Thuốc điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh và an toàn nhất hiện nay sẽ được mecuti tổng hợp và gửi đến các bậc phụ huynh. Bệnh thủy đậu là căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không chữa trị cẩn thận nó sẽ để lại hậu quả là những biến chứng khó lường như: viêm phổi, viêm não …

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Nguyên nhân gây ra Bệnh thủy đậu là do một loại vi rut mang tên Varicella Zoster Virus, thường bùng phát dịch vào các mùa trong năm. Bệnh rất dễ lây và thường có các triệu chứng chóng mặt, sốt nhẹ, khắp người nổi mụn. Khi đã mắc thủy đậu, cần cách ly ít nhất 5 – 7 ngày, dịch thường xảy ra trong gia đình và trường học.

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi khuẩn, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần.

Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, biếng ăn còn người lớn bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước có đường kính vài milimet. Nếu bị nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn.

Bệnh thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

Cách điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi và không để lại sẹo

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh mà cách điều trị bệnh thủy đậu tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.

1. Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể:

– Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.

– Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.

– Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan [talc] vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.

– Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn

– Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

Bệnh thuỷ đậu có được tắm không?

Nhiều người cho rằng khi bị thuỷ đậu phải kiêng nước, kiêng gió nên không tắm rửa cho trẻ. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng. Kiêng tắm trong những ngày mắc bệnh sẽ gây thêm sự nguy hiểm cho bệnh nhân. Thực tế cho thấy có nhiều bệnh nhân bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt.

Do đó, người bệnh thủy đậu cần được tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, trong phòng kín gió. Chú ý không tắm lâu như khi khỏe mạnh. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay, tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.Chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý và nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Bệnh thuỷ đậu có được tắm không là quan tâm của rất nhiều người.

2. Điều trị triệu chứng:

– Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.

– Chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi bằng các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…

– Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye [một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong].

– Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

– Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus

– Trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng [đối với trẻ nhỏ].

– Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

– Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.

Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.

3. Nên tránh những quan điểm và việc làm không đúng như:

– Kiêng gió, kiêng nước, để người bệnh ở trong phòng quá kín, cho mặc quần áo quá dày, không tắm rửa vệ sinh hằng ngày khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sẽ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

– Sử dụng các loại lá cây… đắp lên nốt rạ của người bệnh.

– Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của thầy thuốc.

– Dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

Quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu

4. Phòng ngừa

* Cách ly người bệnh:

– Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh [phát ban] cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn [người lớn phải nghỉ làm, học sinh và Sinh Viên phải nghỉ học trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày].

– Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.

Phòng tránh bệnh thủy đậu

Những biến chứng của bệnh thủy đậu rất nguy hiểm cần lưu ý:

Vi khuẩn xâm nhập vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, nhiều khi lại gây ngứa. người bệnh không chịu được và khi gãi sẽ làm các mụn thủy đậu bị vỡ và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu. Điều này đã làm khổ tâm nhiều cho nhiều người bệnh đặc biệt là nữ. Trong một số trường hợp khác, các vi khuẩn nói trên, từ các mụn thủy đậu lại xâm nhập ồ ạt vào máu, gây ra nhiều bệnh ở cơ quan khác, như viêm thận, viêm gan v.v… Riêng chứng bệnh “nhiễm khuẩn huyết” mà chúng gây nên cũng đã là nguy hiểm chết người.

Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn nhưng rất nặng và rất khó điều trị. Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu người bệnh bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số người bệnh tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v…

Và như vậy, bệnh thủy đậu tuy vẫn được nhiều người coi là một bệnh nhẹ, “lành tính” – thật ra vẫn là một bệnh hoàn toàn không nên coi thường. Vậy thì, khi trong gia đình hoặc ở Trường học cũng như ở Ký túc xá không may hoặc một người lớn bị bệnh thủy đậu, cần làm gì?

Trước hết, bạn hãy cho người bệnh đi khám bệnh ngay. BS sẽ khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, sẽ cho vào viện điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có theo dõi, hẹn ngày tái khám. Chớ bao giờ tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo của một số người không hiểu biết về y khoa mà dùng thuốc sai lầm. Đã có không ít những người bị thủy đậu bội nhiễm rất nặng, do đã đắp các loại lá, hoặc rắc các thuốc bột bán trôi nổi tại các góc chợ, trên vỉa hè.

Nếu người bệnh được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, hãy cho nằm nghỉ trong một phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu. Cố gắng tránh gãi. Cắt ngắn móng tay. Mặc quần áo dài để che kín các nốt thủy đậu, tránh để ruồi, muỗi đậu vào. Với các nốt thủy đậu khi vỡ thì nên chấm các thuốc sát trùng như xanh methylen, làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh. Nốt nào chưa vỡ thì không nên bôi vì không có tác dụng. Bên cạnh đó, nên tắm bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu .

Điều trị cho bệnh nhân thuỷ đậu

KẾ SÁCH” CHỮA KHỎI THỦY ĐẬU CHỈ TRONG 3 NGÀY CỦA 2 VỢ CHỒNG

Hai vợ chồng chị Hoàng Thị Thảo Hương [26 tuổi, Hà Nội] vừa trải qua những ngày mắc thủy đậu. Những tưởng phải nghỉ việc ở nhà nhiều ngày để điều trị bệnh và phòng tránh lây ra những người xung quanh, nhưng chỉ sau 3-4 ngày điều trị bệnh thủy đậu, vợ chồng chị Hương đã khống chế được toàn bộ nốt phỏng, mụn nước không lên thêm, những nốt mụn cũ teo dần rồi biến mất mà không để lại sẹo. Thấy cách trị thủy đậu hiệuquả, chúng tôi đã tìm gặp và có cuộc trò chuyện ngắn với chị.

PV: Chào chị Hương, được biết vừa rồi quanh nhà chị có rất nhiều gia đình có cháu nhỏ và người già bị mắc thủy đậu và gia đình chị cũng không tránh khỏi?

Chị Hoàng Thị Thảo Hương: Gia đình tôi có 2 vợ chồng và 1 cháu nhỏ 4 tuổi thì con tôi là người mắc thủy đậu đầu tiên, rồi đến vợ chồng tôi. Cháu đi học mẫu giáo nên bị lây từ các bạn. Cách đây 1 tháng,quanh ngõ nhà tôi và cả lớp mẫu giáo nơi con tôi học có rất nhiều người mắc bệnh này. Lúc đầu tôi không biết bệnh của cháu, chỉ thấy cháu mệt, ốm, chán ăn, ít chơi, cơ thểngứa ngáy, khó chịu. Tôi kiểm tra lưng cháu thì thấy 1-2 nốt phỏng, sau đó các nốt lan lên mặt. Tôi có đưa cháu đi khám thì được biết cháu bị thủy đậu. Vì bệnh cần tránh ra gió nên tôi gửi cháu cho ông bà nội trông giúp để đi làm. Ông bà nói cháu bị sốt phỏng dạ nên kết hợp uống thuốc bác sĩ cho và tắm bằng các loại lá dân gian.

Chị Hoàng Thị Thảo Hương chia sẻ quá trình chữa thủy đậu

– Uống thuốc và tắm lá cháu có đỡ nhanh không, thưa chị? Bệnh của cháu lúc đầu chỉ có vài nốt ở lưng nhưng sau đó lan lên mặt, bụng, toàn thân dù đã được tắm lá và uống thuốc. Cháu quấy khóc, ít ăn nên ông bà rất mệt. Mụn lên rộ sau đó rút dần và bay trong khoảng 2 tuần. Trong quá trình cháu bị bệnh, do tôi tiếp xúc với cháu, nên sau khoảng 14-15 ngày, tôi bị lây thủy đậu.

– Chị có thể mô tả đôi chút các triệu chứng bệnh của mình?

Tôi cũng đau đầu, mệt, người hâm hấp sốt, đi làm thấy khó chịu. 2 ngày sau đó, tôi thấy xuất hiện 2-3 nốt phỏng ở bụng, các nốt này như những cái mụn mọng nước rất ngứa. Tôi không đi khám mà gọi điện cho 1 bác sĩ quen tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bác sĩ khuyên tôi uống vitamin C giúp tăng sức đề kháng, và uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và bôi thuốc xanh metilen. Tôi mua 1 tuýp thuốc xanh metilen về dùng thử thì thấy rất tốt.

– Như vậy là khi xuất hiện những nốt thủy đậu đầu tiên, chị đã áp dụng ngay cách chữa mà bác sĩ tư vấn? Kết quả cụ thể như thế nào, thưa chị?


Ngay khi tôi bôi vào những vết phỏng thì thấy các nốt mụn nước này se lại, khô mau, cảm giác như có một lớp màng dính vào nốt phỏng khiến mụn không to lên và không ngứa nữa. Cảm giác đó rất rõ ràng, khác hẳn khi chưa bôi. Lúc mới bị, chỗ nào có mụn là tôi ngứa lắm nhưng sau khi bôi xanh metilen da mát luôn và hết ngứa. Trong khi bôi, tôi dùng đều vitamin C và thuốc tăng sức đề kháng, kết hợp ăn nhiều hoa quả, rau xanh và thịt nạc. Tôi bôi xanh metilen 3-4 ngày là khỏi bệnh. Sau 4-5 ngày, các nốt phỏng nước lành và tôi đi làm trở lại bình thường. Sản phẩm này hiệu quả rất nhanh làm tôi cứ tiếc là không biết sớm để điều trị cho con, để mụn của cháu lên chi chít toàn thân phải đến 15-20 ngày mới khỏi.

6 sai lầm tai hại khi phòng trị bệnh thủy đậu

Nhiều người sai lầm khi dùng gốc rạ để trị bệnh trái rạ [thủy đậu], kiêng nước kiêng gió, chỉ chích ngừa một mũi văcxin cho trẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết bệnh thủy đậu đang vào mùa ở phía Nam và sẽ tăng nhanh đến tháng 4-5 theo chu kỳ. Để phòng và trị bệnh hiệu quả, bác sĩ Khanh đúc kết 6 sai lầm hiện nay nhiều người mắc phải, khiến cho thủy đậu dễ lây lan ra môi trường hoặc biến chứng nặng hơn.

1. Chỉ phòng ngừa khi người xung quanh có triệu chứng rõ ràng

Thủy đậu lây nhanh vì khả năng phát tán virus môi trường xung quanh ngay từ khi người bệnh chưa nổi bỏng nước. Khi các nốt bỏng nước đã khô, virus vẫn phát tán qua đường hô hấp trong vòng 3 tuần. Thường mọi người chỉ có tâm lý phòng bệnh trong giai đoạn người thân đang có biểu hiện rõ ràng.

2. Tiêm ngừa văcxin không đủ 2 mũi cho trẻ

Theo bác sĩ Khanh, mô hình bệnh đang thay đổi. Trước đây thủy đậu thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học đến 10 tuổi. Hiện nhiều người trên 20 tuổi mắc bệnh do chưa chích ngừa và lây ngược lại cho trẻ nhỏ nếu không biết cách phòng ngừa và cách ly. Nhiều bà mẹ mắc bệnh đã lây cho con mới sinh. Không ít trẻ mắc bệnh dù đã tiêm ngừa văcxin một lần.

Ở những nước phát triển, thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, miễn dịch cộng đồng ở mức cao nên chỉ chích ngừa một mũi đã đảm bảo phòng bệnh. Ở Việt Nam, tỷ lệ người tiêm ngừa trong cộng đồng ở mức thấp nên nhiều trẻ chích ngừa một mũi văcxin vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Nên chích 2 mũi, mũi 1 lúc trẻ 12 tháng tuổi và mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng để đảm bảo miễn dịch. Việc tiêm nhắc lại rất cần thiết, nhất là khi xung quanh có nhiều người mắc bệnh.

Trẻ điều trị bệnh thủy đậu

3. Không chích ngừa trước khi mang thai

Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mắc thủy đậu có thể gây hậu quả cho thai nhi như chậm phát triển, sẹo sau sinh, đục thủy tinh thể, sảy thai… Phụ nữ chuẩn bị có gia đình, đang độ tuổi sinh sản, có ý định mang thai cần chích ngừa trước khi mang thai 1-2 tháng. Sau sinh cần chủ động chích ngừa cho trẻ theo lịch. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể chích ngừa bình thường.

4. Chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị không kịp thời

Thủy đậu là bệnh chỉ bị một lần trong đời. Bệnh dễ bị chẩn đoán lầm sang nhiễm trùng da, virus herpes… Đặc tính của thủy đậu là nổi rất nhanh, trong vài giờ đã xuất hiện mụn nước rải rác khắp người, ít khu trú vùng nào.

5. Kiêng nước, trùm kín

Không ít người cho rằng người bệnh thủy đậu nên kiêng nước, kiêng gió, trùm kín. Quan điểm này rất sai lầm vì càng gây đổ mồ hôi, ngứa, vỡ bỏng nước, dễ nhiễm trùng vết rạ, nhiễm trùng da, để lại sẹo…

6. Trị bệnh bằng gốc rạ

“Những nốt đỏ của bệnh thủy đậu giống với chân rạ nên dân gian gọi là bệnh trái rạ. Do đó nhiều người tắm gốc rạ, uống nước rạ vì nghĩ sẽ giải quyết được bệnh”, bác sĩ Khanh cho biết. Thực tế tắm bằng gốc rạ dễ gây ngứa, nhiễm trùng da. Đốt gốc rạ uống có thể gây ngộ độc.

Đánh giá 10 cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh khỏi nhất 9/10 dựa trên 66898 đánh giá.

Video liên quan

Chủ Đề