Thiên chức của nhà văn la đi tìm

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Thiên chức của nhà văn là gì?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về Thiên chức của nhà văn là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Thiên chức của nhà văn là gì?

- Thiên chức nhà văn là dẫn dắt người đọc vào trong tác phẩm mình một cách khéo léo, ở đó có sự sáng tạo văn chương và đưa người đọc vào thế giới hoàn toàn mới. Nhà văn có nhiệm vụ rọi sáng vào não bộ, vào con tim, vào mọi hệ tầng của cảm xúc, vào tất cả các chiều kích của nghĩ suy.Ngoài ra thiên chức của nhà văn là phải để lại những dấu chân trên con đường nghệ thuật của riêng mình, phải khắc ghi tên tuổi một cách đậm nét nhất để chỉ cần nhắc đến tên mình, người đọc vẫn có thể hình dung ra cả một thế giới tâm hồn rộng lớn, nồng hậu và chan chứa yêuthương.

Kiến thức tham khảovề Thiên chức nhà văn

1. Bản chất của thiên chức nhà văn

- Bản chất của Thiên chức là cực kỳ ích kỷ. Bây giờ người ta hay dùng cặp chữ ích kỷ với cái nghĩa biểu tượng cho một cái xấu nào đó, thì không phải, ích kỷ là sự thêm vào, sự vun đắp cho một cái rường mối của một đối tượng thì Thiên chức hết sức ích kỷ. Nó gìn giữ hết sức khắt khe cái bản tính của nó, và nó, khi đã rọi sáng vào một ai, thì nó sống bền vững trong tâm hồn, trong não bộ và trong trái tim, trong cái nhìn, trong cái nghe, trong cảm xúc của người đó. Chẳng những thế, nó còn có một nội lực cực kỳ mãnh liệt, là nó bảo vệ khít khao, sáng suốt cho người nó đã rọi sáng, để chỉ thực hiện hướng tới một điều duy nhất thôi là gìn giữ sự trong sáng tuyệt đối, thanh danh tuyệt đối của bản chất của nó, và nữa là của bản thể người đó.

- Người xưa khi thấy một người tài năng, những sản phẩm của người đó làm ra đều tuyệt vời, thì các cụ chiêm ngưỡng, rồi chỉ rất vắn tắt mà rằng:“Cái tài của anh ta là giời cho”. Vậy là đủ. Một người mà thiên chức nhà văn đã âm thầm chọn, suốt một đời anh ấy lầm lụi sống với thật sự sống, rồi trải qua đủ mọi công việc, và hễ làm bất cứ công việc gì, thì cũng tận tụy mà làm, không một mảy may toan tính so đo. Thế rồi có một lần, người ấy được cử làm chân thư ký cho một ông như kiểu ông chủ. Khi biết sự thể, thì đám chúng bạn anh ta thổi vào tai anh ta rằng:“Ông đang là một ông thầy, thầy giáo, thầy giáo cấp ba hẳn hoi, thì hơi đâu phải đi hầu hạ ai, dẫu hầu hạ một ông bố tướng thì vẫn cứ là hầu hạ chứ báu gì”.Thế rồi từ hồi nào thế lực ấy vẫn rọi sáng mà vẫn ẩn mặt. Kết cuộc, anh ấy nhận công việc mới và cặm cụi, tận tuỵ mà làm.

- Như vậy, Thiên chức nhà văn khi rọi vào anh ấy cái ánh sáng mà mắt thường [mắt của xác thịt] không nhìn thấy. Và cái thiên chức ấy cứ thế ở nguyên đấy trong thế giới nội tâm, nó ngự trị, nó dẫn dắt. Rồi đến một ngày anh ta cầm lấy một cái bút không phải cái bút của công việc thường ngày; mà là ngòi bút của sự sáng tạo, thì bỗng nhiên một truyện ngắn đích thị là văn chương, chói chang và vô cùng đáng yêu, hiện ra tràn đầy trên mấy trang giấy [khổ giấy 5 hào 2 là khổ của trang giấy vẫn quen miệng được nói đến vào thời những năm 60 của thế kỷ 20].

- Trước hết, thiên chức nhà văn đã rọi sáng vào não bộ, vào con tim, vào mọi hệ tầng của cảm xúc, vào tất cả các chiều kích của nghĩ suy của anh ấy là cái ánh sáng gì thế? Vâng, cái ánh sáng này nó có danh phận, chẳng những vậy, danh phận của nó còn rất lớn, không giới hạn, đó là thiên chức văn chương [không gọi là văn học, chỉ trong nhà trường, khi văn đem vào để học thì gọi là văn học]

2. Tư chất nhà văn

a. Óc quan sát tinh tế

- Tình cảm là nguyên nhân quan trọng tạo nên tác phẩm văn chương của người nghệ sĩ. Muốn có được tình cảm đó nhà văn không thể không là nhân chứng của cuộc sống. nhà văn không thể không có bộ máy cảm quan tinh tế. Ðặc điểm của sự nảy sinh tình cảm ở con người là do tiếp xúc trực tiếp với những hiện tượng cụ thể của đời sống và đặc trưng của hình tượng nghệ thuật là tính cá biệt cụ thể cảm tính [chứ không phải là tính trừu tượng]. Bởi vậy, nhà văn phải có tài năng quan sát tường tận mọi ngóc ngách, mọi hiện tượng cuộc sống, nhiều lúc là những chi tiết tưởng như là vụn vặt có khi lọt khỏi tầm mắt của con người bàng quan, thậm chí là, con người bình thường.

b. Sự sáng tạo và năng động

- Mặc dùnghề nhà vănđòi hỏi sự sâu sắc, nhạy cảm với những câu chuyện trọng cuộc sống nhưng họ cũng cần phải có sự năng động và sáng tạo. Đây là hai yếu tố cực kỳ quan trọng đểnhà văncó thêm có được cái nhìn đa chiều hơn. Đó là những nguồn nguyên liệu quý giá để tạo nên những tác phẩm văn học sáng giá.

- Sự sáng tạocũng cần phải đi đôi với tính sâu sắc, nhạy cảm thì mới giữ được tính trách nhiệm trong lối hành văn. Cộng với đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ để trau dồi kỹ năng là chìa khóa để thành công trong công việc.

c. Trí tuệ sắc sảo

- Mĩ học duy tâm phủ nhận vai trò của lí trí trong sáng tác nghệ thuật. Họ coi sáng tạo là kết quả của một lực lượng phi lí tính. Mĩ học duy vật chẳng những xem trọng vai trò của lí tính trong sáng tạo với tư cách là kẻ chỉ đạo mà còn chỉ ra rằng đối với nhà sáng tác có lí trí đã đành mà còn cần có lí trí tốt - tức là có một trí tuệ sắc sảo. Nhà văn nào có trí tuệ tinh nhạy, sáng suốt năng động nhà văn đó sẽ phát hiện nhanh chóng và đúng đắn bản chất cuộc sống.

d. Có phong cách riêng

- Cácnhà văn nổi tiếngđều có ấn tượng riêng để khiến cho độc giả luôn nhớ đến họ. Sự thành công của họ làm làm cho nhiều người biết đến tác phẩm của mình, công nhận chất lượng tác phẩm.

- Nếu cách hành văn của những người mới vào nghề tương tự với các tác giả cũ thì độc giả sẽ chẳng thấy sự thú vị trong những tác phẩm đó. Họ sẽ cảm thấy lối hành văn này rất quen và sẽ quên ngay sau một lần đọc. Và tác phẩm sẽ chẳng gây được ấn tượng gì khi không có nhiều người biết đến.

- Chính vì vậy hãy xây dựng cho mình một phong cách viết riêng để khi người đọc chưa cần nhìn đến tên tác giả đã biết ngay đó là tác phẩm của ai. Nếu có thể làm được điều này thì người đó chắc chắn sẽ vô cùng thành công trong làng văn học.

e. Cá tính độc đáo

- Trong khoa học, cá tính của nhà khoa học không có mặt trong các công thức, định lí định luật. Ngược lại, trong nghệ thuật, qua tác phẩm mà người ta nhận ra bộ mặt tác giả. Nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ phải có cá tính sáng tạo, phải có khuôn mặt sáng tạo, có tiếng nói, giọng nói riêng. Ðó là bản lĩnh sáng tạo hay bản sắc sáng tác của nghệ sĩ.

f. Sự hiểu biết cuộc sống

- Nhà văn cần thiết phải am hiểu cuộc sống, phải có một vốn sống đa dạng, phong phú sâu sắc và đúng đắn. Sự hiểu biết rộng là cần thiết cho mọi người và cho cả những nhà chuyên môn. Tuy vậy, nhà chuyên môn văn chương đối tượng của anh ta là thế giới hiện thực quay quanh tiêu điểm là con người nên đối với anh ta hiểu biết rộng là yêu cầu bắt buộc.

g. Chấp nhận áp lực

- Đối vớinhà văn danh tiếngmức độ nổi tiếng càng cao thì càng phải chịu nhiều áp lực. Khi đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng best-seller thì họ càng đòi hỏi ở bản thân những điều cao siêu hơn. Tác giả với những tác phẩm bán chạy hàng đầu thế giới là người phải sống ba cuộc sống khác nhau:

+ Trầm lặng, cô độc một mình để viết sách

+ Tham gia vào các hoạt động marketing để thúc đẩy sách càng nổi tiếng càng tốt

+ Dấn thân vào những cuộc giao lưu triền miên với độc giả để biết được họ đang muốn gì

- Một con người với ba cuộc sống khác nhau chắc hẳn là điều áp lực với những người mới vào nghề. Họ phải làm việc liên tục để có mới có thể hoàn thành được ngần ấy công việc. Tuy nhiên đây là cái giá cho sự nổi tiếng và có rất nhiều người sẵn lòng đánh đổi để đạt được điều này.

Các câu hỏi tương tự

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a] Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b] Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c] Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

“Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” [Nguyễn Minh Châu].

Từ hiểu biết về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” [Nguyễn Minh Châu], anh/ chị hãy phát hiện hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn nhân vật này.

1. Giới thiệu chung : Tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận và trích dẫn được nhận định

2. Giải thích nhận định :

– Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.” : những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người – là nét đẹp khuất lấp, ẩn sâu trong tâm hồn con người mà ta mới nhìn không thể thấy được.

– Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong rất nhiều những hạt ngọc như thế: Bề ngoài thua thiệt, bị cuộc sống dồn đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le nhưng vẫn luôn giữ được những phẩm chất đẹp đẽ mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam : nhân hậu, hiền thục, bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh…

3. Phân tích, chứng minh:

a. Hoàn cảnh, tình huống xuất hiện nhân vật:

– Người đàn bà xuất hiện trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong buổi sáng bình minh trên biển khi chị nhẫn nhục cam chịu những đòn roi thô bạo của người chồng, hơn thế trong cuộc gặp gỡ tại tòa án Huyện, câu chuyện của người đàn bà càng khiến cho người đọc nhận thức được nhiều điều về cuộc sống, về những vẻ đẹp khuất lấp ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà tưởng như quê mùa, thất học này.

b. Hình ảnh người đàn bà hàng chài:

* Hình dáng, lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp:

– Nhà văn không đặt cho nhân vật của mình một cái tên cụ thể mà chỉ gọi một cách phiếm định “mụ”, “người đàn bà”. Có lẽ hình ảnh của bà cũng nhạt nhòa trong bao hình ảnh của những người phụ nữ cùng cảnh ở vùng biển này: đông con, đói khổ, lam lũ, mà còn phải gánh chịu cảnh bạo hành gia đình

– Trạc ngoài 40 tuổi, chị có một ngoại hình xấu xí, thô kệch, mặt rỗ, dáng đi mệt mỏi, chậm chạp …đó là hiện thân của sự nghèo khổ, lam lũ, vất vả, thua thiệt.

– Cuộc sống thầm lặng chịu mọi đau đớn trước sự bạo hành tàn bạo của người chồng “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” mà không kêu ca, chống trả hay chạy trốn…thậm chí khi được tòa án Huyện khuyên bỏ người chồng độc ác thì bà xin “đừng bắt con bỏ nó”

→ Nhà văn đã khơi dậy ở người đọc niềm cảm thông với cuộc đời của người phụ nữ hàng chài, chịu đựng tất cả – phải chăng chị ta là một người đàn bà không bình thường ?

* Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn :

– Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn người đàn bà tưởng như không bình thường đó lại lấp lánh “ những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn” mà Nguyễn Minh Châu khát khao khám phá.

– Trong câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án Huyện, nhà văn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người phụ nữ nghèo khổ vùng biển.

+ Với chồng : cam chịu, nhẫn nhục, nhưng không mù quáng mà thấu hiểu, cảm thông và thương xót…[ chứng minh]

+ Với con : tận tâm, hi sinh, bao bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương, luôn mặc cảm có lỗi với con [ chứng minh ]

+ Với cuộc sống và gia đình : chịu mọi thua thiệt về mình vì cuộc sống của các con, tỏ ra sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời, biết trân trọng, chắt chiu những hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất để mà sống, tồn tại vì các con và gia đình… [chứng minh ]

+ Với cán bộ tòa án : từ chỗ sợ sệt, khúm núm đến tự tin, thành thật, cảm thông với chánh án Đẩu có lòng tốt và có kiến thức sách vở nhưng chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống…Điều này cho thấy bà là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

→ Hóa ra ẩn sâu trong cái vẻ bề ngoài thô kệch, ấy của người đàn bà hàng chài lại chất chứa bao điều uẩn khúc, bao nét đẹp tâm hồn : yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh, giàu lòng tự trọng…bà đã đem lại cho Phùng và Đẩu một bài học về cách nhìn đời, nhìn người, nhìn cuộc sống…Bà là hiện thân cho cái đẹp khiêm nhường, thầm lặng, cái bí ẩn sâu xa của tâm hồn con người, cái chất ngọc mà Nguyễn Minh Châu kiếm tìm…

– Liên hệ với những nhân vật khác trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu:

Liên [Bến quê], Nguyệt [Mảnh trăng cuối rừng ]…để thấy quan điểm, thực tiễn sáng tác của ông : đi tìm “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

4. Đánh giá chung :

– Sáng tạo tình huống mang tính nhận thức, cách khắc họa nhân vật, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt phù hợp đặc điểm tính cách nhân vật, điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường được sức khám phá đời sống với nhiều chiêm nghiệm, triết lí… Nguyễn Minh Châu qua nhân vật người đàn bà hàng chài đã giúp người đọc khám phá ra “những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” lao động bình dị, lam lũ – nhà văn đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Video liên quan

Chủ Đề