Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ Công an) Nguyễn Duy Linh bị đề nghị truy tố vì vụ hối lộ từ Vũ “nhôm”. Trong ảnh là Vũ “nhôm” (x) bị xét xử tại một phiên tòa.
TP - Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, tham nhũng là “căn bệnh” cố hữu của mọi Nhà nước. Do vậy, cần xây dựng một cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả, bởi quyền lực không được giám sát sẽ dẫn đến tha hóa.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã đề nghị kỷ luật ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Hay mới đây ông Nguyễn Duy Linh, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ của Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”). Theo ông, thực tế này nói lên điều gì?

Rất rõ ràng, việc này chứng tỏ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đi vào cuộc sống. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, chống tham nhũng không chùng xuống, mà sẽ tiếp tục làm mạnh mẽ, quyết liệt. Qua những vụ việc này cho thấy cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiếp tục được tiến hành ở mọi cấp độ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ nào cả.

Bạn đang xem: Tiểu sử thiếu tướng lê văn cương

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam không đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội thì liệu có còn đủ tiêu chuẩn làm Ủy viên Trung ương? Tôi nghĩ sớm hay muộn ông ấy cũng sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.

Đây là những tín hiệu tích cực, góp phần củng cố thêm niềm tin, khi Nghị quyết Đại hội XIII đã thực sự đi vào cuộc sống. Nhưng cũng đúng như Tổng Bí thư từng nói, cuộc chiến chống tham nhũng còn phức tạp, cam go, kéo dài và không hề đơn giản. Về khoa học, tham nhũng là “căn bệnh” cố hữu của mọi Nhà nước. Chỗ nào có Nhà nước, chỗ đó có nguy cơ tham nhũng, có chăng chỉ khác ở quy mô và tính chất, mức độ thôi.

Xem thêm: Giải Đáp Màu Chàm Là Màu Như Thế Nào, Màu Chàm Là Màu Gì

Nhiều ý kiến cho rằng, để phòng, chống tham nhũng cần phải kiểm soát được quyền lực, không để quyền lực tha hóa, lũng đoạn?

Đúng như vậy. Song song với việc đấu tranh chống tham nhũng, tôi đề nghị Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần chỉ đạo quyết liệt hơn các cơ quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế giám sát quyền lực. Bởi về nguyên tắc, quyền lực không được giám sát sẽ dẫn đến tha hóa. Nhiệm kỳ trước, chúng ta đã làm rất tốt cuộc chiến chống tham nhũng. Đây chính là điểm sáng trong nhiệm kỳ XII của Đảng.

Nhưng điều quan trọng hơn, cơ bản hơn, lâu dài hơn là phải phòng ngừa tham nhũng. Điều này cần được làm mạnh mẽ, bài bản hơn nữa. Vấn đề trung tâm của phòng, chống tham nhũng là giám sát quyền lực. Như ở Singapore, một cán bộ quan chức đang làm việc trong bộ máy Nhà nước được bốn cơ quan theo dõi, “chăm sóc”. Quan chức không thể tham nhũng được, vì mọi hành vi của họ đều được giám sát chặt chẽ.

Còn chúng ta vẫn có nhiều sơ hở, lỏng lẻo. Những vi phạm của ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã diễn ra từ trước đó, nhưng tại sao vẫn đưa vào Trung ương? Trách nhiệm kiểm tra, giám sát có vấn đề không? Tôi tin, nếu làm tốt hơn, ông Nam đã bị xử lý trước Đại hội rồi. Hay như ở TP HCM, Đà Nẵng, các sai phạm của cán bộ như vậy, giám sát quyền lực có vấn đề không? Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng một cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực chặt chẽ hơn nữa.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

“Những vi phạm của ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã diễn ra từ trước đó, nhưng tại sao vẫn đưa vào Trung ương? Trách nhiệm kiểm tra, giám sát có vấn đề không? Tôi tin, nếu làm tốt hơn, ông Nam đã bị xử lý trước Đại hội rồi”

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Vậy theo ông, phải đổi mới giám sát quyền lực theo hướng nào?

Như chúng ta thấy, từ khi Kiểm toán Nhà nước chuyển về Quốc hội, cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Thay đổi cơ chế là khác ngay. Khi Kiểm toán chuyển sang Quốc hội thì vai trò, vị thế khác hẳn. Tài sản Nhà nước có ở đâu, cơ quan kiểm toán có mặt ở đấy.

Đặc biệt, từ Đại hội XII, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được chuyển về bên Đảng do Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo, mọi chuyện khác hẳn, công cuộc phòng, chống tham nhũng đã phát huy hiệu quả hơn rất nhiều.

Với tư cách của một người nghiên cứu, theo tôi cũng cần xem xét lại hệ thống thanh tra của chúng ta hiện nay. Đơn cử trong một tỉnh, thanh tra muốn làm gì, phải xin ý kiến ông Chủ tịch UBND tỉnh chứ? Như vậy thì khó đảm bảo độc lập, khách quan được.

Tôi cũng đề nghị cần sớm thành lập một Ủy ban Giám sát Quyền lực Quốc gia, do một Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Chủ nhiệm. Với vai trò ấy, khi xuống làm việc, buộc lòng người đứng đầu địa phương đó phải tuân thủ, chấp hành. Đó là một thực tế, vì thế cần phải tạo ra một cơ chế mới hiệu quả hơn, thực chất hơn trong giám sát quyền lực.

(Baonghean) - Là người trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, người chế tạo thành công chất huỳnh quang trong thẻ căn cước của Quân đội Việt Nam Cộng hòa để phục vụ công tác tình báo, từng 42 năm nghiên cứu về biển Đông và đã có 100 công trình nghiên cứu về các vấn đề ngoại giao, đến tuổi “thất thập”, vẫn minh tường và là 1 trong 2 cố vấn uy tín của Bộ Ngoại giao... Ông là Thiếu tướng Lê Văn Cương. Mới đây, tôi được thấy ông trên truyền hình trả lời phỏng vấn về vấn đề khủng bố tại Boston Mỹ. Vẫn giọng điệu sang sảng, những lập luận khúc chiết của một người chuyên nghiên cứu về các vấn đề chiến lược trong nước và quốc tế. Ông đã đưa ra những bình luận sắc sảo và cả những nhận định có tính thời cuộc đối với một siêu cường quốc mà ông đã mất hàng chục năm để nghiên cứu trên cương vị một nhà khoa học.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

                                              Thiếu tướng Lê Văn Cương.

Lại nói về một nhà khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu công tác bảo mật phục vụ tình báo. Năm 1967, mới tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp, khoa Sinh hóa, chàng thanh niên Lê Văn Cương lúc ấy được giữ lại giảng dạy tại trường. Trong lúc đất nước lâm nguy, mặt trận nào cũng cần những người con thông minh và quả cảm, ông được Bộ Công an mời về Đội 9 để bảo vệ thức ăn cho Bác Hồ. Đó là những ngày tháng đẹp đẽ vô cùng của chàng trai quê Bác. Có hũ tương, miếng thịt cũng phải nếm trước, rồi mới đưa Bác ăn. Có nghĩa là anh phải nhận hiểm nguy về mình để được bảo vệ Bác Hồ. Ông kể: “Hồi đó, cứ sáng ra là chúng tôi đi chợ mua thức ăn, thức ăn trước khi đưa vào nhà bếp để nấu cho Bác và 7 đồng chí trong Bộ Chính trị, phải được đưa qua phòng sinh hóa, để thử phản ứng xem trong thức ăn có chứa hóa chất độc hại không. Có ai biếu thức gì, chúng tôi cũng phải ăn trước một miếng, rồi mới mời Bác ăn!”.  Ngày đó, tuy ít được gặp Bác nhưng những lần được Bác đến thăm đều để lại trong ông những kỷ niệm sâu sắc, ông kể: “Hồi ấy, anh em trong phòng sinh hóa chúng tôi đều đang ở độ tuổi 20-25, rất nghịch ngợm, có hôm đang làm việc, được cảnh vệ thông báo “Bác Hồ đến thăm!”. Chúng tôi bàng hoàng, nhưng ngay lúc đó Bác xuất hiện, dung dị vô cùng, Bác cười hiền và nói: “Bác đến là để xem các chú làm việc, chứ có phải đến để các chú đón tiếp đâu”. Mọi người cười ồ lên. Hôm ấy, tôi nhớ nhất câu nói của Bác: “Chúng ta làm khoa học thì nhất thiết phải tiếp cận khoa học của các nước tiên tiến. Trong lúc điều kiện của ta chưa thể làm được điều đó, thì chúng ta sẽ vận dụng theo cách của Việt Nam. Bác tin là chúng ta thành công!”.  Câu nói ấy đã theo tôi trên suốt chặng đường làm khoa học”. Năm đó Tết đến, Bác xuống tận phòng sinh hóa của ông, phát cho 2 đồng chí một chiếc bánh chưng. Cả phòng chia nhau vui tất niên, lòng ấm áp vô cùng! Dù không thường xuyên được gặp Bác, trong ông vị lãnh tụ kính yêu là tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức vị tha. Sau này, dù gặp nhiều ẩn ức, trắc trở trong đời sống, ông luôn lấy những ngày tháng đẹp đẽ ấy để soi vào.  Sau ngày Bác mất, năm 1970, nhận thấy năng lực của ông, đồng chí Trần Quốc Hoàn - nguyên Bộ trưởng Bộ Công an - mời ông về làm công tác bảo mật phục vụ tình báo. Trước yêu cầu của Bộ Chính trị, đơn vị yêu cầu ông phải nghiên cứu để làm được căn cước giả của lính Mỹ, ngụy. Trước đó, căn cước đã được gửi sang CHDC Đức, Liên Xô để đặt hàng, nhưng không được sự đồng ý của bạn vì đơn đặt hàng của ta lên tới chục vạn chiếc. Bạn chỉ nhận làm tài liệu tình báo trong vòng chục chiếc trở lại thôi. Thẻ căn cước có chất huỳnh quang, chế tạo bằng hợp chất hữu cơ hình năm con cá sấu, sáng lên khi soi đèn tử ngoại. Ngay cả đến bây giờ, Việt Nam vẫn chưa thể chế tạo được hợp chất hữu cơ này.  Sau nhiều tháng mày mò, nghiên cứu, đọc tài liệu 3 tháng và mất 5 tháng để cho ra đời chất huỳnh quang bằng hợp chất vô cơ nhưng vẫn phát sáng khi bị kiểm tra. Ông đã sử dụng công nghệ nghiền nát các nguyên tố kim loại Zn, Fe và hợp chất ZnS thành dạng bột, sau đó nung nóng hàng nghìn độ C. Vậy là hàng trăm thẻ căn cước Việt Nam cộng hòa “dổm” ra đời. Nhờ những căn cước giả mạo đó, quân ta đã trà trộn vào quân ngụy, làm nên nhiều trận thắng lớn. Các chuyên gia của nước bạn nói với ông: “Sao các ông tài thế, trong điều kiện chiến tranh vậy mà các ông cũng có thể chế tạo được chất phát sáng huỳnh quang, mà còn có thể qua mặt được hàng trăm thiết bị đèn tử ngoại ?” Với 42 năm nghiên cứu về Trung Quốc, ông cho rằng tuyệt đại đa số người dân nước này là người tốt, đa phần những người trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng là người tốt. Chúng ta quan hệ với họ, vì những điều tốt đó và lấy những điều tốt đó làm nền tảng. Những chiến lược quân sự bành trướng của người láng giềng, chúng ta cũng bình tĩnh nhìn nhận dựa trên hệ quy chiếu có tính lịch sử từ ngàn đời. Từ đời vua Triệu Đà - Hùng Vương, đến lịch sử chống giặc Minh của nhân dân ta mà thấy rằng, cho dù 2 người láng giềng có “huỵch nhau”, thì cuối cùng cũng phải ngộ ra một chân lý “bạn bè có thể thay đổi, anh em có thể lìa xa nhưng láng giềng thì suốt đời không thay đổi”. Đó là những quan niệm hết sức văn hóa, được dựa trên những nền tảng lịch sử có tính khoa học. Năm 1970, ông được cử đi học 2 năm ở Đông Đức về công nghệ phân tích siêu vi, một công nghệ tiên tiến hứa hẹn sẽ cho nền khoa học nước nhà. Nhưng trong những năm tháng Mỹ cấm vận, dự án và cả kiến thức khoa học ông tiếp thu được ở nước bạn đành “cất vào rương” vì thiết bị không thể mua được. Từ khoa học tự nhiên, ông rẽ ngang sang nghiên cứu Triết học, niềm say mê từ thuở còn là cậu sinh viên chỉ quen với các nguyên tố, hợp chất hóa học và phòng thí nghiệm. Và chính sự đam mê đó đã thôi thúc ông phải nghiên cứu cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam, nghiên cứu về cường quốc Hoa Kỳ và người láng giềng Trung Quốc. Cũng chính từ sự dày công nghiên cứu đó, ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Triết học năm 1980. Năm 1987, ông được đề bạt làm Cục phó, năm 1992 là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia, rồi năm 1995 ông được cấp trên tin cậy giao giữ chức vụ Viện trưởng Viện Khoa học chiến lược quốc gia - Bộ Công an, và được phong Thiếu tướng cũng vào năm ấy.   Trong cuộc đời mình, điều ông luôn đau đáu là 2 chữ “quê hương”, dù một năm ông có thể về quê nhiều lần, dù có tháng ông phải vội vã đi đi về về giữa Hà Nội và Nghệ An để kịp công việc ở quê và công việc của một nhà cố vấn. Thế nhưng, ông vẫn thấy mình mắc nợ với quê hương. Ông tâm sự: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo làng Minh Phương thuở còn thơ bé, đã dìu dắt tôi từ những nét chữ đầu tiên. Cũng từ cô, những bài học đầu tiên về tình người về hiếu nghĩa đã theo tôi cho đến tận bây giờ. Khi xa quê, đã nhiều năm tình cờ qua một người bạn được biết gia cảnh cô rất khó khăn. Từ đó, nếu có dịp về quê là tôi lại tới thăm hỏi cô, không cần quà bánh, người quê nhiều khi chỉ cần một lời hỏi han cũng đã thấy ấm lòng. Năm nay, cô đã ngoài 80, nhưng không năm nào là tôi không gửi quà cho cô nhân ngày nhà giáo”.  Lần gặp gỡ tướng lĩnh quê hương Nghệ An trung tuần tháng 12/2012, ông được dịp thổ lộ những tâm tư, những gan ruột của một người con xa quê. Cũng qua những tâm tư này, ông có dịp được nêu ra những kiến nghị sắc bén về chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh nhà. Với ông Nghệ An là địa danh “hữu xạ tự nhiên hương”, nơi hội tụ đầy đủ thiên thời địa lợi để phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH. “Muốn phát triển kinh tế chỉ có cách thu hút đầu tư từ nước ngoài. Đây là thời điểm thích hợp để tỉnh ta thu hút đầu tư từ Nhật Bản vì sự mất đoàn kết giữa Nhật Bản và Trung Quốc - thị trường đầu tư mà từ trước tới nay Nhật Bản thủy chung. Hơn nữa, Nhật Bản đang rất cảm tình với Việt Nam vì tính kỷ luật và tinh thần ham học hỏi. Vậy, chúng ta còn chần chừ gì nữa để phát những tín hiệu tích cực nhất đối với nhà đầu tư nặng ký này”- ông nói.

“Dù xa muôn dăm trùng dương/ Ở đâu cũng có quê hương trong lòng”, đấy là nỗi lòng của người con đã 51 năm xa quê vẫn nặng nợ với quê như một sự tri ân.

Thanh Nga


Page 2

(Baonghean.vn) - Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong tư tưởng của Người, “đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”. Với đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương Nghệ An, Người cũng dành những tình cảm hết sức đặc biệt...


Page 3

Với 500 loại sen đá trong khu vườn của mình, anh Võ Văn Hoàng (tổ Sở Lăng, phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập khoảng 500 triệu đồng khi bán sen đá đi cả nước.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Anh Võ Văn Hoàng đang sở hữu hơn 500 loại sen đá trong khu vườn của mình, trong đó có cả các loại sen đá đột biến được khách hàng yêu thích và thường xuyên đặt hàng. Theo anh Hoàng, nhiều khi làm những tác phẩm sen đá thì giá chậu còn đắt hơn cả tiền cây, nhưng quan trọng là khách hàng yêu thích và muốn sở hữu tác phẩm mình tạo ra đã thành công một phần.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Chia sẻ với phóng viên Báo , anh Võ Văn Hoàng cho biết: "Tôi là người rất mê hoa và cây cảnh nhưng quê ở Nghệ An không có nhiều đất, khí hậu cũng không phù hợp nên không có điều kiện để thỏa đam mê. Cho đến năm 2012 tôi quyết định vào Đà Lạt để lập nghiệp với cây hoa hồng và giờ là trồng thêm sen đá. Năm 2019, với tổng diện tích đất thuê khoảng 8.000m2 thì tôi đã chuyển khoảng 3.000m2 để trồng và ươm các loại giống sen đá. Ngoài ra, tôi còn làm thêm 200m2 khu trưng bày để cho khách hàng và du khách thăm, lựa chọn sản phẩm trước khi mua".

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Bên trong khu vườn 3.000 m2 của anh Hoàng có rất nhiều loại sen đá độc, lạ được người chơi ưa thích. Anh Hoàng đã đặt tên cho khu vườn của mình là Hoàng Gia Trang. Các loại giống Phật Bà đỏ, Hồng Hà Lan, Giọt lệ cho đến Hướng Dương đều có bên trong Vườn sen đá Hoàng Gia Trang.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Rất nhiều loại sen đá đẹp mắt, độc lạ trong vườn và khu trưng bày của anh Hoàng.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Anh Võ Văn Hoàng cho biết, sen đá khi đã có kinh nghiệm sẽ rất dễ chăm sóc và nhân giống. Những chiếc lá sen đá khi già sẽ được bẻ ra khỏi thân và để ở chỗ ẩm là sẽ ra rễ và lên lá non.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

"Sen đá là loại cây rất dễ sống nhưng phát triển chậm và sống lâu, đặc biệt không phải tưới nước, bón phân thường xuyên. Những chiếc lá của cây sen đá giữ nước rất tốt, vì vậy chúng không cần phải tưới nước thường xuyên. Người trồng chỉ cần trồng, để giá thể thật khô sau đó tưới nước thật đẫm để lá cây tiếp tục hút nước nuôi cây", anh Hoàng chia sẻ.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Với mỗi tác phẩm do mình sáng tạo, chăm sóc anh Hoàng đều chăm chút tỉ mỉ, tạo nên sản phẩm đáp ứng nhu cầu từ bình dân đến cao cấp của khách hàng. Trung bình, mỗi tháng anh Hoàng bán ra thị trường khoảng 30.000 chậu sen đá các loại, mỗi năm đạt lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Anh Hoàng đang chăm sóc cho những cây sen đá để tạo nên tiểu cảnh hình chữ S Việt Nam của mình tại khu trưng bày.

S

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

"Ban đầu, khi chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật mua cây về trồng nhân giống thì đã chết đến 80-90%, thiệt hại 300-400 triệu đồng. Thế nhưng, với ý nghĩ " trời không phụ người có tâm", tôi đã quyết tìm tòi, nhân giống lại từ những phần cây còn sót lại", anh Hoàng nhớ lại.

Thiếu tướng Lê Văn Cương quê ở đâu

Toàn bộ những giống cây trồng trong vườn của anh Võ Văn Hoàng đều được anh tự nhập về và nhân giống. Ngoài ra, anh Hoàng còn nhập một số loại sen đá của Hàn Quốc, Trung Quốc về để nhân giống. Nhiều lần khách hàng gửi ảnh cho anh những loại sen đá mà khách hàng thấy ở nước ngoài, nhưng lúc đó Việt Nam chưa có thì mình lại lên mạng tìm tòi để nhập cây về nhân giống.

https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3563118