Thành phố hồ chí minh giãn cách xã hội 2022

Sorry for the inconvenience but we’re performing some maintenance at the moment. If you need to you can always contact us, otherwise we’ll be back online shortly!

— The Team

0h ngày 9-7-2021 sẽ đi vào lịch sử chống dịch COVID-19 của TP.HCM. Đây là dấu mốc khó quên khi cả thành phố bước vào đợt giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ dài nhất, gần 3 tháng.


Tăng trưởng GRDP

3,82%

Thuế sản phẩm -
Trợ cấp sản phẩm

2,03%

Thương mại
dịch vụ

4,83%

Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

1,77%

Công nghiệp -
Xây dựng

2,23%

Có đủ cung bậc của sự bế tắc, đau thương. Nhưng ngay lúc khó khăn nhất, chính quyền và nhân dân TP.HCM đã xác định đây là “cuộc chiến” để đương đầu, từng bước vượt qua dịch bệnh.

Một năm sau ngày “lịch sử” ấy, bóng mây u ám của dịch bệnh đã dần được thay bởi màu xanh hi vọng; từng góc phố, nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại đã náo nhiệt như xưa, đó là tín hiệu của một thành phố đã thực sự hồi sinh…

Cùng Tuổi Trẻ Online nhìn lại những thời khắc lịch sử để ghi nhớ những tháng ngày chống dịch không quên và cùng hướng đến tương lai tốt đẹp.

[Bấm vào từng mốc thời gian để tương tác]

0h ngày 9-7, TP.HCM chính thức giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, người dân chỉ được ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết như mua thực phẩm, thuốc men, thực hiện công vụ.

Khi TP.HCM áp dụng chỉ thị số 16, cũng là lúc dịch bệnh lây lan rất nhanh. Chỉ sau một tuần lệnh giãn cách được ban bố, dịch bệnh chuyển dịch “chóng mặt” từ cấp độ 3 sang 4 với trên 150 ca/100.000 dân/ngày.

Khi nói về đợt cao điểm chống dịch vừa trải qua, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nhìn nhận: “Cả thành phố đã trải qua những ngày khó khăn đỉnh điểm chưa từng có trong lịch sử của dịch bệnh”

“Chúng tôi đã chiến đấu với một niềm tin vào chính mình, tin vào đồng nghiệp và tin vào tình người. Món quà lớn nhất của chúng tôi chính là sự sống của người bệnh.”

20h30 phút ngày 19-11-2021, Lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ và chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 đã diễn ra tại điểm cầu chính là Hội trường Thống Nhất của TP.HCM với 1.000 đại biểu tham dự và TP. Hà Nội với khoảng 300 đại biểu.

Tháng 10-2021, dù dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên cả nước, tỉ lệ phủ vắc xin COVID-19 đạt mức nhất định, nhưng vấn đề mở cửa dần các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay đóng chặt chống dịch vẫn còn tranh luận, tốn nhiều giấy mực.

Nghị quyết 128 mở đường cho chiến lược chống dịch mới, nhưng với tình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, những ám ảnh về những ngày tháng “bão dịch” đen tối còn hiện rõ, cùng với số liệu thống kê số ca nhiễm mới và ca tử vong còn rất cao khiến mọi bước mở cửa của TP đều phải thận trọng “dò đá qua sông”.

Một tháng trước khi Chính phủ ban hành nghị quyết 128, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại và yêu cầu phải củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở và đến trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố.

Một năm trước, hẳn không ai có thể trả lời được câu hỏi “bao giờ cơn bão COVID-19” sẽ hết tàn phá, gây đau thương cho người dân thành phố. Nhưng sau giông bão, trời lại sáng.

Bên cạnh những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ về kinh tế, nhưng nỗi lo về nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 lại hiển hiện khi xuất hiện biến chủng BA.5 thời gian qua.

Nội dung: Hoàng Lộc - Tiến Long

Tổ chức thực hiện: Cát Khuê

Thiết kế: Vũ Hoàng - Hải Phi - Bảo SuZu

Trình bày: Đình Khánh

Video liên quan

Chủ Đề