Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc Hoạt động của UBDT Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa Các Dân tộc Việt Nam Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945

27/08/2010
Vận dụng bài học của Cách mạng Tháng Tám vào quá trình hội nhập kinh tế-quốc tế
Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã để lại cho Đảng và dân tộc ta nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về dự đoán chính xác thời cơ và nắm đúng thời cơ trong những bước ngoặt lịch sử của cách mạng. Bài học đó vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trước bối cảnh thế giới và đất nước hiện nay có nhiều biến đổi lớn lao.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một mốc son chói lọi trong lịch sử hàng nghi dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi đầu tiên trong thế kỷ XX. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã phá tung xiềng xích hơn 80 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc; đồng thời lật nhào chế độ chuyên chế phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ lịch sử đau thương của dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là cuộc cách mạng từ trên trời rơi xuống, mà là cuộc cách mạng “tiến công lên trời”. Sức mạnh lan toả của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam không chỉ giới hạn ở khu vực Đông Nam á, mà nó đã góp phần quan trọng thức tỉnh các dân tộc trên thế giới đang bị cùm trói trong vòng nô lệ, lệ thuộc của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, cổ vũ các dân tộc vùng lên đấu tranh để tự giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tất yếu từ mạch ngầm sục sôi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chảy suốt hàng nghìn năm và bùng nổ thành cao trào cách mạng không gì cưỡng và cản nổi. Cuộc cách mạng vĩ đại dưới sự lãnh đạo của Đảng ta là một biểu tượng của tinh thần quật cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đó là sự kết tinh và toả sáng của sức mạnh nội lực Việt Nam. Không có sức mạnh trầm tích và quật khởi đó thì không có sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. Phát huy sức mạnh nội lực Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám trở thành nền tảng, động lực to lớn của cách mạng Việt Nam. Tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa to lớn của Cách mạng Việt Nam đã khởi nguồn cho các thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

Sau khi thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và giành được nền độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã buộc phải liên tục chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài suốt 30 năm rõng rã, vượt qua muôn vàng hiểm nguy, có lúc tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã cho thấy, không thể có chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa xuân 1975 nếu không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngược lại, thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 sẽ không được bảo vệ và phát huy, nếu không có thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. V.I.Lê-nin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới, đã chỉ rõ: “Một cuộc cách mạng chỉ thật sự có giá trị nếu nó biết tự bảo vệ”. Cách mạng Việt nam đã chứng minh một cách đầy thuyết phục chân lý đó.

Một trong những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại là Đảng ta đã kịp thời nắm bắt và tận dụng được thời cơ lịch sử, với phương pháp cách mạng và tài tổ chức đầy mưu lược, vượt qua thách thức, chạy đua với thời gian, lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành lấy chính quyền; đồng thời, đứng ở địa vị là chủ nhân của đất nước Việt Nam mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Lịch sử các cuộc cách mạng trên thế giới chứng minh rằng, cách mạng muốn giành được thắng lợi phải có thời cơ. Thời cơ là một nhân tố khách quan diễn ra trong một khoảng thời gian lịch sử nhất định. Thời cơ cách mạng càng quý và rất hiếm khi xảy ra. Khi đã có thời cơ nhưng nếu lực lượng lãnh đạo chưa sẵn sàng để nắm bắt thì nó sẽ nhanh chóng trôi qua. Chỉ có Đảng tiên phong có tầm nhìn chiến lược, phân tích tình hình chính xác, nhận định sáng suốt về thời cơ sẽ và đang đến, chủ động tạo ra những nhân tố chủ quan, chủ động chuẩn bị công phu những điều kiện bên trong cần thiết, mới có thể kịp thời chớp thời cơ để giành thắng lợi quyết định cho cách mạng. Vì thế, chỉ riêng việc tiên đoán đúng thời cơ, vận hội, đặc biệt nhạy bén chớp lấy thời cơ một cách tài tình, khôn khéo, đã chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí minh, sự quyết tâm, sẵn sàng của toàn dân, với lực lượng vũ trang làm nòng cốt, có vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, với tầm nhìn chiến lược, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, toàn diện, cụ thể, dự báo chính xác chủ nghĩa phát-xít nhất định thua, Liên Xô và các lực lượng chống phát-xít nhất định giành chiến thắng, thời cơ cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắng lợi đang đến gần. Tháng giêng năm 1942, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết diễn ca “Lịch sử nước ta”, trong đó Người dự đoán: Năm 1945, Việt Nam sẽ độc lập. Tháng 10/1944, Người lại viết: “Cơ hội dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”. Thực tế, Đảng ta không khoanh tay thụ động chờ thời cơ, chờ đợi ai đó đến giải phóng cho dân tộc mình khỏi ách lầm than, nô lệ. Với đường lối chiến lược cách mạng “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã có những chủ trương, biện pháp sáng suốt, tích cực, từng bước tạo thế và lực bên trong để có thể động viên, tổ chức toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ đến.

Theo sự chỉ đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp rộng rãi, đoàn kết các lực lượng đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. Đảng đã tích cực xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, các căn cứ địa cách mạng và khu giải phóng; phát triển đội quân chính trị quần chúng bao gồm các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Việt Minh. Đảng chủ trương vừa xây dựng, vừa khôi phục các tổ chức, đoàn thể cách mạng; đưa đội ngũ đảng viên, cán bộ chủ chốt vào rèn luyện, thử thách trong thực tiễn đấu tranh sôi nổi của cách mạng để sẵn sàng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo quần chúng đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.

Bước vào năm 1945, những thế lực phát-xít Đức, ý, Nhật bị thất bại nặng nề trên khắp các chiến trường Âu-á; quân đội Xô-viết và các lực lượng chống phát-xít chiến thắng vẻ vang, tạo nhân tố quốc tế thuận lợi cho các dân tộc bị áp bức, nô dịch có thể đứng lên giành lấy độc lập, tự do. Đối với cách mạng Việt Nam, sau ngày phát-xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp (ngày 9/3/1945), Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đảng đã có chủ trương rất sáng suốt, kịp thời và cụ thể, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và công tác binh vận.

Nét đặc sắc, tiêu biểu và độc đáo trong chủ trương của Đảng ta phát động cuộc tổng khởi nghĩa là việc chọn thời điểm và địa điểm tiến hành khởi nghĩa. Về thời điểm, đó là khi phát-xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, thời cơ cho cách mạng Việt Nam đã xuất hiện. Đảng ta không chần chừ, do dự, mà tích cực, chủ động, mau lẹ nắm bắt lấy thời cơ “ngàn năm có một”, phát động nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền với ý chí và quyết tâm sắt đá: Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập. Lúc này, Đảng ta đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền với tính chất rất cần kíp, không thể muộn hơn, dù chỉ một vài ngày. Toàn dân đã nổi dậy, cả nước đồng lòng đứng lên cùng chớp thời cơ đem về vận hội mới cho giang sơn gấm vóc của Tổ quốc.

Về địa điểm, Đảng ta quyết định tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Sự đồng loạt tiến hành cuộc khởi nghĩa ở tất cả các địa phương trong cả nước, từ chiến khu về đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, rồi cả thành thị và nông thôn nhất tề nổi dậy như thác đổ, sóng dâng, đè bẹp mọi sự phản kháng của kẻ thù, làm cho chúng không còn có chỗ dựa của hậu phương, không kịp hỗ trợ, cứu viện, bảo vệ lẫn nhau.

Trước những khó khăn, thử thách, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng, không thỏa hiệp, không khoan nhượng, mắc mưu kẻ địch, kiên quyết lãnh đạo toàn dân đánh đổ hoàn toàn bộ máy cai trị hà khắc của chế độ cũ. Bạo lực cách mạng của đông đảo quần chúng được tuyên truyền, giác ngộ đã làm tê liệt, tan rã nhanh chóng nhà nước của chế độ thực dân, phong kiến phản động đã thối rữa. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi diễn ra trong thời gian rất ngắn và ít hao tổn xương máu. Thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thể hiện sâu sắc sự nhạy bén, mẫn cảm cách mạng của Đảng; biểu hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong quá trình chuẩn bị và tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã để lại cho Đảng và dân tộc ta nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về dự đoán chính xác thời cơ và nắm đúng thời cơ trong những bước ngoặt lịch sử cách mạng. Bài học đó vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay có nhiều biến đổi lớn lao.

Ngày nay, thế giới đang diễn ra mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, tạo ra những kỹ thuật mũi nhọn đưa năng suất lao động lên rất cao. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế ngày càng tăng mạnh. Đồng thời, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đó là những thời cơ mới tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. ở nước ta, đường lối, chính sách hơn hai mươi năm đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên theo xu thế phát triển chung của thời đại. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững bước đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó còn là kết quả của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Bước vào sân chơi WTO đã mở ra cho chúng ta những cơ hội, thuận lợi mới để phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tất yếu nảy sinh không ít khó khăn, thách thức mới cả trực tiếp và gián tiếp, tác động tiêu cực đến việc bảo vệ độc lập chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta, cơ hội và thách thức luôn đan xen, lồng ghép vào nhau, trong cơ hội bao hàm cả thách thức và trong thách thức cũng bao hàm cả cơ hội. Cơ hội càng lớn, thách thức càng nhiều, càng đòi hỏi sự sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng và bản lĩnh chính trị, quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta, cùng sự nỗ lực của toàn dân, để hạn chế những khó khăn, thách thức, biến thách thức thành cơ hội.

Tuy đất nước đã đạt được nhiều thành tựu mới trong quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới những năm vừa qua, nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với không ít nguy cơ và thách thức, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, và nguy cơ chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đang ngày đêm ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta.

Vì vậy, đòi hỏi cao nhất đối với Đảng, Nhà nước ta, đối với mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên là tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt những bài học lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ trong tình hình mới, chúng ta phải luôn quán triệt sâu sắc phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra và vận dụng thành công trong thời kỳ giành và giữ chính quyền năm 1945-1946.

Trong thời kỳ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta, vận dụng “bất biến” tức là không vì quyền lợi hay lợi ích nhất thời, cục bộ của tổ chức, cá nhân nào đó mà bất chấp nguyên tắc, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, của tập thể. Phải tuyệt đối đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của chủ nghĩa xã hội lên trên hết. Thực hiện phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế cũng phải luôn “ứng vạn biến”, biết phân tích, dự đoán và mau lẹ chớp lấy thời cơ, nắm chắc và tận dụng có hiệu quả thời cơ để mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia, cộng đồng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là thước đo bản lĩnh cách mạng, sự mẫn cảm và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng ta trong thời kỳ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta.

Nguyễn Đức Thắng

[ Quay lại ]

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc (Xem nội dung chi tiết tại đây)

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
DB điện thoại nội bộ
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Danh sách cán bộ UB
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thư viện điện tử
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
CD 60 năm công tác DT
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
CEMA trên đĩa CDROM
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
CD đào tạo CNTT - CT135
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
CEMA trên UNDP
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Người online:
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Khách:
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Thành viên:
Thời cơ cách mạng Tháng 8 1945
Tổng số: 0
Số người truy cập: 64,986,816

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs