Thị trường tư liệu sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng

Tương tự: Means of production

Tư liệu sản xuất là các đầu vào như nguyên liệu, lực lượng lao động, công cụ lao động, vốn nhà nước, tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế.

Đặc điểm của tư liệu sản xuất

Tư liệu sản xuất là tài sản hữu hình mà một doanh nghiệp sản xuất và sau đó được một doanh nghiệp thứ hai sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng. Bao gồm các tài sản hữu hình, như các tòa nhà, máy móc, thiết bị, phương tiện và công cụ mà một tổ chức sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

Trong một xã hội nông nghiệp tư liệu sản xuất là đất đai và cuốc xẻng. Trong một xã hội công nghiệp, tư liệu sản xuất là hầm mỏ và nhà máy. Trong một xã hội tri thức, tư liệu sản xuất là máy tính và văn phòng. Theo một nghĩa rộng, tư liệu sản xuất bao gồm cả tư liệu phân phối như internet, đường ray xe lửa, và các kho chứa hàng.

Quyền sở hữu của tư liệu sản xuất trong xã hội là một yếu tố quan trọng trong việc phân loại các hệ thống kinh tế khác nhau. Trong thuật ngữ kinh tế học cổ điển, tư liệu sản xuất là những "yếu tố sản xuất", bỏ qua vốn đầu tư và yếu tố con người.

Các loại tư liệu sản xuất

Tư liệu sản xuất không nhất thiết phải là tài sản cố định, như máy móc và thiết bị sản xuất. Ngành công nghiệp điện tử công nghiệp sản xuất nhiều loại thiết bị là tư liệu sản xuất. Chúng bao gồm máy lắp ráp các dây dẫn điện, cho đến khẩu trang làm sạch không khí và hệ thống hình ảnh kỹ thuật số độ phân giải cao. 

Tư liệu sản xuất cũng được sản xuất cho các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ. Tông đơ cắt tóc được sử dụng bởi các nhà tạo mẫu tóc, sơn và màu vẽ được sử dụng bởi các họa sĩ, còn nhạc cụ được chơi bởi các nhạc sĩ là một trong số nhiều loại tư liệu sản xuất được bán cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Tư liệu sản xuất cốt lõi là một loại tư liệu sản xuất không bao gồm máy bay và hàng hóa được sản xuất cho Bộ Quốc phòng, như súng trường tự động và đồng phục quân đội. 

Báo cáo tạm ứng hàng tháng của Cục thống kê dân số Mỹ về các đơn đặt hàng lâu bền bao gồm dữ liệu về việc mua tư liệu sản xuất cốt lõi - còn được gọi là Core CAPEX - cho chi tiêu vốn. 


Thông tin này được theo dõi chặt chẽ như một chỉ báo cho tương lai về mức độ mở rộng mà các doanh nghiệp lên kế hoạch thực hiện. Hàng hóa lâu bền là sản phẩm có tuổi thọ dự kiến ít nhất ba năm.

Người đăng: hoy Time: 2020-08-18 12:29:12

THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ là thị trường cơ bản của nền kinh tế. Thị trường này có ổn định thì các thị trường khác mới ổn định, mặc dù trong ngắn hạn, thị trường này bị ảnh hưởng bởi các thị trường khác. Liên quan tới THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ có các ngành SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ.

 

Tuy nhiên, việc phân thị trường TLSX và thị trường HTD chỉ mang tính tương đối, đa số. Trên thực tế, có nhiều sản phẩm vừa là TLSX vừa là HTD. Mặt khác, khi nghiên cứu thị trường hàng tiêu dùng, ta sẽ nghiên cứu luôn các loại hàng hoá đầu vào có liên quan trong các ngành KHAI KHOÁNG, NÔNG NGHIỆP- LÂM NGHIỆP - THUỶ SẢN. 

Đầu tiên, để phân loại dễ dàng, ta lấy mô hình THÁP NHU CẦU MASLOW làm căn cứ. Theo đó, phải nhắc tới nhu cầu thiết yếu nhất của loài người, đó là ĂN và MẶC.

Sự phân loại thị trường là cần thiết là khách quan để nhận thức những đặc điểm chủ yếu của tong thị trường .Mỗi cách phân loại có một ý nghĩa khác

nhau đối với quá trình kinh doanh.

Người ta phân thành: thị trường hàng công nghiệp và thị trường hàng nông- lâm- ngư nghiệp.

Thị trường hàng công nghiệp bao gồm hàng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo.

Thị trường hàng nông- lâm- ngư nghiệp bao gồm các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu ding.

Người ta chia thành:

Thị trường hàng tư liệu sản xuất .

Thị trường hàng tiêu dùng.

Người ta chia thành thị trường hàng hoá sản xuất trong nước và thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu.

Người ta chia thành thị trường chính, thị trường phụ, thị trường nhánh và thị trường mới.

1.4.5: Căn cứ vào vai trò của người mua và người bán trên thị trường . Người ta chia thành thị trường người mua và thị trường người bán.

thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng.

Thị trường hiện tại là thị trường đang tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình, khách hàng đã quen thuộc và đã có sự hiểu biết lẫn nhau.

Thị trường tiềm năng là thị trường có nhu cầu nhưng chưa được khai thác, rất giầu tiềm năng.

Thị trường quốc tế, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường địa phương

Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia , nó phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trên thị trường ,giá cả hàng hoá và các nguồn lực về tư liệu sản xuất , sức lao động…

Luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực có hạn được sử dụng để sản xuất đúng những hàng hoá , dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan , từng doanh nghiệp không có khả năng thay đổi thị trường . Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi thị trường .

Thị trường là nơi gặp gỡ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong quá trình trao đổi hàng hoá , doanh nghiệp đưa hàng hoá của mình vào thị trường với mong muốn chủ quan là bán được nhiều hàng hoá với giá cả sao cho bù đắp được mọi chi phí bỏ ra và có lợi nhuận , người tiêu dùng tìm đến thị trường để mua những hàng hoá đúng công dụng , hợp thị hiếu và có khả năng thanh toán theo mong muốn của mình . Trong quá trình diễn ra sự trao đổi , mặc cả trên thị trường giữa hai bên về một hàng hoá nào đó sẽ có hai khả năng : Thừa nhận hoặc không thừa nhận , tức là có thể loại hàng hoá đó không phù hợp với công dụng và thị hiếu của người tiêu dùng , trong trường hợp này quá trình tái sản xuất sẽ bị ách tắc không thực hiện được . Ngược lại , trong trường hợp thực hiện chức năng chấp nhận , tức là đôi bên đã thuận mua vừa bán thì quá trình tái sản xuất được giải quyết .

Chức năng thực hiện thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán . Nười ta thường cho rằng thực hiện về giá trị là quan trọng nhất nhưng sự thực hiện về giá trị chỉ xây ra khi giá trị sử dụng được thực hiện. Ví dụ: Hàng hoá dù sản xuất với chi phí thấp mà không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thì vẫn không bán được . Thông qua chức năng thực hiện của thị trường , các hàng hoá hình thành nên giá trị trao đổi , làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực .

Thông qua sự hình thành giá cả dưới tác động của qui luật giá trị và quy luật cạnh tranh trong quan hệ cung cầu hàng hoá mà chức năng điều tiết của thị trường được thể hiện một cách đầy đủ .

Ta biết rằng số cung được tạo ra từ nhà sản xuất và số cầu được hình thành từ người tiêu dùng ,giữa hai bên hoàn toàn không có quan hệ với nhau mà quan hệ ấy chỉ thể hiện khi diễn ra quá trình trao đổi ,quan hệ giữa cung và cầu cũng bộc lộ .Việc giải quyết quan hệ giữa số cung và số cầu nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra ,được thể hiện thông qua sự đánh giá trên thị trường giữa đoi bên .Trong quá trình định giá chức năng điều tiết của thi trường đựoc thể hiện thông qua sự phân bổ lực lượng sản xuất từ ngành này sang ngành khác ,từ khu vực này sang khu vực khác đối với người sản xuất ,đồng thời hướng dẫn tiêu dùng và hưóng dẫn cơ cấu tiêu dùng đói với người tiêu dùng .

  • Chức năng thông tin thể hiện ở chổ nó chỉ ra cho người sản xuất ,biết nên sản xuất hàng hoá nào ,khối lượng bao nhiêu ,nên tung ra thị trừơng ở thời điểm nào,nó chỉ ra cho ngừi tiêu dùng biết nên mua một loai hàng hoá hay mua một mặt hàng thay thế nào đó hợp với nhu cầu .

Chức năng này hình thành là do trên thị trường có chứa đựng các thông tin về tổng số cung và tổng số càu ,cơ cáu của cung cầu ,quan hệ cung cầu của từng loại hàng hoá,chi phí sản xuất ,giá cả thị trường ,chất lượng sản phẩm ,các điều kiện tìm kiếm và tập hợp các yếu tố sản xuất và phân phối sản phẩm .đó là những thông tin cần thiết để người sản xuất và người tiêu dùng ra các quyết định phù hợp với lợi ích của mình .

Trong công tác quản lí nền kinh tế thị trường ,vai trò tiếp cận thông tin từ thi trường đã quan trọng song việc chọn lọc thông tin và xử lí thông tin là công việc quan trọng hơn nhiều .đưa ra những quyết địng chính xác nhằm thúc đẩy sự vận hành của mọi hoạt động kinh tế trong cơ chế thi trường tuỳ thuộc vào độ chính xác của việc sàng lọc và xử lí thông tin .

Để đạt được mục đích cuói cùng là lợi nhuận ,mỗi doanh nghiệp đều có những hướng đi riêng cho mình .Trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp tự đặt ra cho mình những mục tiêu gần ,có khả năng thực hiện lớn nhất sẽ được ưu tiên ở vị trí hàng đầu .

Để thực hiên việc mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệphoạt động trong cơ chế thị trường phải tuânthủ những nguyên tắcsau :

Sản xuất và kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Trong kinh doanh khi làm lợi cho mình đồng thời phải làm lợi cho khách hàng .

Tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.

Nhận thức và nắm được nhu cầu của thị trường để đáp ứng đầy đủ .

Trong nền khinh tế thị trường mọi hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ đều phải trả lời và giải quyết 3 câu hỏi : Sản xuất caí gì ?Như thế nào ?Cho ai

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường củng có mục đích là bán được nhiều sản phẩm và kiếm được mhiều lợi nhuận nhất .Điều này có nghĩa là sản phẩm của doanh mghiệp tất yếu phải được trên thị trường .Các doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thì pghải thực hiên cho được vấn đề tái sản xuất mở rộng ở cả 4 khâu :Sản xuất , phân phối trao đổi và tiêu dùng .Điều này cho thấy muốn cho 4 khâu này hoạt động thông suốt thì sản phẩm của doanh nghiệp nhất thiết phải được tiêu thụ trên thị trường .vậy thị trường có vai trò lưu thông hàng hoá

Trong nền kinh tế thị trường ,thị trường có vai trò trung tâm .nó vừa là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá .Quá trình sản xuất bao gồm 4 khâu :Sản xuất ,phân phối ,trao đổi và tiêu dùng thì thị trường sản phẩm bao gồm 2 khâu phân phối và trao đổi .Đây là những khâu trung gian vôi cùng cần thiết là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng .

Thị trường tiêu thu sản phẩm của doanh nghiệp là thị trường mà ở đó doanh nghiệp giữ vai trò là người bạn .Nó là bộ phận trong tổng thể thị trường của ngành và nền kinh tế .

Cụ thể vai trò của thị trường hàng hoá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở các mặt sau:

Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp.

Thi tường định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh .Các nhà sản xuất căn vào mối quan hệ giữa người mua và người bán để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản .

Thị trường chính là thước đo để đánh giá ,kiểm tra ,chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương ,chiến lược ,kế hoạch và các biện pháp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

Thị trường gắn doanh nghiệp với tổng thể nền kinh tế và có khả năng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới .

Khi tham gia vào thị trường thì việc nghiên cứu thị trường là một tất yếu khách quan để phát triển sản xuất kinh doanh .

Nghiên cứu thị trường hàng hoá cho doanh nghiệp biết được sản xuất cái gì? như thế nào ? cho ai?

Nghiên cứu thị trường chính là việc xuất phát điểm để doanh nghiệp có thể xác định ra các chiến lược kinh doanh của mình .Từ việc xác lập chiến lược ,doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp .

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiên đánh giá lại các hoạt động sản xuất kinh doanh đã tiến hành và có thể xem xét và đưa ra các chính sách và sách lược phù hợp hơn .

Nghiên cứu thị trường phải xác định được các vấn đề sau:Nhu cầu của thị trường ,tình hình cạnh tranh các hệ thống phân phối ,xúc tiến ,chính sách giá cả và các yếu tố pháp lý .Ngoài ra phải trả lời được các câu hỏi :Đâu là thị trường triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp ?Khả năng bán ra được bao nhiêu và hiệu quả mang lại ?Sản phẩm cần có những thích ứng gì để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường ?cần lựa chọn phương án sản xuất ,phương thức bán hàng nào ?

Video liên quan

Chủ Đề