Thông tư hướng dẫn Nghị định 120 2022

Ngày 07/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ 01/12/2020, thêm điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập [Ảnh minh họa]

Điều 5 Nghị định này quy định việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gồm 06 điều kiện [trước đây chỉ cần 03 điều kiện]:

- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập [nếu có] đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý Nhà nước;

- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người [trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành];

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Riêng đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần bảo đảm phù hợp chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 120/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2020./.

Theo: //luatvietnam.vn/

BỘ NỘI VỤ
______

Số: 5806/BNV-TCBC
V/v:
Thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2020

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập [sau đây gọi tắt là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP], có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 [thay thế Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012], Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Về xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:

a] Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực, hoàn thành trước ngày 31/3/2021.

b] Xây dựng, ban hành Thông tư quy định tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực theo thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

c] Xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Nội vụ , hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

d] Xây dựng, ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Nội vụ, hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

2. Về kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ sau:

a] Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và quy định của pháp luật chuyên ngành. Trong đó:

- Xây dựng và thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng điều kiện về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, hoàn thành trước ngày 31/3/2021.

- Xây dựng và thực hiện ngay phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong của đơn vị sự nghiệp công lập theo tiêu chí quy định, để bảo đảm khi Nghị định số 120/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì các đơn vị sự nghiệp công lập đã được sắp xếp, kiện toàn đúng quy định.

b] Quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Kết quả xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực và kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập gửi Bộ Nội vụ trước ngày 15/4/2021 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; việc báo cáo định kỳ đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 26 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sớm triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Văn phòng Chính phủ [để p/hợp];

- Bộ trưởng [để b/cáo];

- Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng;

- Lưu: VT, TCBC.

BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Duy Thăng

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dântỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và quy định của pháp luật chuyên ngành, trong đó, lưu ý một số nội dung như sau:

1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo nguyên tắc, điều kiện theo các quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

2. Xây dựng và thực hiện theo thẩm quyền phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong của đơn vị sự nghiệp công lập theo tiêu chí quy định.

3. Về Hội đồng quản lý trongđơn vị sự nghiệp công lập: Rà soát Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý để tham mưu, đề xuất kiện toàn lại theo đúng quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP; Đối vớicác đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP,trường hợp cần thiếtphải thành lập Hội đồng quản lý, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương có Văn bản báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý theo quy định của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật chuyên ngành.

4. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày Nghị định số 120/2020/NĐ-CP có hiệu lực [Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng của đơn vị].

- Về số lượng người làm việc: Các đơn vị không đáp ứng điều kiện về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP phải tiến hành xây dựng đề án tổ chức lại đơn vị theo quy định trình cấp có thẩm quyền xem xét cho ý kiến.

- Về số lượng cấp phó: Các đơn vị có số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng cấp phó quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP thì trong thời hạn 12 tháng phải sắp xếp số lượng cấp phó của đơn vị theo đúng quy định.

- Trường hợp sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập làm tăng số lượng cấp phó so với quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP thì trong thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày thực hiện sắp xếp, cơ quan trực tiếp quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm sắp xếp, bố trí để giảm số lượng cấp phó, bảo đảm phù hợp với quy định; chỉ được bổ sung khi số lượng cấp phó thấp hơn quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP./.

Video liên quan

Chủ Đề