Thức ăn thủy sản tốt nhất hiện nay

Ngày 21/6/2012, Tổ chức cấp chứng nhận thủy sản Global Trust đã trao Chứng nhận Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất [Best Aquaculture Practices - BAP] của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu [GAA] cho Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Thức ăn Thủy sản GrowMax. Chứng nhận BAP được xem là một loại “tem” đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm được tiêu thụ tại các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.

Việc đạt được chứng nhận BAP - “tiêu chuẩn vàng” trong sản xuất thức ăn thủy sản, là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của GrowMax. Đây là phần thưởng lớn khích lệ cho sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ, công nhân viên của GrowMax. Điều này cũng minh chứng cho khát vọng, tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, một tập thể đoàn kết đã quyết tâm xây dựng rất thành công một nhà máy thức ăn nuôi tôm của người Việt, phục vụ cho ngành tôm Việt Nam, giảm bớt sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nhằm tạo sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm thức ăn tôm của GrowMax. Người nuôi tôm sẽ được thừa hưởng các giá trị từ chuỗi liên kết. Các sản phẩm tôm nuôi sẽ được các nhà máy chế biến ưu tiên mua với giá tốt hơn. Bên cạnh đó, còn giúp cho những vùng nuôi, nhà máy chế biến sử dụng các sản phẩm của GrowMax dễ dàng đạt được các chứng nhận cao hơn, góp phần nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đạt được Chứng nhận BAP là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của GrowMax.

Để đạt được chứng nhận BAP, Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản của GrowMax phải tuân thủ các luật hiện hành liên quan đến kinh doanh, các quy định về môi trường liên quan đến việc xử lý chất thải, nước thải và kiểm soát dịch hại. Cơ sở vật chất cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đã thiết lập về an toàn sản phẩm, tuân thủ các quy định của địa phương, quốc gia và các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Công ty TNHH Thức ăn Thủy sản GrowMax có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Lộc An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, là doanh nghiệp có 100% vốn nội địa trong lĩnh vực sản xuất thức ăn nuôi tôm với công nghệ hiện đại, đạt công suất lớn 230.000 tấn/năm. Mục tiêu của GrowMax không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.

Trước khi GrowMax ra đời, ngành sản xuất thức ăn nuôi tôm là sự thống trị gần như 100% của các tập đoàn đa quốc gia hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] và gần như không có “sân chơi” cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng GrowMax vẫn tự tin đầu tư nhà máy sản xuất với công suất lớn, có công nghệ hiện đại thuộc top đầu châu Á. Dù mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm nhưng thức ăn nuôi tôm GrowMax đã vươn lên trở thành 1 trong 3 công ty có sản lượng và thị phần lớn nhất Việt Nam hiện nay. Việc đạt được chứng nhận BAP là một trong những sự ghi nhận đối với những nỗ lực mà GrowMax đã cố gắng đạt được, đó là cung cấp những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ phát triển ngành thủy sản Việt Nam nói chung, lĩnh vực sản xuất thức ăn tôm nói riêng; Tự hào và khẳng định về một thương hiệu sản xuất thức ăn tôm của người Việt - 100% vốn Việt Nam đầu tiên đạt được chứng nhận này.

Khách hàng tin tưởng và đánh giá cao các sản phẩm thức ăn của GrowMax.

Ông Lê Trần Bá Thông, Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất của GrowMax cho biết: Với phương châm “Chất lượng kiến tạo niềm tin”, GrowMax luôn cam kết với khách hàng về chất lượng vượt trội thông qua việc đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc, trang thiệt bị hiện đại bậc nhất châu Á hiện nay, cùng với việc tuyển chọn nguồn nguyên liệu cao cấp nhất như bột cá Peru, Chilê… Tại GrowMax, tất cả sản phẩm trước khi được giao đến khách hàng đều phải trải qua một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhất với 8 bước tại 3 bộ phận độc lập.

“Chúng tôi luôn lấy chất lượng là tiêu chí để phát triển sản phẩm và đã được khẳng định trong thời gian qua. Thời gian tới, GrowMax sẽ không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng hơn nữa kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm thức ăn tôm chất lượng cao made in Vietnam”, ông Lê Trần Bá Thông chia sẻ thêm.

Trước đó, GrowMax cũng đã liên tiếp được vinh danh với nhiều giải thưởng uy tín như: “Top 10 thương hiệu Vàng Việt Nam năm 2021” trong Chương trình Doanh nghiệp hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2021; “Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2021” do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển châu Á trao tặng… Nhưng vượt trên tất cả mọi danh hiệu, GrowMax được người nuôi tôm cả nước đánh giá là “thức ăn nuôi tôm có chất lượng tốt nhất Việt Nam hiện nay”.

Cập nhật lúc: 08/12/2011 69

Không thể kiểm soát chất lượng

Theo ông Bùi Đức Quý, GĐ Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định Nuôi trồng Thủy sản [TTKNKN& KĐNTTS], để đạt sản lượng nuôi thủy sản 2,8 triệu tấn trong năm nay, ngành thủy sản cần tới 4,4 triệu tấn thức ăn. Hiện tại, ở nước ta có khoảng 130 NMSX thức ăn thủy sản, với công suất 4,5 triệu tấn. Nhưng trên thực tế, lượng thức ăn thủy sản sản xuất công nghiệp trong nước chỉ khoảng 3,77 triệu tấn, đạt 85% nhu cầu. 15% nhu cầu còn lại là NK và tự chế biến.

Kết quả kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ thức ăn kém chất lượng là không nhỏ. Năm 2008, Đồng Tháp lấy 131 mẫu kiểm tra thì có tới 56 mẫu không đạt [chiếm 42,7%]. Năm 2011, lại lấy 37 mẫu, thì có 6 mẫu không đạt [16%]. Năm nay, Đồng Nai kiểm tra 7 mẫu, có tới 2 mẫu không đạt [28,5%]. Trong 2 năm 2010 và 2011, TTKNKN& KĐNTTS lấy 74 mẫu, phát hiện 10 mẫu không đạt…

Tính ra, từ năm 2008 đến nay, Trung tâm này cùng Vụ NTTS và các tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai, Long An, đã lấy tổng cộng 367 mẫu thức ăn thủy sản để kiểm tra thì có 74 mẫu không đạt chất lượng [20,1%]. Số mẫu không đạt nói trên, chủ yếu do không đạt chất lượng về chỉ tiêu protein hay chỉ tiêu lipid hoặc chỉ tiêu về xơ và tro theo tiêu chuẩn công bố.

Ông Trần Cao Mưu, TTK Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng nhiều loại thức ăn thủy sản kém chất lượng đang được tung ra thị trường mà các cơ quan chức năng không thể nào kiểm soát được. Thậm chí có những DN sử dụng thức ăn kém chất lượng để tái chế lại. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho hay, khâu lưu thông phân phối hiện nay cũng góp phần không nhỏ vào việc làm giảm chất lượng thức ăn thủy sản. Có những lô thức ăn, lúc rời khỏi NM chất lượng tốt, nhưng khi đến tay người nông dân, chất lượng đã bị giảm mất 20-30%.

Mỗi năm tăng giá 6- 7 lần

Không chỉ khốn khổ với tỷ lệ không nhỏ thức ăn thủy sản kém chất lượng như trên, người nuôi thủy sản còn luôn phải lo lắng với tình trạng giá thức ăn thủy sản liên tục tăng. Trong năm 2011, giá thức ăn thủy sản tăng từ 500-1.100 đ/kg so với năm 2010. Có những thời điểm giá thức ăn thủy sản tăng tới 16-30%. Ông Trần Cao Mưu cho biết trong năm nay, giá thức ăn thủy sản đã tăng tới 6-7 lần, mỗi lần tăng từ 200-300 đ/kg.

Cũng theo ông Mưu, một trong những nguyên nhân khiến cho giá thức ăn thủy sản tăng cao, là do các DN đã chiết khấu quá cao cho các đại lý. Nhiều DN hiện đang chiết khấu 3.200 đ/kg thức ăn. Thậm chí các DN Trung Quốc chiết khấu tới 5.500-6.000 đ/kg. Ông Mai Văn Hoàng, Phó TGĐ Cty Grobest, cũng cho rằng nhiều DN nhỏ, DN Trung Quốc, đang đẩy lợi nhuận cho khâu trung gian lên quá cao, khiến cho giá thức ăn thủy sản phải tăng cao và khó giảm xuống được.

Trong khi đó, đại diện Bộ Công thương cũng khẳng định, chính các DNSX thức ăn chưa đồng hành với người nuôi trồng thủy sản, do đó đẩy giá thức ăn lên cao, nhất là những DN có vốn nước ngoài. Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh [Sóc Trăng], than “Chi phí cho các đại lý thức ăn chăn nuôi quá lớn. Đại lý ngày càng giàu có, còn nông dân thì ngày càng khó khăn”.

Giảm ngay khâu trung gian

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu, thức ăn chiếm tới 60-75% trong giá thành sản phẩm thủy sản. Do đó, chất lượng, giá cả thức ăn có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của người nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bởi thiếu thốn về con người, phương tiện và cả kinh phí cho công việc này.

Không những thế, chúng ta đang có ít phòng phân tích chất lượng đạt chuẩn [ISO/IEC; 17025] và phòng thử nghiệm được chỉ định của Bộ NN-PTNT. Do đó, kết quả phân tích thường thiếu chính xác và sai số cao, nên cùng một mẫu thức ăn thủy sản mà mỗi phòng kiểm nghiệm lại cho một kết quả. Bởi vậy, việc giảm tỷ lệ thức ăn thủy sản kém chất lượng xuống không thể nào làm được trong ngày một ngày hai.

Theo Tổng cục Thủy sản, chất lượng thức ăn thủy sản đang có vấn đề vì cá, tôm chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao. Cùng một loại sản phẩm cho tôm, nhưng ở Thái Lan, để có được 1 kg tôm chỉ cần 1,1 kg thức ăn, còn ở ta phải tốn tới 1,3 kg thức ăn.

Việc bình ổn giá thức ăn thủy sản cũng khó không kém. Bởi theo ông Bùi Đức Quý, hiện có tới 130 NMSX thức ăn chăn nuôi mà chỉ có 10 NM nằm trong danh sách có nhiệm vụ bình ổn giá thì không thể nào điều phối được thị trường. Đại diện Bộ Công thương cho rằng, khi phần lớn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang phụ thuộc vào nguồn NK thì không thể nào bình ổn được giá thức ăn chăn nuôi trong nước. Và khi các NM có vốn nước ngoài đang chi phối thị phần thức ăn chăn nuôi ở nước ta, thì khó mà bắt buộc những NM này phải làm nhiệm vụ bình ổn giá.

Bởi vậy, một trong những giải pháp tốt nhằm giảm giá thức ăn thủy sản khi đến tay người nông dân, là giảm bớt chi phí cho khâu trung gian. Là chủ một DN, nhưng ông Mai Văn Hoàng cũng kêu gọi các DN thức ăn thủy sản nên mạnh dạn giảm ngay chi phí cũng như lợi nhuận cho khâu trung gian, qua đó có thể kéo giảm giá thức ăn xuống: “Trong thời gian qua, chúng tôi đã kết hợp với Cty CP để cung ứng thức ăn nuôi tôm cho các hội viên. Theo đó, Cty này sẽ đưa thức ăn thẳng xuống các trang trại mà không qua một đại lý nào hết. Nhờ đó, các hội viên của chúng tôi đã giảm được đáng kể giá thức ăn thủy sản, qua đó tăng thêm được lợi nhuận từ nuôi tôm”.

Trên cơ sở đó, ông Nhiệm đề nghị sớm thành lập các nghiệp đoàn nghề nuôi ở những vùng nuôi trồng thủy sản. Những nghiệp đoàn này sẽ giúp cho người nuôi có cơ hội mua được thức ăn với giá gốc, mà không phải tốn thêm nhiều tiền cho khâu trung gian.

                                                                                                                                                [Nguồn Báo Nông nghiệp]

Video liên quan

Chủ Đề