Thần chủ đạo mẫu là ai

04/06/2021 11:34 View: 25644

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và đặc biệt là rất thuần Việt, nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu. Vậy các vị Thánh trong đạo Mẫu gồm những ai? Thần chủ của đạo Mẫu là vị thánh nhân nào? Các giá chúa trong đạo Mẫu?...

Tuy nhiên, trong đạo thờ Mẫu không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh [ thường gọi là: Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh] với một trật tự chặt chẽ mà trật tự này được thể hiện trong các giá hầu đồng thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo trật tự nhất định.

1. PHỤ VƯƠNG ĐẠI THÁNH

Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, và trước tiên ta phải kể đến vị thần tối cao nhất là Ngọc Hoàng Đại Đế, tuy nhiên khi thỉnh đồng không thỉnh Ngọc Hoàng Đại Đế mà chỉ thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu, tiếp theo là Vua Cha Bát Hải Động Đình với hai bà hầu hai bên.
Các vị Phụ vương đại thánh gồm:

  • - Ngọc Hoàng thượng đế [ Thiên phủ]
  • - Bát hải Long vương [ Thoải phủ]
  • - Tản viên Sơn thánh [ Nhạc phủ]
  • - Thập diện Minh vương [ Địa phủ]

2. BẢO HỘ DÂN QUỐC THÁNH MẪU

Bốn vị Thánh Mẫu là bốn vị Thánh tối cao nhất của đạo Mẫu, khi hầu đồng người ta phải thỉnh bốn vị Thánh Mẫu trước tiên rồi mới đến các vị khác. Tuy nhiên có một điều là khi thỉnh mẫu người hầu đồng không bao giờ mở khăn phủ diện mà chỉ đảo bóng rồi xa giá, đó là quy định không ai được làm trái và hầu như thế [người ta gọi là "hầu tráng mạn" hay các cụ đồng cao tuổi gọi là "Trải qua xem rạng"].

Sau giá Mẫu, từ hàng Trần Triều trở đi mới đựoc mở khăn hầu đồng; cũng theo sách cổ thì vì bốn giá Mẫu lại hóa thân vào bốn giá Chầu Bà từ Chầu Đệ Nhất đến Chầu Đệ Tứ, nên coi như Bốn giá Chầu Bà là hóa thân của Bốn giá Mẫu.

  • - Mẫu đệ nhất [ Thiên phủ] danh hiệu Thanh vân công chúa
  • - Mẫu đệ nhị [ Địa phủ ] danh hiệu Liễu hạnh công chúa
  • - Mẫu đệ tam [ Thoải phủ] danh hiệu Xích lân công chúa
  • - Mẫu đệ tứ [ Nhạc phủ] danh hiệu Sơn lâm công chúa

3. NGŨ VỊ TÔN QUAN

  • - Quan lớn đệ nhất thượng thiên: quyền cai Thiên phủ trên trời, là thần làm mưa làm gió, là quan trong cung điện Ngọc hoàng, mặc áo màu đỏ
  • - Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn: Quyền cai rừng núi Lâm cung, lên rừng xuống biển tâu về Bát hải long vương, ông là vị giám sát trước để đánh trận xông pha, ông mặc áo màu xanh
  • - Quan Lớn đệ tam thoải phủ: Là con vua Bát hải long vương, ông mặc áo bào màu trắng, cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỷ thế tà giới
  • - Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai: Là quan Địa linh quyền cai đất bằng, ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng dân, giữ an lành nước Việt, ông mặc áo màu vàng
  • - Quan Lớn đệ Ngũ Tuần Tranh: Là quan lớn, mặc áo bào màu xanh biển, cầm thanh long đao to

* Lục phủ tôn ông:

  • - Đệ nhất vương quan. Danh hiệu Quan điều thất
  • - Đệ thập vương quan. Danh hiệu Quan Hoàng triệu

4. TỨ PHỦ CHẦU BÀ

Tứ vị Thánh bà hay Tứ Vị Chầu Bà được coi là hóa thân phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Tuy gọi là Tứ Vị Chầu Bà đại diện cho Tứ phủ, nhưng số lượng các vị thánh Chầu có thể tăng lên tới 12. Tuy nhiên trong số đó các Chầu bà từ Đệ Nhất tới Chầu Lục cùng Chầu bé thường hay giáng đồng, được biết đến rõ thần tích, có nơi thờ phụng riêng, còn các vị thánh khác ít giáng đồng và không mấy người biết tới.

  • - Chầu Đệ Nhất [ hóa thân thánh mẫu Thượng Thiên ]. Thiên phủ
  • - Chầu Đệ Nhị [ Nhạc phủ ]: Danh hiệu Ngôi kiều công chúa
  • - Chầu Đệ Tam [ hóa thân Mẫu Thoải ] Thoải phủ: Danh hiệu Thủy Điện công chúa
  • - Chầu Thác Bờ [ Thoải phủ, Nhạc phủ]: có người hầu giá thứ 3, tức là chầu đệ tam, bà chúa Thác bờ.
  • - Chầu Đệ Tứ khâm sai Tứ phủ [ địa phủ]: danh hiệu Chiêu dung công chúa. Đình Cốc thượng là nơi tôn thờ Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba
  • - Chầu Ngũ thờ ở Suối Lân , Lạng Sơn [ Nhạc phủ] : Danh hiệu Suối Lân công chúa
  • - Chầu Lục [ Nhạc phủ] Danh hiệu Lục cung công chúa
  • - Chầu Bảy [ Nhạc phủ] Danh hiệu Tân la công chúa
  • - Chầu Bát thờ ở Tiên La Thái Bình [ Nhạc phủ ]: Danh hiệu nữ tướng Bát nàn
  • - Chầu Cửu [ Cửu Huyền Thiên Nữ - Bỉm sơn - Thanh Hóa ]
  • - Chầu Mười ở Mỏ Ba [ Đồng Mỏ - Chi Lăng ] Nhạc phủ: Danh hiệu nữ tướng Đồng mỏ Chi lăng
  • - Chầu bé ở Bắc Lệ [ Nhạc phủ] Danh hiệu Chầu bé Bắc lệ
  • - Chầu bà Bản đền: Danh hiệu thủ điện công chúa

5. THẬP VỊ THỦY TẾ

Trong dòng tranh dân gian Hàng Trống có một bức tranh vô cùng nổi tiếng trong loại tranh thờ đó là "Ông Hoàng cầm quân". Bức tranh đã miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng. Cũng như hàng Quan Lớn, các Ông Hoàng cũng đều là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng.
Hàng Ông Hoàng gồm

  • - Ông Hoàng Cả [ Thiên phủ]: Danh hiệu ông Hoàng quận, Lê Lợi
  • - Ông Hoàng Đôi [ Người Mán ]: Nhạc phủ
  • - Ông Hoàng Bơ thoải cung
  • - Ông Hoàng Tư [ Thoải phủ] Danh hiệu ông Hoàng khâm sai
  • - Ông Hoàng Năm
  • - Ông Hoàng Lục Thanh Hà
  • - Ông Hoàng Bảy [ Nhạc phủ] danh hiệu ông Hoàng Bảo Hà
  • - Ông Hoàng Bát quốc [ Thoải phủ ] danh hiệu Ông Đệ bát đồng bằng sông Diêm
  • - Ông Chín Cờn [ Thiên phủ] danh hiệu ông Cờn môn
  • - Ông Hoàng Mười [ địa phủ] danh hiệu ông Nghệ An

Đọc ngay: Truyện tâm linh: Nhà Thánh

6. TỨ PHỦ TIÊN CÔ

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu, Chúa Mường, Chầu Bà. Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang, gương liệt nữ, cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng. Tứ Phủ Tiên Cô gồm:

  • - Cô cả Thượng Thiên [thiên phủ]
  • - Cô Đôi Thượng Ngàn [Nhạc phủ]
  • - Cô Bơ Hàn Sơn [Thoải phủ] tức là cô bơ bông, cô bơ Tây hồ
  • - Cô Tư Ỷ La [địa phủ]
  • - Cô Năm Suối Lân [nhạc phủ]
  • - Cô Sáu Lục cung [Nhạc phủ]
  • - Cô Bảy Kim Giao [nhạc phủ]
  • - Cô Tám Đồi Chè [nhạc phủ]
  • - Cô Chín thượng ngàn
  • - Cô Chín Giếng [cô 9 Sòng ]
  • - Cô Mười Đông mỏ [nhạc phủ]

- Cô bé:

  • Cô bé Thượng ngàn
  • cô bé Đông Cuông [Nhạc phủ]
  • Cô Bé Suối Ngang [Hữu lũng ]. Nhạc phủ
  • Cô Bé Thoải phủ

- Cô Bản đền bản cảnh:

  • Cô cả núi Dùm
  • Cô cả Bắc Ninh
  • Cô đôi cam đường [ nhạc phủ]
  • Cô Bé Sa Pa
  • Cô Bé Thạch Bàn
  • Cô Bé Chín tư - cô bé lục cung
  • Cô Bé Bắc Nga
  • Cô Bé Tân An
  • Cô Bé Xương Rồng, cô bé Xương Long
  • Cô Bé Cấm Sơn, Lào Cai
  • Cô bé Đèo Kẻng [ Thất ô]
  • Bé Tân An [ Lào cai ]
  • Cô bé Cây xanh [ Bắc Giang ]
  • Cô bé Nguyệt hồ [ Bắc Giang ]
  • Cô bé Minh Lương[ Tuyên Quang ]
  • Cô Bé Tây Hồ
  • Cô bé Thác Bờ [ hòa Bình ] Thoải phủ
  • Cô bé Thoải phủ [ Thoải phủ]
  • Cô bé Đồng Đăng
  • Cô bé Mỏ Than
  • Cô bé Bản Đền
  • Cô bé Den [ Cô bé Sóc ]: Nhạc phủ

7. THẬP VỊ TRIỀU CẬU

Tứ phủ Thánh Cậu là những người chết trẻ, từ 1- 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh. Người ta không biết rõ đầy đủ về 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu, họ là các phụ tá của các Ông Hoàng. Thường thì lần lên đồng nào cũng có giá Cậu bơ [ ba ] và Cậu bé. Đó là những giá đồng có tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng nghịu của trẻ con, kèm theo các điệu múa lân hay múa hèo khá sôi nổi.
Tứ phủ Thánh Cậu gồm có:

  • Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy [ Thiên phủ]
  • Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn
  • Cậu Hoàng Đôi [ Nhạc phủ]
  • Cậu Hoàng Bơ [ Thoải phủ]
  • Cậu Hoàng Tư
  • Cậu Hoàng Năm
  • Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang [ Cậu Hoàng Quận ] Nhạc phủ

Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông ....

8. NGŨ HỔ & ÔNG LỐT

Ngũ hổ:
Trong điện thần Đạo Mẫu có thờ Ngũ Hổ, biểu tượng Sơn thần, trấn giữ Ngũ Phương. Tượng Ngũ Hổ thường được thờ ở Hạ Ban, tức bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng. Lễ vật dâng thường là thịt sống, Trứng vịt cũng có khi thần Ngũ Hổ nhập đồng.

  • Hắc Hổ trấn giữ phương bắc
  • Bạch Hổ trấn giữ phương tây
  • Hoàng Hổ trấn giữ trung tâm
  • Thanh Hổ trấn giữ phương đông
  • Xích Hổ trấn giữ phương nam

Ông Lốt [rắn]:
Là biểu tượng của Thuỷ Thần, thường là cặp rắn trắng [Bạch Xà] và rắn xanh [Thanh Xà], linh tượng lưỡng xà nằm vắt ngang phía trên ban thờ Công Đồng.

  • Thanh Xà Đại tướng quân
  • Bạch xà đại tướng quân

Tamlinh.org

Thờ cúng

Tâm linh

Căn đồng số lính

Đạo Mẫu Tam Tứ Phủ

Tín ngưỡng Tứ Phủ là tín ngưỡng dân gian thuần Việt đã có lịch sử hình thành, phát triển hơn nghìn năm tại Việt Nam. Tục thờ hệ thống thần linh Tứ Phủ thể hiện đặc sắc đời sống tâm linh của người Việt xưa và nay, là một nét đẹp văn hóa tinh thần đặc trưng riêng có của dân tộc. Để có cái nhìn toàn diện và chi tiết về tín ngưỡng tâm linh phủ khắp đời sống nhân dân đất Việt, sau đây Oản Cô Tâm sẽ hệ thống toàn bộ các vị thần linh Tứ Phủ bao gồm hàng vị và vai trò của từng vị thánh.

Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc các vị Thánh trong hệ thống Tứ Phủ theo từng tháng

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” và “Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ” có giống nhau? 

Theo quan điểm của tác giả cuốn sách “Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ thánh ở Việt Nam”, rất nhiều người thường hay nhầm lẫn về hai khái niệm này. Về cơ bản “Tín ngưỡng thờ Mẫu” và “Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ” có phần giống nhau nhưng, tín ngưỡng thờ Mẫu có phần rộng hơn. 

Xem thêm: Chiêm ngưỡng những mẫu Oản Tài Lộc đẹp nhất dâng ngày tiệc thánh.

Cụ thể, lớp tín ngưỡng thờ Mẫu phủ rộng khắp miền Bắc Trung Nam Việt Nam, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tại miền Bắc, bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số nữ thần được cung đình hóa và lịch sử hóa để trở thành các Mẫu thần tương ứng thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của triều đình phong kiến với danh xưng như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu,…

Từ thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam Tứ Phủ được định hình và phát triển với sự xuất hiện của thánh mẫu Liễu Hạnh, mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, … cùng các vị thánh khác thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ.

Ở Trung Bộ, hình thức thờ Mẫu thể hiện qua hình thức thờ Nữ thần và mẫu thần như Tứ Vị Thánh Nương, Bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na.

Ở Nam Bộ, tục thờ Mẫu thần và Nữ thần ít rõ ràng hơn với các vị thần được thờ phụng như Bà Ngũ Hành, Tứ Vị Thánh Nương, Bà Chúa Lộc, Bà Tổ Cô, …

Ngoài ra, không giống tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam Tứ Phủ còn thờ các nam thần khác như các vị vua cha, ông hoàng, quan hoàng, thánh cậu, … Sự xen kẽ số lượng nam thần với số lượng nữ thần đồng đều cho thấy Tam Tứ Phủ có sự đồng đều, hài hòa về âm và dương. 

Như vậy, với hệ thống các vị thần linh được thờ tự tại thần điện Việt Nam, gọi là Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ hay Tứ Phủ có phần chính xác hơn.

Vậy cụ thể hệ thống các vị thần linh bao gồm những ai? Bạn đọc cùng theo dõi trong nội dung sau đây.

1. Bồ Tát

Nhiều người thường cho rằng Tứ Phủ Vạn Linh hoàn toàn không liên quan đến Đạo Phật. Trái ngược lại, Đạo Phật lại có vị trí quan trọng trong hệ thống Tứ Phủ. Thường thấy tại các ngôi đền thuộc Tứ Phủ thường đặt tượng thờ Bồ Tát thờ tự, cung kính. Ngoài ra trong các bài văn khấn Tứ Phủ cũng thỉnh đến Bồ Tát. 

Ảnh hệ thống thần linh Tứ Phủ

Khi dâng lễ Bồ Tát nên chuẩn bị thức lễ chay, nếu có hoa thì nên là những loại hoa có màu sắc trang nhã như hoa huệ, hoa sen, …

Xem “Quan Âm Bồ Tát có trong hệ thống Tam Tứ Phủ không?” chi tiết TẠI ĐÂY.

2. Đức Vua Cha

Đức Vua Cha là những vị thần đứng đầu bốn miền: Trời – Đất – Núi – Nước trong vũ trụ. Các ngài có quyền năng tối linh, ra lệnh cho các vị thần khác. Các ngài có đền thờ riêng. Tại các ngôi đền khác, ngài có ban thờ riêng nhưng không phải tại vị trí cao nhất. Bởi vị trí cao nhất, theo quan niệm thờ tự tại đền điện Việt Nam, thì vị trí này là hậu cung luôn là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Các vị Đức Vua Cha đại thánh bao gồm:

  • Vua Cha Thiên Phủ [vùng trời] – Danh hiệu: Ngọc Hoàng Thượng Đế – Màu sắc đại điện: màu vàng
  • Vua Cha Thủy Phủ [vùng sông nước] – Danh hiệu: Vua Cha Thủy Quốc Động Đình – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Vua Cha Nhạc Phủ [vùng rừng núi] – Danh hiệu: Đức Thánh Tản Viên, Tản Viên Sơn Thánh – Màu sắc đại diện: màu xanh.
  • Vua Cha Địa Phủ [vùng đất]: hiện chưa có tài liệu nào ghi chép về vị thánh nắm giữ ngôi vị này trong tín ngưỡng Tứ Phủ.

3. Thánh Mẫu

Thánh Mẫu bao gồm 4 vị thánh mẫu có quyền phép tối cao theo Tứ Phủ Vạn Linh và 3 vị thánh mẫu hay Tam Tòa Thánh Mẫu theo Công đồng Tam Phủ. Giống như Đức Vua Cha, mỗi vị thánh mẫu mang quyền phép phụ trách mỗi vùng riêng biệt gồm vùng trời, núi rừng, vùng nước và vùng đất. Tại các ngôi đền trên đất Bắc, Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ tự phổ biến và được đặt tại vị trí cao nhất và cung kính nhất tại cấm cung hay hậu cung. Các mẫu thường có có các thánh cô theo hầu và giúp việc [Tứ Phủ Thánh Cô sẽ được nêu ở mục sau]. Nếu dâng lễ hay hầu thánh mẫu thường có nhiều quy tắc phức tạp hơn những vị thánh khác. Bạn đọc tham khảo cụ thể tại mỗi bài đọc viết chi tiết về mỗi vị thánh mẫu.

Tứ Phủ Thánh Mẫu bao gồm các vị:

Tam Tòa Thánh Mẫu là 3 trong 4 vị thánh mẫu trên gồm:

4. Hội đồng Quan Lớn

“Năm dinh quan lớn, mười dinh các quan” là câu văn khấn để thỉnh hội đồng quan lớn bao gồm 10 vị tôn quan có công giúp Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm thời vua Hùng Vương thứ 18. Các ngài thay mặt Mẫu cai quản 4 cõi Thiên Địa Thủy Nhạc.

Tuy nhiên, trong hệ thống thần linh Tam Tứ Phủ lại chia ra các vị thuộc Ngũ Vị Tôn Quan và các vị thuộc Lục Phủ Tôn Ông. Có thể bởi tại một số bản thần tích nói rằng Ngũ Vị Tôn Ông là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng hạ cùng một lúc vào nước Nam làm 5 trong 10 vị tướng của Vua Cha Bát Hải Động Đình để giúp Vua Cha đánh thắng giặc ngoại xâm trên 8 cửa biển thời Hùng Vương thứ 18. 

Còn 5 vị tướng còn lại của Vua Cha Bát Hải Động Đình được xếp vào hàng Lục Phủ Tôn Ông, từ quan đệ Lục đến Quan Đệ Thập và ít được thờ tại các đền thờ thuộc Tứ Phủ. Trong đó, Quan Điều Thất và Quan Triệu Tường thường hay được thỉnh về đồng sau hàng Ngũ Vị Tôn Quan.

4.1 Ngũ Vị Tôn Quan

1. Đệ Nhất Tôn Quan quyền cai Thiên Phủ – Danh hiệu: Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhất Tôn Ông, Đức Thánh Cả – Màu sắc đại diện: Màu đỏ

2. Đệ Nhị Tôn Quan quyền cai rừng núi Lâm Cung – Danh hiệu: Quan Thanh Tra Giám Sát, Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn – Màu sắc đại điện: màu xanh lá. 

3. Đệ Tam Tôn Quan quản cai miền sông nước – Danh hiệu: Quan Lớn Đệ Tam – Màu sắc đại điện: màu trắng.

4. Đệ Tứ Tôn Quan quyền cai đất bằng – Danh hiệu: Quan Đệ Tứ Khâm Sai quyền cai Tứ Phủ – Màu sắc đại diện: màu vàng. 

5. Đệ Ngũ Tôn Quan quản cai Sông Tranh – Danh hiệu Quan Lớn Tuần Tranh – Màu sắc đại diện: màu lam, xanh nhạt hoặc tím than.

4.2 Lục Phủ Tôn Ông

6. Quan Lớn Đệ Lục – Màu sắc đại diện: màu đỏ.

7. Quan Lớn Đệ Thất – Danh hiệu: Quan Điều Thất – Màu sắc đại diện: màu đỏ

8. Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm – Màu sắc đại diện: màu vàng.

9. Quan Lớn Đệ Thập Triệu Tường – Danh hiệu: Quan Hoàng Triệu – Màu sắc đại diện: màu vàng.

5. Quan Nam Tào – Bắc Đẩu

Quan Nam Tào – Bắc Đẩu là các vị thần trông coi các ngôi sao trong hai chòm sao Nam Tào và Bắc Đẩu. Các ngài không xuất hiện trong nghi thức hầu đồng và cũng không có đền thờ riêng. Tuy nhiên, các ngài được phối thờ tại nhiều đền điện thuộc hệ thống thần linh Tứ Phủ và hiện chưa có màu sắc đại diện.

1. Quan Nam Tào

2. Quan Bắc Đẩu

6. Nhị Vị Quỳnh Quế Công Chúa

Quỳnh Hoa Công Chúa và Quế Hoa Công Chúa là hai vị hầu cận Mẫu Thượng Thiên hay Tam Tòa thánh mẫu được gọi chung là Nhị vị Quỳnh Quế Công Chúa. 

“Ban cho chúa ở chầu bà Liễu tiên

Vâng lệnh truyền sớm trưa chầu trực”

Tuy nhiên, trong nghi thức hầu đồng hiện nay không có các giá Chầu Quỳnh Chầu Quế.

7. Thập Nhị Vị Chầu Bà

Thập nhị vị Chầu Bà còn được nhân gian gọi là thập nhị Tiên nương. Đây là hàng vị gồm mười hai vị chầu bà cai quản khắp vùng bốn phương tám hướng trải từ vùng rừng đến vùng nước. Các vị đều được coi là hóa thân, người phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Nhân dân thường coi Tứ Vị Chầu Bà là đại diện cho thần linh Tứ Phủ. Dù vậy, số lượng các vị thánh mẫu tăng lên con số 12. 

Một số vị Chầu Bà thường về giáng đồng nên được con nhang đệ tử biết rõ về thần tích, rõ ràng về nơi thờ tự riêng. Một số Chầu Bà thì bị hạn chế về mặt thông tin tìm hiểu.

Hệ thống Thập Nhị Vị Chầu Bà gồm:

  • Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên [Thiên phủ] – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh
  • Chầu Đệ Tam Thoải Phủ [Thoải Phủ] – Danh hiệu: Thủy Điện Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Chầu Đệ Tứ Khâm Sai [Địa phủ] – Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Chầu Năm Suối Lân [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Suối Lân Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh lam hoặc xanh thiên thanh. 
  • Chầu Lục Cung Nương [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu lam.
  • Chầu Bảy Kim Giao [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Tân La Công Chúa. Màu sắc đại diện: màu tím hoặc xanh. 
  • Chầu Tám Bát Nàn [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn – Màu sắc đại diện: màu vàng. 
  • Chầu Chín Cửu Tỉnh – Màu sắc đại diện: màu đỏ [một số nơi là màu hồng]
  • Chầu Mười Đồng Mỏ [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Chầu Bé Bắc Lệ [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu đen hoặc xanh chàm.
  • Chầu Bản Đền – Danh hiệu: Thủ Điện Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu hồng, màu xanh hoặc màu trắng.

8. Thập Vị Ông Hoàng

Dưới hàng Chầu Bà là Thập Vị Ông Hoàng. Thập vị Ông Hoàng đều có gốc tích là con trai Vua Cha Bát Hải Động Đình, tuy nhiên các thần tích Thập Vị Ông Hoàng thường được địa phương hóa mà gắn với một nhân vật lịch sử thường là các danh tướng có công dẹp loạn cứu nước, đóng góp vào công cuộc khai sáng, mở mang đất nước, giúp đỡ nhân dân ổn định cuộc sống. Trong số 10 ông thì có ba ông thường về giáng đồng gồm Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Mười. Bởi vậy, đây cũng là ba ông hoàng được nhân dân biết đến nhiều hơn cả so với các Ông Hoàng còn lại. 

  • Ông Hoàng Cả [Thiên Phủ] – Danh hiệu Ông Hoàng Quận/ Lê Lợi – Màu sắc đại diện: màu đỏ.
  • Ông Hoàng Đôi [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh lá.
  • Ông Hoàng Bơ [Thoải Phủ] – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Ông Hoàng Tư [Địa Phủ] – Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Ông Hoàng Năm – Màu sắc đại diện: màu xanh ngọc
  • Ông Hoàng Lục – Màu sắc đại diện: màu đỏ, hoặc đen hoặc xanh. 
  • Ông Hoàng Bảy [Nhạc Phủ] – Danh hiệu: Ông Bảo Hà, Ông Hoàng Bảy Bảo Hà – Màu sắc đại diện: màu lam hoặc tím chàm.
  • Ông Hoàng Bát [Thoải Phủ] – Bao gồm 2 vị là Ông Hoàng Bắc Quốc mặc áo vest kiểu Tàu và Ông Hoàng Bát Nùng mặc áo vàng khi ngự đồng.
  • Ông Hoàng Chín [Thiên Phủ] – Danh hiệu: Ông Chín Cờn Môn hoặc Ông Chín Thượng Ngàn – Màu sắc đại diện: Ông Chín Cờn Môn – màu đen, Ông Chín Thượng Ngàn – màu xanh đỏ xen kẽ.
  • Ông Hoàng Mười [Địa Phủ] – Danh hiệu: Ông Nghệ An – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Ông Hoàng Báo Đông Cuông – Màu sắc đại diện: màu vàng. 

9. Bát Bộ Sơn Trang

Bát Bộ Sơn Trang là 8 vị tướng Sơn Trang hầu cận mẫu Thượng Ngàn. Con số 8 đại diện cho 8 phương trời đất. Chúa Sơn Trang ngự ở giữa tám vị đại diện cho vị thánh mẫu ở trung tâm trời đất. 

Tương truyền, các vị này là 8 vị tướng phù giúp An Dương Vương giữ nước. Đồng thời các vị cũng hiển linh giúp Hai Bà Trưng và các đời vua sau này. 

10. Tứ Phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Thánh Cô là những vị thánh cô hầu cận các vị Thánh mẫu hoặc các Chầu. Người ta thường có lời tấu để cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Thánh Mẫu để Mẫu chứng cho lòng thành của con nhang đệ tử.

  • Cô Đệ Nhất Thượng Thiên [Thiên Phủ] – Màu sắc đại diện: màu đỏ. 
  • Cô Đôi Thượng Ngàn [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh lá.
  • Cô Bơ [Thoải Phủ] – Danh hiệu: Cô Bơ Thoải Phủ, Cô Bơ Bông, Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Tây Hồ – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Cô Tư Tây Hồ [Địa Phủ] – Màu sắc đại diện:  màu vàng
  • Cô Năm Suối Lân [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh thiên thanh hoặc xanh lá. 
  • Cô Sáu Sơn Trang [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh lam hoặc tím chàm.
  • Cô Bảy Kim Giao [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu tím hoặc chàm xanh.
  • Cô Tám Đồi Chè [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh, có nơi là tím hoa cà. 
  • Cô Chín Sòng Sơn [Thiên Phủ] – Màu sắc đại diện: màu hồng.
  • Cô Mười Mỏ Ba [Nhạc Phủ] hoặc Cô Mười Đồng Mỏ – Màu sắc đại diện: màu vàng
  • Cô Bé Thượng Ngàn [Nhạc Phủ] với màu áo ngự về đồng họa tiết thổ cẩm
  • Cô Bé Đông Cuông [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh
  • Cô Bé Thoải Phủ [Thoải Phủ] – Màu sắc đại diện: màu trắng

10.1 Cô Bản Đền Bản Cảnh

Cô Bản Đền Bản Cảnh là tiên cô không thuộc hàng chính thống trong hệ thống thần linh Tứ Phủ. Tại mỗi đền, người ta thường có ban thờ cô [cô bé bản đền]. Danh xưng cô sẽ được đặt theo tên của ngôi đền đó. Cô được hầu đồng sau giá cô bé, y phục phụ thuộc vào từng vùng. 

  • Cô Nhất Vân Đình là tiên cô bản địa vùng đất Ứng Hòa
  • Cô Cả Bắc Ninh với màu áo tứ thân màu nâu khi ngự về đồng
  • Cô Đôi Cam Đường với màu áo tứ thân màu xanh khi ngự về đồng
  • Cô Bé Sapa
  • Cô Bé Minh Lương
  • Cô Bé Thạch Bàn
  • Cô Bé Chín Tư – Cô Bé Lục Cung
  • Cô Bé Cây Xanh
  • Cô Bé Tân An
  • Cô Bé Xương Rồng – Cô Bé Xương Long
  • Cô Bé Cấm Sơn
  • Cô Bé Bắc Nga
  • Cô Bé Mỏ Than
  • Cô Bé Đen với màu áo ngự về đồng là màu đen hồng
  • Cô Bé Đèo Kẻng
  • Cô Bé Nguyệt Hồ
  • Cô Bé Đồng Đăng

11. Thập Nhị Cô Sơn Trang

Thập nhị cô sơn trang gồm 12 thánh cô theo hầu cận mẫu Thượng Ngàn. Danh xưng các cô được nhân dân gọi theo tên của từng địa phương như Cô Cả Núi Dùm, Cô Đôi Bắc Lệ, Cô Bơ Thượng Ngàn, … tất cả đều liên quan đến những vùng đất có núi non trùng điệp. Đôi khi các cô vẫn giá ngự trong các nghi thức hầu đồng và có y phục khác nhau.

  • Cô Cả Núi Dùm với màu áo ngự về đồng là màu xanh lá và khăn áo giống với Cô Đôi Cam Đường
  • Cô Đôi Bắc Lệ
  • Cô Bơ Thượng Ngàn
  • Cô Tư Ỷ La với màu áo về đồng là màu vàng nhạt hoặc màu xanh
  • Cô Năm Đồng Tiền
  • Cô Sáu Đồi Ngang
  • Cô Bảy Tuyên Quang
  • Cô Tám Thượng Ngàn
  • Cô Chín Thượng Ngàn với màu áo về đồng là màu xanh lá
  • Cô Mười Suối Ngang với màu áo ngự về đồng là màu xanh lam
  • Cô Mười Một Đồng Nhân
  • Cô Mười Hai Thượng Ngàn

12. Tứ Phủ Thánh Cậu

Tứ Phủ Thánh Cậu là các phụ tá của các Ông Hoàng. Các cậu là những người chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi và hiển linh thành các bé Thánh. Trong các vị Thánh Cậu thì chỉ có 4 vị được cắt cử đi chấm linh nhận đồng và loan giá ngự đồng gồm Cậu Cả Thượng Thiên, Cậu Đôi Thượng Ngàn, Cậu Bơ Thoải Cung và Cậu Bé. Cậu Bơ và Cậu Bé là hai thánh cậu thường xuất hiện tại tất cả các buổi hầu đồng. 

  • Cậu Hoàng Cả [Thiên Phủ] – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Cậu Hoàng Đôi [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh lá 
  • Cậu Hoàng Bơ [Thoải Phủ] – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Cậu Hoàng Tư – Màu sắc đại diện: màu vàng
  • Cậu Quận Đồi Ngang – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Cậu Bé Bản Đền [Nhạc Phủ] – Màu sắc đại diện: màu xanh.

13. Hạ Ban

Hạ Ban gồm các vị thánh là Quan Ngũ Hổ và Xà Thần. Các vị được đặt ban thờ ở phía dưới điện thờ Mẫu. Quan Ngũ Hổ và Xà Thần cũng có giá hầu nhưng phải những thầy đồng cựu có căn thật mới hầu được.

14. Hệ thống các vị Thánh phối thờ cùng Tứ Phủ

14.1 Hệ thống Mẫu Thần

Mẫu Thần là những vị mẫu bà được nhân dân tôn xưng, thờ phụng, lập đền thờ do có công lao lớn đối với việc cải thiện đời sống nhân dân. 

14.2 Công đồng Trần Triều

Tín ngưỡng thờ Công Đồng Trần Triều, đứng đầu là Đức Thánh Trần, là tín ngưỡng dân gian của người Việt, được hình thành qua quá trình thánh hóa, thần hóa các nhân vật lịch sử có thật thời nhà Trần. Những người có công lớn trong cuộc kháng chiến 3 lần chống quân Nguyên Mông, giữ yên nước nhà. Trong đó, người được nhân dân ghi nhớ công ơn nhất và tôn sùng nhất đó chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong tâm thức người dân, ông là người phù hộ cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, thời bình, ông bảo hệ quốc thái dân an, giúp nhân dân diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban tài phát lộc.

Công đồng Trần Triều gồm các vị thánh:

1. Đức Đại Vương Trần Triều – Danh hiệu: Đức Thánh Trần, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Màu đại diện: màu đỏ

2. Vương Phụ – An Sinh Vương Trần Liễu.

3. Vương Mẫu – Thuận Thiên Hoàng Hậu và Thiên Đạo Quốc Mẫu

4. Phu nhân – Thiên Thành Công Chúa/ Nguyên Từ Quốc Mẫu

5. Tứ Vị Vương Tử – con trai Đức Thánh Trần – Màu đại diện: màu đỏ – gồm các vị thánh:

+ Đức Thánh Cả

+ Đức Thánh Phó 

+ Đức Thánh Tam

+ Đức Thánh Tứ

6. Nhị Vị Vương Cô 

+ Vương Cô Đệ Nhất – Màu đại diện:màu đỏ

+ Vương Cô Đệ Nhị – Màu đại diện: màu vàng hoặc xanh lá

7. Lục Tướng Trần Triều – Màu sắc đại diện: màu đỏ

+ Phạm Ngũ Lão 

+ Yết Kiêu

+ Dã Tượng

+ Nghĩa Xuyên tướng quân 

+ Hùng Thắng tướng quân

+ Huyền Quang tướng quân

+ Đức Ông Tả Hữu

8. Vương Tôn 

+ Cô Bé Cửa Suốt – Màu sắc đại diện: màu trắng

+ Cậu Bé Cửa Đông – Màu sắc đại diện: màu vàng hoặc trắng

9. Ngũ Hổ Đại Tướng: gần tương tự hạ ban trong hệ thống thần linh Tứ Phủ

14.3 Hệ thống Nữ Thần

Giống với Tứ Phủ Ông Hoàng, hay hệ thống Mẫu thần, các vị nữ thần được phối thờ cùng Tứ Phủ là những vị chúa bà xuất thân từ nhân dân nhưng sau này trở thành nhân vật lớn, có công lao đóng góp cho đất nước, thường góp công trong các trận chiến dẹp giặc xâm lăng tại các đời vua khác nhau được nhân dân biết ơn, cung kính và lập đền thờ cung phụng mãi về sau.

  • Chúa Đệ Nhất Tây Thiên – Danh hiệu: Tây Thiên Quốc Mẫu, Chúa Bói Đệ Nhất – Màu đại diện: màu đỏ.
  • Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ – Danh hiệu: Chúa Bói Đệ Nhị, Chúa Nguyệt Hồ – Màu sắc đại diện: màu xanh lá. 
  • Chúa Đệ Tam Lâm Thao – Danh hiệu: Chúa Lâm Thao, Chúa Bói Đệ Tam – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Chúa Thác Bờ Hòa Bình – Danh hiệu: Chúa Thác Bờ – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Chúa Long Giao
  • Bà Chúa Cà Phê – Màu sắc đại diện: màu đen, một số ít nơi là màu xanh hoặc vàng.
  • Chúa Ba Nàng – Màu sắc đại diện màu chàm
  • Bà Chúa Tộc Mọi – Màu sắc đại diện: màu đen hoặc chàm
  • Chúa Bà Ngũ Phương – Danh hiệu: Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa, Đức Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa – Màu sắc đại diện: thường là màu trắng.
  • Chùa Bà Đá Đen 
  • Bà Chúa Kho – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Bà lớn Tuần – Danh hiệu: Lẫm Sơn Công Chúa, Lẫm Sơn Công Chúa Khâm Sai – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Nữ Tướng Lê Chân
  • Công chúa Ngọc Hân
  • Lộc Hoa Công Chúa – Danh hiệu: Bà Chúa Lộc
  • Bà Chúa Vực
  • Công Chúa Lân Ngọc
  • Chúa Bà Thiên Thiên Uy Linh Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh
  • Chúa Bà Ngũ Hành – Danh hiệu: Ngũ Hành Nương Nương, 5 mẹ ngũ hành – Màu sắc: 5 màu gồm xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.
  • Quế Nương và Thị Nương 
  • Chúa Bà Thừa Thiên Công Chúa

14.4 Hệ thống Nam Thần

Hệ thống Nam thần gồm các vị thần có thần tích nghiêng nhiều yếu tố huyền huyễn thể hiện ước mơ, khao khát sức mạnh chống lại thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống bình yên, êm ấm của nhân dân địa phương. 

Video liên quan

Chủ Đề