Thế nào là giáo dục học mầm non

Theo từ “Giáo dục” tiếng Anh –“Education” –vốn có gốc từ tiếng La tinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra”. Có thể hiểu giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục.Giáo dục bao gồm việc dạy học và giáo dục [nghĩa hẹp]. Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có quan hệ biện chứng với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá.

Sự giáo dục của mỗi cá nhân bắt đầu từ khi sinh ra [thậm chí bắt đầu trước khi sinh ra, gọi là “thai giáo”] và tiếp tục trong suốt cuộc đời. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục mầm non.

Khái niệm giáo dục và giáo dục mần non là gì?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Quản lý giáo dục hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

2. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non hay giáo dục tuổi ấu thơ là việc giáo dục trong những năm tháng đầu đời. Giáo dục mần non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, giữ vị trí mở đầu cho toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, do đó giáo dục mần non có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người.

Giáo dục mần non là khái niệm chung về việc giáo dục trẻ em trước khi vào học tiểu học, bao gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy, như trường mầm non, nhà trẻ hay mẫu giáo, tại các cơ sở không chính quy, hoặc tại gia đình giữa cha mẹ và trẻ nhỏ. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mần non là xây dựng cơ sở đầu tiên [nền móng] cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con người. Sự phát triển nhân cách của trẻ em sau này phụ thuộc khá lớn vào công tác giáo dục mần non.

Giáo dục mần non là việc hỗ trợ trẻ để trẻ phát triển tốt nhất theo hướng phát triển toàn diện, lồng ghép, bằng cách tập trung vào các kỹ năng khác nhau về xã hội, tình cảm và nhận thức, những kỹ năng này giúp trẻ sẵn sàng cho việc học hỏi, chuẩn bị vào học tiểu học, và tham gia đời sống xã hội.

3. Khái niệm về ngành giáo dục mần non

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 1997 thì “ngành” là hệ thống cơ quan chuyên môn của nhà nước từ trung ương đến địa phương, vậy “ngành giáo dục mầm non” là hệ thống cơ quan phụ trách về giáo dục mầm non của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Tham khảo thêm:

Phân tích các nguyên tắc quản lý giáo dục

Các ưu nhược điểm của các mô hình quản lý giáo dục

Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non và đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Bởi thế chương trình giáo dục mầm non là gì luôn được nhiều người quan tâm, không chỉ riêng các cán bộ trong ngành mà cả phụ huynh học sinh cũng vậy. Trong bài viết dưới đây, mọi người sẽ được làm rõ các thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Tìm hiểu chương trình giáo dục mầm non là gì?

Chương trình giáo dục mầm non là gì mà lại được nhiều người quan tâm đến vậy? Bởi lẽ giáo dục mầm non là một trong những công tác nghiệp vụ đóng vai trò trong việc giáo dục và phát triển lứa mầm non tương lai của đất nước. Công việc này là nền tảng chính trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào. Mục tiêu hướng đến của chương trình này là dạy dỗ, nuôi dưỡng, hình thành và phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Đây là nền tảng cho trẻ tiếp tục phát triển ở các cấp học cao hơn.

Bộ giáo dục và đào tạo đã có những thay đổi nhằm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Chương trình giáo dục mầm non mới là một trong số nghiên cứu thay đổi phát triển hiện nay. Vậy Chương trình giáo dục mầm non mới là gì?

Chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng và áp dụng trên những luận cứ theo lý thuyết: lấy hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo; là con đường để hình thành và phát triển  nhân cách trẻ một cách toàn diện.

Cấu trúc của chương trình đại học sư phạm mầm non là gì? Hiện tại, cấu trúc của chương trình này bao gồm 5 phần:

  • Phát triển nhận thức
  • Phát triển ngôn ngữ
  • Phát triển thể chất
  • Phát triển tình cảm xã hội
  • Phát triển thẩm mĩ

Ở mỗi lứa tuổi chúng ta có những cách giáo dục trẻ khác nhau và mầm non chính là lứa tuổi đầu tiên cần được giáo dục chỉn chu nhất. Điều này đòi hỏi các chương trình giáo dục mầm non luôn phải có sự đổi mới để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.

chương trình giáo dục mầm non

Tham khảo ngay những cuốn sách giáo dục học mầm non hỗ trợ tốt nhất cho đối tượng trẻ em từ 1-6 tuổi.

Mục tiêu hướng đến của chương trình giáo dục mầm non là gì? Nó bao gồm 4 mục tiêu chính như sau:

Giúp trẻ phát triển nhận thức

Giai đoạn này trẻ lần đầu tiếp xúc với môi trường xung quanh, vì thế đây cũng là giai đoạn hình thành nhận thức ban đầu cho trẻ. Giáo dục trẻ ngay từ trong môi trường hiện đại, đúng mực chính là cách giúp trẻ hình thành và phát triển nhanh chóng.

Phát triển khỏe mạnh về thể chất

Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, trẻ được trải nghiệm các hoạt động cộng đồng. Đây chính là tiền đề giúp trẻ phát triển mạnh về thể chất. Và thông qua những hoạt động thực tế, trẻ được phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe

Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non

Giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

Bên cạnh phát triển tư duy và thể chất thì ngôn ngữ cũng là một trong những mục tiêu hướng đến. Khi khả năng ngôn ngữ được phát triển trẻ cũng sẽ có thêm khả năng tiếp thu phát triển kỹ năng đọc, viết ở những bước tiếp theo cao hơn. Phát triển về đời sống tinh thần

Phát triển đời sống tinh thần

Trẻ sẽ được hướng đến những nét đẹp tinh thần trong cuộc sống như bao dung, lễ phép, không ích kỷ, yêu thường,… Đồng thời giúp trẻ nhận ra rằng xung quanh luôn có những điều tốt đẹp đang đón chờ. Bên cạnh đó, đánh thức được năng khiếu nghệ thuật bên trong trẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

👉 Thực trạng ngành giáo dục mầm non hiện nay và giải pháp tháo gỡ

👉 Tổng hợp xu hướng giáo dục mầm non ở nước ta và trên thế giới

Ý nghĩa giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ

Giáo dục mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng vai trò tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ ở hiện tại và cả tương lai sau này. Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non ngay sau đây:

Tầm quan trọng của giáo dục mầm non

Đầu tư cho giáo dục mầm non chính là đầu tư cho một thế hệ nhân lực cho tương lai đất nước sau này. Những năm đầu đời này trẻ cần được quan tâm để hình thành nhân cách cũng như phát triển một cách toàn diện nhất. Ở độ tuổi này, nếu được quan tâm chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ có được một nền tảng vững chắc để có thể phát triển và tiếp thu nhanh hơn.

Vì vậy, chương trình giáo dục mầm non sẽ phải giúp trẻ chuẩn bị những kỹ năng cần thiết như tự lập, giao tiếp,…

Ý nghĩa giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ

Giáo dục mầm non là nền tảng cho đất nước tương lai

Với tầm quan trọng của việc giáo dục mầm non nhà nước đã có nhiều chính sách để nâng cao và hoàn thiện hệ thống giáo dục này. Mở rộng và tiếp cận với nhiều trẻ em ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số… Nhằm mục đích giúp tất cả các em đều có cơ hội đến trường, nâng cao trí tuệ và nhận thức với xã hội.

Nắm rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với trẻ, rất nhiều chính sách đã được ban hành để hoàn thiện và nâng cao hệ thống giáo dục này, mở rộng và tiếp cận những đối.

Trên đây là những chia sẻ giới thiệu về ngành giáo dục mầm nonchương trình giáo dục mầm non là gì đã phần nào giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ thực sự giúp ích cho mối quan tâm của mọi người đặc biệt là các bậc phụ huynh, cha mẹ học sinh. 

Video liên quan

Chủ Đề