, ngày qua ngày để kiếm sống.

Nhiều người hiểu nghĩa câu thành ngữ “Tha hương cầu thực” như một sự nhấn mạnh về cuộc sống phiêu bạt của những người lang thang, lênh đênh. Trong cuộc sống này, chẳng có ai muốn rời xa gia đình, lựa chọn từ bỏ quê hương để đến một nơi hoàn toàn xa lạ để bắt đầu một khởi đầu mới. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, cuộc sống vô ưu vô lo cho những người mình yêu thương mà thôi.

2. “Tha hương cầu thực” có đáng sợ không?

Không chỉ nhắc đến quá khứ xa xưa, ngay cả trong cuộc sống ngày nay ở các thành phố lớn, dân thành thị chủ yếu không phải là người bản địa, mà chủ yếu là những người bắt nguồn từ các tỉnh lẻ. Bởi vì hầu như rất nhiều người cho rằng thành thị là nơi “đất lành chim đậu”.

Người ta thường nói với nhau rằng, thành phố thật là hoa lệ, chẳng bao giờ thôi tấp nập, đông đúc. Thật vậy, “hoa” cho người giàu, nhưng “lệ” lại dành riêng cho những người con xa xứ, chấp nhận rời bỏ quê hương để đến một nơi xa xôi để tìm kiếm miếng cơm, manh áo, một cuộc sống tốt đẹp ở tương lai.

Có lẽ “tha hương cầu thực” thật sự đáng sợ với những ai yếu lòng hoặc chưa sẵn sàng từ bỏ sự quen thuộc, gắn bó keo sơn với bản thân để bắt đầu mọi ước mơ, khao khát ở một vùng trời mới. Khi lạc loài nơi xứ người, những lúc mệt mỏi và nhớ đến cha mẹ tần tảo sớm hôm ở quê, chúng ta xao xuyến, chạnh lòng, rồi bất giác rơi nước mắt lúc nào không hay.

Một mình trong căn phòng trống, chúng ta cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Có khi lại rơi vào trầm tư, suy nghĩ về cuộc đời và nhận ra rằng bản thân không thể thay đổi điều gì. Chỉ có lựa chọn con đường “tha hương cầu thực” mới giúp cuộc sống của chúng ta và những người thân yêu trở nên hoàn mỹ, hạnh phúc hơn.

Chúng ta đã từng đứng trước lựa chọn ở lại quê nhà trồng rau nuôi cá để gần cha mẹ hay tiếp tục bôn ba nơi xứ người chưa? Ai cũng đã trải qua điều đó, phải không? Bởi chúng ta không thể chống lại vòng xoáy kiếm tiền, muốn giảm đi khó khăn cho cha mẹ và có một cuộc sống dư dật, chúng ta phải chịu đựng những cảm xúc đó.

Nếu thành quả, thành công mà chúng ta đạt được và những trái ngọt mà chúng ta thu hoạch trong tương lai xứng đáng với công sức chúng ta bỏ ra, thì “Tha hương cầu thực” không đáng sợ như chúng ta nghĩ. Chỉ cần mạnh mẽ, cố gắng vượt qua mọi chướng ngại, thử thách, thì thành công sẽ đến với chúng ta.

3. Tạm biệt cảnh “Tha hương cầu thực” và hãy sống lạc quan rồi mọi thứ tốt đẹp sẽ đến

Gia đình hay tiền tài quan trọng? Đây quả thật là một câu hỏi khó trả lời chính xác. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định được giá trị cuối cùng mà chúng ta mong muốn. Gia đình chính là nền tảng vững chắc, là nguồn lực tinh thần mỗi khi chúng ta gặp khó khăn, do đó, chúng ta cần bảo vệ và trân trọng.

Nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn, gian khổ nên chúng ta – thế hệ trẻ hãy mạnh mẽ như cây xương rồng vươn mình trong biển cát sa mạc, vượt qua các chướng ngại vật để đạt được mục tiêu một cách ngoạn mục. Đừng ngại làm việc nơi xa lạ, chỉ khi chăm chỉ trồng cây thì mới có trái ngọt vì chúng ta xứng đáng.

Đừng mải mê kiếm tiền mà bỏ bê gia đình, nhưng cũng đừng vì muốn có gia đình mà không chịu phấn đấu cho tương lai. Cách tốt nhất là chúng ta phải biết cân đối, hòa hợp cả hai, sắp xếp thời gian cho gia đình và công việc hợp lý. Chỉ khi chúng ta biết bản thân muốn gì và cần gì thì con đường phía trước sẽ trở nên rộng lớn, dễ dàng hơn.

Có lẽ chỉ những người phải trải qua hoàn cảnh “tha hương cầu thực” mới cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, gia đình, những cảm xúc khó diễn đạt thành lời, những khoảnh khắc bơ vơ, lạc lõng giữa một thành phố toàn người lạ. Nhưng không sao, chúng ta hãy sống lạc quan, đối diện với mọi thứ một cách tích cực thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến. Cuộc sống chẳng bao giờ phụ người có lòng.

Chúng ta sẽ không cô đơn vì đâu đó trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người “tha hương cầu thực”, rải rác khắp nơi. Suy cho cùng, đường đi là do chúng ta lựa chọn. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, chỉ cần tạm xa nơi xa lạ để trở về vòng tay yêu thương của gia đình, để được an ủi, chữa lành những vết thương trong tâm hồn và thể xác. Thời gian bên gia đình là hạnh phúc, yên bình nhất.

Thành ngữ “Tha hương cầu thực” gợi lên sự thương cảm sâu sắc với những số phận lang thang, phiêu bạt nơi xứ người vì miếng cơm manh áo. Chỉ cần cố gắng, phấn đấu hết mình và sống lạc quan, vui vẻ, thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta. Bên cạnh đó, biết cách dung hòa gia đình và công việc để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

Chủ Đề