Theo anh chị làm thế nào để xây dựng gia đình văn hóa hãy nêu vì đủ cụ thể để mình chung

Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Với các con phải có nghĩa vụ đi học, ngoan ngoãn, hiểu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ.

Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều làm tốt trách nhiệm của mình thì những người còn lại mới có thể yên tâm để phát triển những việc khác. Hãy nghĩ đơn giản như việc con cái ngoan ngoãn, học giỏi thì cha mẹ mới toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp để mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ hơn.

Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Khi làm được điều đó, bạn sẽ biết cách trân trọng những giá trị của mình, tự tin, yêu đời hơn và lan tỏa niềm hạnh phúc đến những người xung quanh.

Hãy dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của mình bằng cách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm đẹp, tập thể dục... Chỉ khi nào bạn yêu thương, trân trọng chính mình thì bạn mới nhận được sự trân trọng của người khác.

4. Tôn trọng lẫn nhau

Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa quên được.

Nhiều gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên vai trò của người đàn ông trong gia đình được đánh giá cao còn phụ nữ thì không có tiếng nói. Điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng này chưa được xóa bỏ hoàn toàn, nó vẫn còn len lỏi trong suy nghĩ của nhiều người.

Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp không cần biết con có thích hay không. Với suy nghĩ “con không biết gì” cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con từ trường học, việc làm đến cả chuyện hôn nhân dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn.

Trong một gia đình mà không có sự tôn trọng của các thành viên dành cho nhau thì gia đình có hạnh phúc trọn vẹn được không?

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực đạo đức có giá trị tốt đẹp. Những truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, kính già, yêu trẻ, tình nghĩa, thuỷ chung, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua các thời kỳ, cấu trúc và quan hệ trong gia đình có thay đổi, nhưng những chức năng cơ bản của gia đình vẫn được gìn giữ.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình". Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước quán triệt trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng và trong các bộ luật liên quan, với các nội dung hướng tới việc củng cố vị trí, vai trò và chức năng của gia đình.

          Một gia đình hạnh phúc, hoà thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động tạo ra sự biến đổi và phát triển. Gia đình hạnh phúc bền vững không chỉ có sự "no ấm, bình đẳng, tiến bộ" mà còn là nơi hội tụ tổng thể những nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Nó được thể hiện qua thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình, trong đó phải đảm bảo các nguyên tắc: Đối với người trên phải tôn kính, lễ độ, khiêm tốn và quan tâm, chăm sóc; đối với người dưới phải biểu lộ thái độ thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; đối với người cùng thế hệ phải hết sức tôn trọng, chân thành, bác ái; trong quan hệ vợ chồng phải hoà thuận trên cơ sở tình yêu thương chung thuỷ và sự hiểu biết lẫn nhau.

Thực tiễn đã chứng minh, gia đình yên ấm hạnh phúc là điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách và bảo đảm cho lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm vun đắp, tham gia xây dựng tổ ấm gia đình, trong đó người vợ, người mẹ có vai trò rất quan trọng. Trong giáo dục con cái phải kết hợp chặt chẽ giữa môi trường "Gia đình - nhà trường - xã hội " thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta không nên "tuyệt đối hoá" giáo dục trong gia đình mà xem nhẹ giáo dục ở nhà trường và xã hội, hoặc "phó mặc" sự giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội...

Cùng với những thành tựu chung của đất nước, sau khi có đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng có nhiều tiến bộ tích cực như: ý thức xây dựng gia đình được nâng cao, các chức năng gia đình từng bước thực hiện đầy đủ; lợi ích gia đình dần được đảm bảo. Hoạt động kinh tế gia đình từng bước được phát triển, đời sống vật chất và tinh thần gia đình được cải thiện rõ rệt, trong đó có một bộ phận gia đình trở nên giàu có. Các mối quan hệ trong gia đình ngày càng được tôn trọng, bình đẳng và dân chủ. Quyền trẻ em, quyền tự do và bình đẳng trong hôn nhân của các thành viên được khẳng định và tôn trọng. Kết cấu và quy mô gia đình ngày càng thu hẹp để hình thành các gia đình "hạt nhân" và sinh đẻ ít con hơn, tạo cơ hội chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn...

        Xây dựng gia đình mới XHCN trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp nhất của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình đó là, phải biết "gạn đục khơi trong" gạt bỏ và hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm tạo sự phát triển của từng gia đình và xã hội, phải dựa trên cơ sở "Hôn nhân tiến bộ" coi tình yêu chân chính là cơ sở tinh thần chủ yếu. Hôn nhân "một vợ một chồng" đồng thời phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng với các tổ chức chính trị, xã hội khác, đảm bảo các quyền lợi cho phụ nữ và bảo đảm sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

      Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, gia đình ở nước ta hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục như: mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến việc hình thành nhân cách của con người và các mối quan hệ trong gia đình; quan hệ vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh thần bị xem nhẹ; những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo; nhiều gia đình có điều kiện, cha mẹ mải lo làm ăn, công tác, không có thời gian quan tâm giáo dục con cái dẫn đến con cái hư hỏng, sa vào tệ nạn xã hội.

    Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật… Bạo lực gia đình có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em. Một trong những nguyên nhân đó là: do sự tác động của mặt trái xu thế toàn cầu hoá, nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình chưa đầy đủ vì thế mà những giá trị của gia đình truyền thống chưa thật sự được quan tâm, chưa thấy hết và khai thác tốt tiềm lực kinh tế gia đình.

    Vì vậy xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, của các gia đình và của toàn xã hội. Trong đó cần chú ý một số giải pháp sau:

    Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình.

     Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và công tác gia đình; xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững".

       Thứ hai: Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống  tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.

     Thứ ba: Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

     Thứ tư: Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội.... 

      Để từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, thiết nghĩ bên cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội thì vai trò của từng gia đình và các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng và có tính quyết định. Toàn xã hội quan tâm đến công tác xây dựng gia đình, nhưng từng gia đình và các thành viên biết quan tâm đến nhau, sống có trách nhiệm mới là xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững./.

Thanh Lan

Theo anh chị làm thế nào để xây dựng gia đình văn hóa hãy nêu vì đủ cụ thể để mình chung

Theo anh chị làm thế nào để xây dựng gia đình văn hóa hãy nêu vì đủ cụ thể để mình chung