Thi đại học có cần bằng cấp 2 không

Hồ sơ thi tốt nghiệp THPT cần những gì?, Thi tốt nghiệp THPT cần giấy tờ gì là những điều mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Để tránh những thiếu sót về mặt giấy tờ cần có trong hồ sơ khi thí sinh làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng, dưới đây là tổng hợp những giấy tờ cần thiết cũng như một vài lưu ý trong việc làm hồ sơ xét tuyển.

Thi đại học có cần bằng cấp 2 không

Hồ sơ thi tốt nghiệp THPT gồm những gì?

1. Hồ sơ dự thi Đại học của thí sinh đang là học sinh lớp 12

Đối với các thí sinh đang là học sinh lớp 12, hồ sơ thi đại học gồm những gì?

Thí sinh đang là học sinh lớp 12 mua và nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường Trung học Phổ thông mà mình đang theo học. Hồ sơ bao gồm:

+ Bằng tốt nghiệp THCS (bản chính).

+ Phiếu đăng ký dự thi: 2 phiếu (phiếu số 1 và phiếu số 2).

+ Giấy CMND bản photo công chứng 2 mặt hoặc thẻ căn cước công dân photocopy trên 1 mặt giấy A4.

+ Ảnh 4×6: 2 ảnh đựng trong phong bì (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ra sau ảnh). Lưu ý: Ảnh chụp mới

+ Phong bì dán sẵn tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh: 2 phong bì

+ Giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (giấy chứng nhận học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi Quốc gia, giấy chứng nhận học sinh vùng đặc biệt khó khăn kèm bản photo công chứng sổ hộ khẩu…).

2. Hồ sơ dự thi của thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT

Đối với thi sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT, thi tốt nghiệp cần giấy tờ gì?

Thí sinh tự do gồm những thí sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT các năm trước nhưng chưa đỗ hoặc các thí sinh không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT những năm trước. Thí sinh có thể mua hồ sơ tại các nhà sách trên cả nước hoặc mua tại phòng Giáo dục & Đào tạo ở các quận/huyện. Địa điểm thi có thể đăng ký tại các địa điểm do Sở Giáo dục & Đào tạo quy định hoặc những địa điểm thuận tiện với thí sinh. Hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu đăng ký dự thi: 2 phiếu

+ Ảnh 4×6: 2 ảnh đựng trong phong bì (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ra sau ảnh). Lưu ý: Ảnh chụp mới

+ Giấy CMND bản photo công chứng 2 mặt hoặc thẻ căn cước công dân photocopy trên 1 mặt giấy A4.

+ Phong bì dán sẵn tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh: 2 phong bì

+ Giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (giấy chứng nhận học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi Quốc gia, giấy chứng nhận học sinh vùng đặc biệt khó khăn kèm bản photo công chứng sổ hộ khẩu…).

+ Học bạ THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức Giáo dục thường xuyên bản photo công chứng.

+ Bằng tốt nghiệp THCS hoặc Trung cấp (bản sao)

+ Giấy xác nhận điểm bảo lưu được cấp bởi Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước.

Lưu ý: Thí sinh bị mất bản chính học bạ THPT có nguyện vọng dự thi năm 2019 phải có xác nhận bản sao học bạ đã được cấp, trên cơ sở đã được đối chiếu với hồ sơ tại trường đã học năm lớp 12 hoặc hồ sơ dự thi của kỳ thi các năm trước.

3. Hồ sơ dự thi của thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT tuy nhiên chưa đủ điều kiện hoặc điểm xét tuyển ĐH, hồ sơ tốt nghiệp đại học gồm những gì?

+ Phiếu đăng ký dự thi: 2 phiếu giống nhau.

+ Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao)

+ Quy định chụp ảnh thẻ thi đại học: Gồm 2 ảnh 4×6

+ Phong bì dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc của thí sinh: 2 phong bì.

4. Một số lưu ý khi làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH

Khi làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, thí sinh cần có CMND hoặc thẻ căn cước công dân. Trong trường hợp thí sinh bị mất, phần mềm Quản lý thi (QLT) sẽ cấp cho thí sinh một mã số 12 ký tự để quản lý.

Trường hợp thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, Cao đẳng cần phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi. Sau ngày thời gian quy định, các thí sinh không được thay đổi các thông tin về bài thi, điểm thi hoặc các môn đăng ký thi.

Trên đây là những thông tin về vấn đề hồ sơ thi tốt nghiệp THPT cần những gì mà ICAN tổng hợp. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ trí sinh hoàn thành hồ sơ đầy đủ để yên tâm tham gia dự kỳ thi sắp tới. Chúc các thí sinh hoàn thành bài thi đạt kết quả tốt nhất.

(Theo Bộ GD&ĐT)

Trước đây, có một số thông tin cho rằng những bạn học Trung cấp không được phép thi Đại học, tuy nhiên nhận định này là không chính xác. Khi hoàn thành hệ trung cấp, sinh viên được phép thi vào các trường Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành nghề, đơn vị giảng dạy mà bạn lựa chọn sẽ được chia thành từng trường hợp khác nhau tương ứng với mức thời gian đào tạo khác nhau.

Bằng Trung cấp nghề vẫn thi Đại học được

Theo Văn bản số 3645/BGDĐT – GDCN ngày 26/7/2016 do Vụ trưởng Giáo Dục Chuyên Nghiệp -  Hoàng Ngọc Vinh đã ký “trường hơp người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), nếu đã hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT hoặc trong chương trình đào tao TCCN (dành cho đối tượng đã có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở) theo quy định của Bộ Giaos dục và Đào tạo thì bằng tốt nghiệp TCCN của người học nói trên được sử dụng thay cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao hoặc cho nhu cầu tuyển dụng”.

Nghĩa là, điều kiện tham gia thi tuyển sinh của thí sinh dự thi kì thi THPT Quốc gia (thi Đại học) tính đến thời điểm xét tuyển là, đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề).

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khoản 1, 2 Điều 38 của Luật Giáo dục quy định: “Đào tạo trình độ Đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp Trung cấp; từ 2,5 – 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 – 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp Cao đẳng cùng chuyên ngành."

Rút ngắn thời gian học

Đứng trước bối cảnh đó, có nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 đã mạnh dạn chọn cho mình ngành nghề phù hợp tại các trường Trung cấp. So với các bậc học khác, hệ Trung cấp mang lại nhiều lợi ích như rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, điều kiện tuyển sinh, đặc biệt là giá trị bằng cấp và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ngoài ra còn có cơ hội liên thông lên Đại học, Cao đẳng dễ dàng.

Điều kiện tuyển sinh của hệ Trung cấp khá đơn giản và mở rộng với nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi khác nhau, từ những bạn học sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT đến đối tượng như học văn bằng 2, người đi làm… Do đó, đối với những bạn chỉ vừa tốt nghiệp THCS sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình học phổ thông ngay trong chương trình trung cấp.

Bên cạnh đó, thời gian đào tạo Trung cấp chỉ kéo dài tối đa 3 năm đối với những bạn học Trung cấp sau khi tốt nghiệp cấp 2. Nhờ vậy, so với những bạn đồng trang lứa chọn lựa bậc học khác, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi được tiếp xúc với công việc từ sớm, có cơ hội rèn luyện tay nghề thành thạo và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế. Cũng chính vì vậy, bạn sẽ dễ tìm được việc làm và nhanh chóng thăng tiến trong công việc.

Thời gian hoàn thành chương trình tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên Đại học vào khoảng 2,5 đến 3 năm. Người học theo phương thức liên thông có thể sắp xếp vừa học vừa làm vì có thể tránh được tình trạng thất nghiệp do quá trình học chỉ có lý thuyết mà không có kiến thức và kinh nghiệm.

Tải: Top 5 trường Trung cấp tốt nhất TP.HCM

Chứng thực trình độ chuyên môn

Việc tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng sẽ là một điểm cộng lớn khi hồ sơ xin việc. Ngoài ra mức lương của bạn nhận được sẽ tăng theo bằng cấp và năng lực cá nhân. Đặc biệt khi làm công nhân viên chức thì mức lương và bằng cấp có sự liên kết chặt chẽ.

Sau khi tốt nghiệp, ngoài những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, sinh viên còn được nhận bằng Trung cấp chứng thực cho việc các bạn đã trải qua quá trình học tập, rèn luyện bài bản và có đầy đủ các kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ nghề. Chương trình đào tạo của hệ Trung cấp thường chú trọng đến thời gian thực hành, lý thuyết lồng ghép, đan xen với thực hành bám sát yêu cầu thực tiễn của nhà tuyển dụng. Từ đó, tạo điều kiện cho sinh viên có cái nhìn thực tế về công việc và tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo có thể đáp ứng công việc của doanh nghiệp ngay sau khi ra trường. Đây là một lợi thế rất lớn cho sinh viên hệ Trung cấp, bởi doanh nghiệp hiện nay rất ưu tiên các ứng viên không cần qua đào tạo lại.

Nhu cầu thị trường lao động chuyên môn cao

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang diễn ra mạnh mẽ, tác động nhất định đến thị trường lao động Việt Nam. Đặc biệt, một số ngành như ngành công nghệ thông tin luôn phát triển với tốc độ nhanh, khiến nhu cầu về nhân lực cũng tăng cao,” ông Trung nói.

Ngoài ra, việc tuyển dụng lao động của một số ngành nghề cũng sẽ gặp khó khăn do khan hiếm nguồn nhân lực như nghề kỹ thuật viên in ấn, thợ lắp ráp vận hành máy móc, kỹ thuật thủy lợi, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ học, cơ khí, thợ chế biến thực phẩm và các thợ khác có liên quan.

Thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng lao động giản đơn sang sử dụng nhóm lao động có kỹ năng và trình độ, chất lượng lao động được nâng cao. Thị trường lao động năm 2019 được dự báo sẽ thuận lợi cho cả nhóm lao động có kỹ năng và lao động phổ thông.

Trong thời điểm hiện nay, một số ngành nghề có tích chất đặc thù thường đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản hơn là chú trọng bằng cấp. Vì thế, bạn hãy dựa vào đam mê và sở trường của bản thân để chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhé!